Lịch bón phân cho mai vàng từng tháng, cách bón để mai nở đúng Tết

1394 lượt xem

Bạn chưa biết bón phân cho mai vàng vào thời điểm nào và cách bón phân ra làm sao? Hãy để SFARM chia sẻ lịch bón phân cho mai vàng từng tháng, cách bón phân và loại phân hữu cơ phù hợp cho hoa mai nở đúng Tết trong bài viết sau đây, xem ngay nhé!

Lịch bón phân cho mai vàng theo từng tháng

Lịch bón phân cho mai vàng có thể chia làm 2 giai đoạn như sau:

Giai đoạn phục hồi và tăng trưởng từ tháng 1 đến tháng 6 âm lịch

– Sau Tết: Bà con đặt chậu mai ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp vì sẽ làm cây bị cháy lá. Sau đó, cắt tỉa hết hoa và trái, giữ lại ít lá non cho cây phục hồi.

– Đến khoảng 15/1 âm lịch: Nếu cây tốt trở lại, bà con tiến hành thu tàn, cắt ngắn 30% cành dài và thay đất mới. Bón phân hữu cơ hoai mục như phân đạm cá, bánh dầu nước,… kết hợp với các loại phân hóa học giàu đạm như phân NPK 30-15-10, phân NPK 30-10-10,… để cây phát triển tốt nhất. Bên cạnh đó, bà con có thể bổ sung thêm phân bón hữu cơ để bón phân cho mai vàng.

– Đến khoảng tháng 6, tháng 7 âm lịch: Trong giai đoạn này cần giảm lượng phân đạm khi bón phân cho mai vàng. Tiến hành xới nhẹ lớp đất mặt, rồi trộn phân hữu cơ chung với phân lân vi sinh, rồi lấp đất lại để chồi nách hình thành nụ hoa tốt, nở đẹp vào năm sau.

Giai đoạn hình thành và phát triển nụ hoa (tháng 7 đến tháng 10 âm lịch)

Giai đoạn này, cây ngừng sinh trưởng, lá già và nụ hoa bắt đầu phát triển, nhưng dễ gặp mưa dầm, độ ẩm cao gây nấm mốc, rêu và úng nước. Bà con cần thường xuyên kiểm tra chậu để xử lý kịp thời và cố gắng giữ cho lá mai xanh tốt giúp cho quá trình quang hợp của cây hiệu quả, giúp nụ phát triển đầy đủ và hoa nở đồng loạt vào ngày Tết. 

Với những cây mai lá đã già, nhưng nụ vẫn còn hơi nhỏ so với bình thường thì đây là những cây có thể không nở hoa kịp tết. Lúc này, bà con tiến hành bón phân cho mai vàng bằng phân 10-55-10, 6-30-30,… sử dụng định kỳ 15 – 20 ngày/ lần.

Nếu lá mai vàng úa rơi rụng, nụ đã khá to thì hoa dễ nở sớm. Bà con cần kìm hãm cho hoa nở trễ bằng cách bón phân cho mai vàng có hàm lượng đạm cao như phân urê, 30-10-10,… tưới phân định kỳ 15-20 ngày/lần. 

Lưu ý: Pha phân bón loãng chỉ khoảng ½ liều lượng khuyến cáo trên bao bì và 2 tuần dùng 1 lần là được.

Từ giữa tháng 10 đến cuối tháng 11 âm lịch

Đây là thời điểm bà nên bón thúc cho mai và dùng loại phân bón vô cơ có hàm lượng lân và kali cao sẽ có tác dụng tốt nhất, sử dụng định kỳ 7 ngày/lần. Bên cạnh đó, bà con có thể kết hợp sử dụng các loại phân bón hữu cơ như phân trùn quế,… để bón phân cho mai vàng.

Thời điểm đầu tháng Chạp

Đầu tháng 12 âm lịch, bà con cần bón phân cho mai vàng, tưới nước và lặt lá mai. Thời điểm lặt lá quyết định quan trọng đến hoa mai có nở đúng Tết hay không. Chẳng hạn nếu khoảng mùng 7 – 12 âm lịch, bà con thấy lá mai có vẻ úa, nụ hoa cái lớn có khả năng sẽ bung vỏ lụa và nở trong 3 – 4 ngày tới, thì lặt lá mai vào ngày 18 – 20, đồng thời ngưng tưới nước ngày hôm đó.

