Kỹ thuật trồng dưa lưới cho trang trại chuẩn nhất

1810 lượt xem

Để có những trái dưa lưới vừa ngon ngọt, “big size” lại vừa an toàn, dễ chăm sóc là điều không hề khó. Nếu bạn là người không chuyên vẫn có thể làm được. Chỉ cần nắm kỹ thuật trồng dưa lưới SFARM sắp chia sẻ dưới đây, thì chuyện cho ra những trái dưa lưới xinh xắn, ngọt lịm, tròn trịa, nặng kí là điều tất yếu thôi.

1/ Chọn giống

Đầu tiên quan trọng nhất là khâu chọn giống dưa lưới. Bởi các hạt giống rẻ tiền, không chính thống thường chất lượng rất kém, không ổn định. Bạn có thể chọn giống dưa lưới TaKi được các chuyên gia và người tiêu dùng đánh giá rất tốt bởi chất lượng thơm ngon, độ ngọt và giòn đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Dưa lưới Taki cũng là loại dưa được đa số các nông trại chọn lựa để xuất khẩu đi Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Đông…Có thể nói đây là loại dưa lưới ngon nhất hiện nay.

kỹ thuật chọn giống dưa lưới

2/ Làm đất/chọn giá thể trồng

Nếu bạn trồng thủy canh, khâu chọn giá thể cũng góp phần không kém để cho ra những trái dưa lưới nặng kí, ngọt lịm. Giá thể trồng dưa lưới cần tơi xốp và được giữ ẩm. Nên bổ sung thêm phân ở các giai đoạn phát triển của dưa lưới để cây không bị còi cọc, ra quả nhiều hơn và quả ngọt hơn.

Có rất nhiều công thức phối trộn giá thế, SFARM đã tổng hợp từ các trang trại có kỹ thuật trồng dưa lưới chuyên nghiệp, bạn có thể tham khảo tỷ lệ giá thể như sau: 7 xơ dừa: 2 phân trùn quế: 1 tro trấu. Nếu bạn chọn 1 công thức phù hợp thì cây dưa lưới sẽ hấp thụ dinh dưỡng dễ dàng và tối đa.

Làm đất là khâu quan trọng thứ 2, nếu bạn trồng ở nhà cần làm đất kĩ, đất phải giàu dinh dưỡng, bổ sung phân hữu cơ – organic – phân trùn quế, bón lót trước khi trồng. Mục đích của việc bón phân trùn quế giúp cây hấp thụ dinh dưỡng hiệu quả hơn, cải tạo lớp đất nền và ngoài ra cung cấp các chất cần thiết như Canxi, Magie, Bo…bởi nếu làm không kĩ, dùng đất cũ trồng nhiều vụ sẽ làm ảnh hưởng đến bộ rễ không lấy đủ dinh dưỡng để nuôi cây phát triển. Trong khi dưa lưới đòi hỏi lượng dinh dưỡng rất cao. Ngoài ra cần xử lý đất bằng cách rắc vôi bột, phơi nắng và tricodema để ngừa nấm trong đất ngay từ đầu và phun phòng ngừa định kì về sau.

3/ Chăm sóc dưa lưới

Để cây đơm hoa kết quả như mong muốn, bên cạnh việc tưới nước hàng ngày, bạn phải bỏ khá nhiều công sức. Bạn cần lưu ý thêm khi chăm sóc các công đoạn sau:

– Thụ phấn:

Nếu không có ong, bướm thì bạn phải tự thụ phấn cho cây có thể sử dụng nhụy hoa đực để thụ phấn cho hoa cái. Bạn nên thụ phấn cho cây vào buổi sáng, tầm 7 – 8 giờ. Ta nên cẩn thận buộc túi để đề phòng ong châm, làm hỏng quá trình thụ phấn. Tích cực thụ phấn cho hoa cái giúp tỉ lệ có quả nhiều hơn. Cuối cùng ngắt bỏ hết các noãn yếu và chỉ để lại nuôi một noãn khỏe nhất. Sau khi thụ phấn khoảng 7 – 20 ngày tùy giống dưa sẽ ra quả.

Dưa có xu hướng ra hoa cái trên các nhánh phụ, có thể thụ phấn cho vài quả sau đó tuyển 1 trái được thụ phấn đều tròn, không đèo đụt móp méo thì giữ lại. Sau khi lựa trái, tuyển được trái để nuôi rồi các bạn cần bọc quả để tránh bị ruồi chích. Bạn có thể dùng túi vải nông nghiệp hoặc sáng chế ra những loại túi khác tùy điều kiện thực tế. Nhớ để chừa 1 phần cho quả tiếp tục lớn chứ đừng bọc kĩ quá

Thụ phấn dưa lưới– Ngắt ngọn:

Nếu bạn là người trồng thùng xốp, nhà phố hoặc trồng bầu trong nhà màng, nhà lưới tưới nhỏ giọt thì bắt buộc phải bấm ngọn để cây có thể tập trung dinh dưỡng nuôi quả. Còn trường hợp, bạn có diện tích đất canh tác rộng, đủ để cho dưa lưới không cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng, thì bạn có thể không ngắt ngọn. Tuy nhiên bạn phải đảm bảo rằng dưa lưới sẽ hấp thụ đủ dinh dưỡng để nuôi đồng thời cả ngọn và quả. Như vậy trái mới to, nặng, đảm bảo độ ngọt đồng đều. Điều này thường các bạn sẽ khó kiểm soát, khó làm hơn. Nên ngắt ngọn là biện pháp bạn cần tiến hành và nên làm lúc nào?

