Trong phát triển nông nghiệp bền vững yếu tố hệ sinh thái đóng vai trò rất quan trọng. Tính đa dạng sinh học trong hệ sinh thái nông nghiệp cũng như những cách thức thực hành trên khu vực canh tác luôn được chú trọng. Đứng trước thực trạng ô nhiễm môi trường và canh tác nông nghiệp thiếu bền vững, hệ sinh thái nông nghiệp phải đối diện với nhiều khó khăn và thách thức. Vậy làm thế nào để phát triển HST nông nghiệp một cách bền vững? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau của Đặng Gia Trang nhé!
1/ Hệ sinh thái nông nghiệp là gì?
Hệ sinh thái nông nghiệp là hệ sinh thái do con người tạo ra và duy trì trên cơ sở các quy luật khách quan của hệ sinh thái (HST), là các đơn vị sản xuất nông nghiệp, là các hệ sinh thái nhân tạo do lao động của con người tạo ra. HST NN là đối tượng hoạt động nông nghiệp nhằm sản xuất lương thực, thực phẩm.
Về cơ bản, hệ sinh thái nông nghiệp là một hệ sinh thái tương đối đơn giản về thành phần và đồng nhất về cấu trúc. Hay nói cách khác HST NN được duy trì trong sự tác động thường xuyên của con người. Và để duy trì hệ sinh thái theo hướng có lợi thì con người cần phải đấu tranh thường xuyên với thiên nhiên, nếu không quá trình của hệ sinh thái tự nhiên sẽ diễn ra theo chiều hướng ngược lại.
Hệ sinh thái nông nghiệp bao gồm:
+ Hệ sinh thái tự nhiên gồm rừng, đồng cỏ, sông hồ, biển
+ Hệ sinh thái khu đô thị, khu công nghiệp
+ Hệ sinh thái nông nghiệp ruộng đất, trang trại, làng xóm, nương rẫy
Giữa ba hệ sinh thái này có mối quan hệ trao đổi chất và năng lượng với nhau. Trong đó hệ sinh thái nông nghiệp được hình thành từ nhiều hệ phụ khác như hệ đồng ruộng, hệ dân cư hay đồng cỏ, ao cá…. Chiếm phần lớn là hệ sinh thái nông nghiệp đồng ruộng.
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa hệ sinh thái đồng ruộng với hệ sinh thái nông nghiệp. Nhưng thực tế hệ sinh thái đồng ruộng chỉ là một bộ phận trong HST NN.
Đặc biệt, hệ sinh thái nông nghiệp là một hệ sinh thái nhân tạo nên có tính đa dạng thấp hơn, có tính ổn định thấp hơn hệ sinh thái tự nhiên, có chuỗi thức ăn ngắn hơn HST tự nhiên nhưng lại có năng suất cao hơn HST tự nhiên. HST nông nghiệp có năng suất cao là vì ở HST nông nghiệp được con người bổ sung nguồn vật chất và năng lượng nên tốc độ chuyển hóa vật chất cao hơn hệ tự nhiên nhiều lần.
2/ Đặc điểm chung của hệ sinh thái nông nghiệp
- Hệ sinh thái nông nghiệp thuộc hệ sinh thái nhân tạo, nhưng được xác lập ở điều kiện tự nhiên nên không có ranh giới rõ ràng. Tiêu chí để phân biệt giữa chúng là sự tác động của con người. Có nghĩa là con người tác động lên hệ sinh thái nhằm làm khác đi quá trình tự nhiên của hệ để chuyển biến theo mục đích của con người.
- Trong quá trình hình thành và phát triển hệ sinh thái, cơ chế có sự thay đổi ở các mức, tạo nên phần dư thừa tích lũy năng lượng, điều này còn được gọi là sinh khối.
- Mục đích của hệ sinh thái tự nhiên là kéo dài sự sống của các cộng đồng sinh vật. Trong khi HST NN chủ yếu cung cấp cho con người những sản phẩm là cây trồng và vật nuôi. Chu trình vật chất không được khép kín do khối lượng sinh khối của từng cây trồng vật nuôi bị con người lấy đi theo từng mùa vụ.
3/ Phát triển hệ sinh thái nông nghiệp một cách bền vững
Trong phát triển nông nghiệp bền vững luôn có phát triển hệ sinh thái. Nhằm mục đích tạo ra năng xuất kinh thế nên đối tượng chính của hệ sinh thái nông nghiệp bền vững chủ yếu là các thành phần cây trồng và vật nuôi. Trong đó, dựa vào tri thức và vốn đầu tư, con người giữ HST NN ở mức phù hợp để có thể thu được năng suất cao nhất trong điều kiện cụ thể.
Trong quá trình phát triển nông nghiệp bền vững yếu tố con người đóng vai trò quan trọng là thành viên quan trọng nhất đối với các nền sản xuất nông nghiệp. Bởi con người giữ vai trò chủ động, dựa trên trình độ hiểu biết, trí tuệ của mình còn người có thể lựa chọn những công đoạn phù hợp với lợi ích của mình. Để tạo ra những sản phẩm thỏa mãn nhu cầu cho thế hệ hiện tại, mà còn phải nghĩ đến lợi ích của các thế hệ tương lai.
Về bản chất của hệ sinh thái bền vững là hệ thống các thành phần cây trồng vật nuôi có quan hệ tương tác nhân quả với nhau. Vì thế, sự thay đổi này dẫn đến sự thay đổi khác, nên khi nghiên cứu HST NN cần đặt nó theo đúng nguyên lý hoạt động của hệ thống.
Cũng như quy luật phát triển của hệ sinh thái, môi trường sinh thái cũng được quan tâm đầu tư và bảo vệ một cách cẩn trọng. Theo đó, thiết lập nền nông nghiệp bền vững là thiết lập một hệ thống bền vững về mặt sinh thái, để có tiềm lực kinh tế và có khả năng đáp ứng nhu cầu của con người đi đôi với bảo vệ môi trường.
Theo đó để phát triển hệ sinh thái nông nghiệp một cách bền vững cần đảm bảo các nguyên tắc cơ bản như bảo vệ môi trường, đảm bảo năng suất ổn định. Không phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài cũng như các vật tư, kỹ thuật nhập ngoại.
Đặc biệt trong phát triển nông nghiệp bền vững cần mô phỏng theo các kiểu của hệ sinh thái tự nhiên như các hình thức luân canh, xen canh, thực hiện đa dạng sinh học với các nội dung… Theo đó,thực hiện đa dạng sinh học cũng là thực hiện đa dạng nguồn thu cho nông dân.
Và để làm được điều này thì cần phải thực hiện các phương thức đa canh tác, xen canh, luân canh, lai tạo giống mới kết hợp với giống cũ, trồng trọt theo phương thức nông – lâm kết hợp…. Bên cạnh đó việc bảo tồn và giữ gìn các loài sinh vật khác trong hệ như tôm, cua, cá cũng hết sức cần thiết.
*Xem thêm:
- Hiểu về phân bón hữu cơ
- Đất trồng bị thoái hóa: thực trạng, nguyên nhân và giải pháp
- 9 loại cây trồng giúp cải tạo đất hiệu quả
- Lợi ích trăm bề từ phát triển nông nghiệp hữu cơ