Nếu thấy mai có dấu hiệu nở sớm thì bà con có thể dùng vải đen trùm cây mai lại. Dùng kéo để tỉa bớt những lá non nếu thấy cây có biểu hiện ra nhiều lá. Đến khoảng 23 tháng 12 âm lịch, gỡ màn che và để cây phát triển bình thường. Đến giai đoạn này không cần tỉa lá non nữa.

Lịch bón phân cho mai vàng theo từng tháng
Lịch bón phân cho mai vàng theo từng tháng

Kỹ thuật trồng và nhân giống cây hoa mai vàng

Thời vụ trồng cây mai vàng

Mai vàng có thể trồng quanh năm, nhưng thời điểm tốt nhất là gieo hạt vào tháng 2 âm lịch khi hạt vừa chín, không cần xử lý hay bảo quản.

Với mai trồng chậu, bà con nên chọn từ cuối tháng 10 âm lịch năm trước đến tháng 2 âm lịch năm sau. Đây là giai đoạn cây dễ hình thành mô sẹo và mọc chồi mới.

Cây mai vàng cần nhận đủ ánh sáng, ít nhất 6 tiếng/ngày. Thiếu ánh sáng sẽ khiến cây phát triển yếu, ra ít hoa hoặc không ra hoa. Mai vàng ưa khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ lý tưởng là 25-30°C. Cây chịu được nhiệt độ cao nhưng phát triển kém khi dưới 10°C.

Đất trồng mai

Cây mai vàng không kén đất, bà con có thể trồng mai ở đất thịt, đất cát pha, đất sét pha, đất phù sa, đất đỏ bazan… Nhưng khi trồng chậu để tránh cây bị úng nước, bà con cần phối trộn với các loại giá thể tơi xốp giúp thoáng khí, giữ ẩm và thoát nước tốt như mụn dừa, trấu hun, đá perlite,…

Nhưng để tiện lợi trong quá trình sử dụng, không cần phải mất thời gian quá nhiều để phối trộn phức tạp, bà con có thể sử dụng các loại đất sạch trồng mai chuyên dụng như đất trồng hoa kiểng SFARM, đất sạch Tribat chuyên cho cây mai,…

Tiến hành trồng hoặc nhân giống

Cây mai vàng được nhân giống bằng các phương pháp gieo hạt, ghép cành, giâm cành và chiết cành.

Gieo hạt cây mai vàng

Bà con có thể gieo hạt vào tháng 2 hoặc vào cuối tháng 9, nếu gieo hạt vào tháng 9 thì từ tháng 5 – 6 bà con phải thu hái hạt tốt. Giá thể để ươm trồng hạt mai vàng trộn theo tỷ lệ 3 đất sạch : 3 phân trùn quế : 2 mụn dừa : 2 trấu hun hoặc bà con có thể tham khảo giá thể ươm giống SFARM được phối trộn sẵn từ các nguyên liệu hữu cơ thiết yếu cho giai đoạn ươm hạt và tiện lợi cho bà con sử dụng.

Nhân giống bằng phương pháp gieo hạt mai vàng
Nhân giống bằng phương pháp gieo hạt mai vàng

Ghép cành

Ghép cành là phương pháp nhân giống mai vàng phổ biến và hiệu quả. Bà con chọn chồi ghép từ cây giống tốt, sau đó ghép vào cây đào hoặc mận. Thời điểm ghép lý tưởng nhất là vào tháng 8 – 9.

Khi ghép, chọn cành chồi khỏe, đã sinh trưởng hơn 1 năm, bóc vỏ chồi. Cây mận hoặc đào cao trên 10cm sẽ làm gốc ghép. Bà con tiến hành bổ vỏ cây thành hình chữ T, cắt mảnh ghép rồi cắm vào và buộc chặt.

Sau 30 ngày, tháo dây buộc ra. Nếu chồi ghép vẫn còn màu xanh, ghép đã thành công. Nếu chồi khô, cần ghép lại. Nếu thành công, cần che chắn cây ghép khỏi ánh nắng trực tiếp và gió lạnh mùa đông. Vào mùa xuân, cắt ngọn chồi ghép cách chỗ ghép 1cm để thúc đẩy sự sinh trưởng.