Không nên bấm ngọn sau một thời gian phân nhánh, vì lúc này cây còn non làm sao có thể phát triển tốt khi bạn đã vặt hết ngọn, cành…Khi cây đã đậu quả thì bắt đầu ngắt hết những nhánh phụ của cây. Thông thường, một cây dưa lưới chỉ nên để khoảng 25 lá để tập trung dinh dưỡng nuôi quả. Khi cây bắt đầu ra được 4-5 lá, lúc này bạn cần làm giàn cho cây leo. Nên nhớ giàn phải đủ chắc và vì dưa lưới khá nặng nên bạn không nên để cây đậu quá nhiều quả, chỉ nên giữ lại 2-3 quả để cây tập trung nuôi dưỡng mà thôi.

kỹ thuật ngắt ngọn dưa lưới– Tưới nước:

Vấn đề nữa là lượng nước tưới cho cây cần vừa phải, giống dưa họ bầu bí rất ưa nước, nếu tưới nhiều thì trái rất to nhưng độ ngọt sẽ giảm. Do vậy thường gần đến ngày thu thì nên giảm tưới, nhìn cây có thể héo rũ ra nhưng sẽ tạo đường tốt. Bạn nên lưu ý những ngày gần thu hoạch nên giảm/ngưng tưới sẽ rất tốt để tạo độ brix cho dưa lưới.

kỹ thuật trồng dưa lưới

– Bón phân:

Dưa lưới đòi hỏi lượng dinh dưỡng cao. Nếu trồng đất các bạn có thể dùng phân hạt (NPK) để tưới. Còn trồng giá thể tưới nhỏ giọt thì nên dùng phân tan. Dùng phân hạt pha vào nước ngâm lâu ngày rồi tưới dần kết hợp bổ sung trùn quế là phương pháp được nhiều người sử dụng nhất.

Thời điểm khi cây được 4-5 lá bạn cần bón thêm kali, đạm, phủ xơ dừa để giữ ẩm và tránh xói mòn đất. Tính từ ngày cây ra quả, bạn cần tưới phân NPK hàng tuần, bón thêm đạm và kali trước khi thu hoạch 15 ngày.

Trước thu hoạch một tuần, các bạn có thể bổ sung thêm phân kali vào bồn dinh dưỡng để tăng độ ngọt cho trái.

Ngoài ra, để trồng dưa lưới ra quả chất lượng có thể bón tăng cường phân hữu cơ – phân trùn quế. Hạn chế bón bánh dầu vì công đoạn ủ bánh dầu phát mùi rất thối dễ làm ảnh hưởng đến hàng xóm, ngoài ra bánh dầu ngọt bón vào dưa sẽ dụ kiến tha rệp lên gây hại cho dưa rất nặng. Sử dụng phân trùn quế, vừa an toàn, tiết kiệm chi phí, không có mùi hôi mà còn không cần ủ hoai hay xử lý gì cả, dưa lưới có thể hấp thụ ngay các dinh dưỡng cần thiết.

phân hữu cơ – phân trùn quế cho dưa lướiKỹ thuật trồng dưa lưới với phân trùn quế

Đọc kỹ hơn: Cách bón phân cho cây dưa lưới xanh tốt, quả ngọt lịm

4/ Thu hoạch dưa lưới

Sau khoảng 60 – 80 ngày trồng thì dưa lưới bắt đầu có màu trắng ngà hoặc vàng, gân lưới xuất hiện rõ là lúc bạn đã có thể thu hoạch được rồi. Nếu bạn thu hoạch sớm hay muộn quá thì cũng không tốt bằng thu hoạch đúng độ chín, bởi thu hoạch đúng lúc sẽ giữ được độ ngọt, màu sắc, trọng lượng của quả giúp trái tươi không quá non hay quá già, bảo quản được lâu hơn.

Ngoài các yếu tố trên cũng nên phòng trừ sâu bệnh hại cho dưa lưới. Côn trùng gây hại là bọ trĩ, bọ phấn phổ biến nhất đối với dưa, chúng thường chích hút đọt non làm suy kiệt sự sống của cây. Phòng ngừa cái này khá đơn giản bởi với 1 số giống dưa lưới kháng thì nó có khả năng chống chịu tốt, tuy nhiên phòng vẫn tốt hơn chữa, nếu trồng ít ở nhà cần quan sát thường xuyên, nếu có loại bỏ ngay bằng tay. Còn trồng nhà vườn thường sử dụng các loại bẫy dính để bắt côn trùng.

Thu hoạch dưa lưới

Trên đây là vài lưu ý cơ bản nhất đối với người trồng dưa lưới. Bạn thấy đấy, kỹ thuật trồng dưa lưới ngon ngọt, an toàn không hề khó một chút nào, nếu bạn biết những mẹo này rồi thì mọi chuyện sẽ đơn giản hơn. Chúc bạn thành công từ hôm nay!

*Xem thêm:

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
5/5 - (21 bình chọn)