Giâm cành

Giâm cành là phương pháp nhân giống cây mai đơn giản, dễ làm. Thời gian thích hợp để giâm cành vào đầu xuân và cuối thu:

– Đầu tiên, bà con chọn cành khỏe mọc 1 năm, cắt cành dài 12cm – 15cm làm cành giâm, sau đó ngâm trong phân bón giúp kích rễ trong 15 phút.

– Sau đó cắm thẳng vào đất ẩm hoặc giá thể ươm giống SFARM, lấp đất lại, phía trên chỉ để 1 chồi cao khoảng 23cm lộ ra khỏi mặt đất. Sau khi cắm cành thì tưới nước đẫm, chú ý che bóng không để mặt trời chiếu trực tiếp.

Chú ý: Mùa đông, bà con nên che chắn, giữ ẩm cho cây. Đến mùa xuân năm thứ 3 mới có thể đem trồng vào chậu. Tỷ lệ sống của cành giâm phụ thuộc khá nhiều theo loài mai, như tỷ lệ sống của mai hoa trắng cao hơn các loài khác, các loài khác có tỷ lệ sống cao nhất là 30%.

Chiết cành

So với giâm cành thì phương pháp chiết cành đơn giản hơn, tỷ lệ sống cao hơn. Chiết cành cây mai vàng thường được tiến hành vào mùa xuân. Bà con cần chọn cành cây mọc 1 – 2 năm, nén đất vào vết cắt cành.

Khi chiết, mọi người cần chú ý bảo đảm đất đủ ẩm ở chỗ cắt vòng, không được quá ướt. Nếu bà con chiết cành cây mai vàng vào mùa xuân, thì thông thường mùa hè cành chiết sẽ ra rễ.

Loại phân bón cho cây mai vàng

Bón lót phân hữu cơ với tác dụng làm tăng độ tơi xốp đất, tạo chất đệm, ổn định độ chua của đất làm tăng hiệu quả của phân vô cơ, giữ ẩm tốt và tăng độ phì nhiêu, giúp hệ rễ mai sinh trưởng và phát triển mạnh.

Hay các loại phân hỗn hợp như: NPK 16-16-8+TE, NPK 20-20-15+TE và NPK 20-16-8+TE,… phù hợp để bón phân cho mai vàng.

Ngoài ra, bà con có thể tham khảo thêm đất trồng hoa kiểng SFARM với nguyên liệu 100% hữu cơ an toàn cho cây trồng và không cần phối trộn giúp bà con tiện dụng, tiết kiệm thời gian trong quá trình bón phân cho mai vàng.

SFARM - đơn vị cung cấp sỉ đất trồng hoa kiểng chất lượng
SFARM – đơn vị cung cấp sỉ đất trồng hoa kiểng chất lượng

Cách bón phân cho mai vàng đúng kỹ thuật

Mai trồng trên vườn

Bón lót

Bà con sử dụng phân chuồng đã qua ủ khoảng 5-10 kg/gốc + vôi bột khoảng 200-300 gr/gốc + 50-100 gram phân lân. Toàn bộ lượng phân này được trộn đều trong hố (hoặc rãnh) trước khi bón phân cho mai vàng.

Bón thúc

  • Sau khi trồng 10-15 ngày, mai sẽ bắt đầu ra rễ mới: Bà con pha loãng 50-100g phân NPK 20-20-15+TE với 10-15 lít nước, tưới 20-30 ngày/lần. 
  • Khi mai đã lớn: Bà con dùng NPK 20-20-15+TE hoặc NPK 16-12-8-11+TE để bón phân cho mai vàng, lượng phân khoảng 20-50g/gốc, bón cách nhau 1-2 tháng.
  • Khi mai đã ổn định và ra hoa đều: Hằng năm, bà con bón thêm phân hữu cơ từ 5-10kg/gốc, vào các thời điểm: sau khi tàn hoa, sau khi tỉa cành, trước khi mai nở hoa khoảng 1-1,5 tháng, đầu và giữa mùa mưa. Phân bón phải rải theo hốc hoặc rãnh sâu 5-7 cm xung quanh tàn lá cây. Sau đó, lấp đất lại, giữ ẩm vào mùa khô và thoáng gốc vào mùa mưa.

Mai trồng trong chậu

Tùy vào kích thước chậu mà lượng phân bón có thể từ 20-50g/chậu, riêng với chậu lớn và cây mai già bà con có thể bón 50-80g/chậu. Tiếp đến, bà con tạo rãnh sâu 3-5 cm xung quanh chậu, rải phân đều, lấp đất, tưới đủ ẩm và lưu ý tránh làm đứt rễ để tránh bệnh. Hàng năm, đầu mùa mưa, bà con nên thay đất mới hoặc bổ sung 2-3 kg phân hữu cơ đã hoai mục.

Sử dụng phân bón lá: Ngoài việc bón phân cho mai vàng qua đất, thì phân bón lá cũng có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sinh trưởng và phát triển, bổ sung các chất dinh dưỡng thiếu hụt trong đất, kích thích ra rễ, ra lá, ra hoa theo ý muốn của người chơi mai.

Dùng phân bón lá cho mai vàng giúp kích thích ra rễ, lá và hoa
Dùng phân bón lá cho mai vàng giúp kích thích ra rễ, lá và hoa

Câu hỏi thường gặp về bón phân cho mai vàng

Chắc hẳn bà con sẽ có những thắc mắc trong quá trình bón phân cho mai vàng. SFARM xin giải đáp một số câu hỏi thường gặp về cách bón phân cho mai vàng dưới đây:

Bón phân gì cho cây mai mập cành?

Để giúp cho cây mai mập cành, dày lá, không đâm tước thì nên dùng các loại phân như phân DAP, NPK 16-16-8+TE hay loại phân NPK 16-12-8-11 cũng được nhiều người chơi mai ưa chuộng.

Bón phân cho mai vàng bằng phân DAP để giúp cây mai mập cành
Bón phân cho mai vàng bằng phân DAP để giúp cây mai mập cành

Mùa mưa bón phân gì cho mai vàng?

Giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 4, lúc này sẽ là khoảng đầu mùa mưa, mai cũng bắt đầu sinh trưởng và phát triển mạnh, bà con có thể dùng phân NPK 30-10-10 và một ít phân lân để bón phân cho mai vàng.

Cách bón phân hữu cơ cho cây mai?

Bón lót cho cây: Sử dụng 5-10kg phân chuồng đã ủ cho 1 gốc, vôi bột 200-300g/gốc và 50-100g phân lân. Trước khi bón phân hữu cơ cần phải trộn toàn bộ lượng phân này trong hố.

Bón thúc: 

  • Sau khi trồng từ 1-15 ngày, cây bắt đầu ra rễ: Bón phân NPK tỉ lệ 2:2:1.5 và phân đầu trâu pha loãng tưới cho cây. Lượng phân sử dụng 50-100gr/10-15 lít nước, từ 20-30 ngày tưới 1 lần.
  • Khi mai lớn: Tăng dần lượng phân bón và khoảng cách các lần bón, nên sử dụng phân NPK 20-20-15+TE hoặc NPK 16-12-8-11+TE mỗi năm bón 3-4 lần.
  • Khi gốc mai đã ổn định: Bổ sung phân hữu cơ khoảng 5-10kg/gốc mỗi năm, chia ra 4 đợt là sau Tết, cắt cành, đầu mùa mưa, giữa mùa mưa và trước khi hoa nở 1-1.5 tháng.

Qua bài viết trên, SFARM Blog đã chia sẻ đến bà con lịch bón phân cho mai vàng từng tháng, kỹ thuật trồng và nhân giống, cách bón phân cho mai vàng đúng kỹ thuật để hoa ra đúng ngày Tết. Hy vọng với những thông tin mà SFARM cung cấp sẽ giúp bà con có thêm thông tin hữu ích về cách bón phân cho mai vàng nhé!

Xem thêm:

SFARM – Đặng Gia Trang vinh hạnh là nhà cung cấp tin cậy các sản phẩm vật tư nông nghiệp theo hướng hữu cơ, sinh học của hơn 1500 đại lý, cửa hàng trên toàn quốc. Mời quý Khách hàng liên hệ thông tin sau để đội ngũ SFARM có thể nhanh chóng hỗ trợ:

Website: https://sfarm.vn/

Hotline: 0902652099

Zalo: CSKH SFARM – 0902652099

 

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết