Vi Khuẩn Cố Định Đạm: Phân Loại, Vai Trò Với Cây Trồng

1882 lượt xem
Nitơ trong tự nhiên khi cây muốn sử dụng làm chất dinh dưỡng phải được chuyển hóa bằng quá trình cố định nitơ hay cố định đạm dưới tác động của nhóm vi khuẩn cố định đạm. Để tìm hiểu thông tin chi tiết về nhóm vi khuẩn cố định đạm này, mời bạn cùng Đặng Gia Trang tham khảo bài viết sau!
Vi Khuan Co Dinh Dam La Gi Sfarm
(Tìm hiểu về chất đạm để hiểu hơn về vi khuẩn cố định đạm)

Chất đạm là gì?

Chất đạm là tên gọi khác của protein. Đó là một chất hữu cơ giàu chất dinh dưỡng có thể được tìm thấy trong cả thịt động vật và thực vật. Protein là thành phần cơ bản của tất cả các tế bào sống. Đạm cũng là một thành phần quan trọng đối với cây trồng. Mặt khác, hàm lượng đạm hữu hiệu trong đất trồng khá thấp. Vậy nên là, chúng ta phải tăng cường lượng đạm trong đất bằng một cách nào đó, nếu không cây trồng sẽ bị thiếu hụt đạm.

Vi khuẩn cố định đạm là gì?

Vi Khuan Co Dinh Dam Sfarm
(Mô tả nguồn nito và quá trình chuyển quá nito trong đất)

Các sinh vật quan trọng nhất trong việc cố định đạm trong đất và thực vật là các nhóm vi sinh vật cố định nitơ, thường được gọi là vi khuẩn cố định đạm. Sinh vật nhân sơ – cả vi khuẩn và vi khuẩn cổ, đều là vi khuẩn cố định đạm (diazotrophs). Một số loài thực vật bậc cao và động vật như mối, đã hình thành mối quan hệ cộng sinh với các vi khuẩn này.

Đạm sinh học là gì?

Đạm sinh học là Protein, chất dinh dưỡng cơ bản giữ cho tất cả các tế bào sống. Một trong những cách để tăng lượng đạm trong đất là sử dụng vi sinh vật cố định nitơ từ không khí.

Quá trình cố định đạm sinh học

Đây là quá trình chuyển hóa N2 thành NH3 bằng cách sử dụng enzyme nitrogenase làm chất xúc tác. Axit amin và protein được tạo thành khi NH3 phản ứng với các axit hữu cơ. Bởi vì nitơ khí quyển, hay phân tử nitơ N2, tương đối trơ, nó không dễ dàng phản ứng với các phân tử khác để tạo ra các hợp chất mới, nên việc cố định nitơ sinh học là cần thiết. Các phân tử nitơ N2 bị phá vỡ thành các nguyên tử nhỏ trong quá trình này.

Công dụng của vi khuẩn cố định đạm

Vì nitơ cần thiết cho quá trình sinh tổng hợp các nguyên tố xây dựng hình thái của động thực vật, nên quá trình cố định đạm là một quá trình cần thiết cho tất cả các dạng sống, cả tự nhiên và tổng hợp. Những ví dụ về các hình thái sống khác như Nucleotide trong DNA và RNA, cũng như các axit amin trong protein. Do vậy, trong nông nghiệp và sản xuất phân bón cần thiết có quá trình cố định đạm.

Vi Khuan Co Dinh Dam

4 loại vi khuẩn cố định đạm

Vi khuẩn nốt sần

Vi Khuan Co Dinh Dam Sfarm
(Dùng các loại cây họ đậu cố định đạm và cải tạo đất)

Nhóm vi khuẩn cộng sinh có chức năng quan trọng nhất trong việc cố định N2. Các nốt sần của một số cây nhiệt đới và cây bụi thuộc họ Rubiaceae chứa vi khuẩn cố định đạm trên lá chứ không phải ở rễ. Vi khuẩn nốt sần là vi khuẩn hiếu khí không sinh bào tử có thể tiêu thụ nhiều nguồn cacbon.

Các vi sinh vật cố định đạm thuộc nhóm vi khuẩn nốt sần bao gồm các nhóm: Rhizobium, Sinorhizobium, Bradyrhizobium japonicum.

Vi khuẩn cố định đạm Rhizobium

Rhizobium là một nhóm vi khuẩn Gram (-) được tìm thấy trong đất có nhiệm vụ cố định đạm. Rhizobium là một loại vi khuẩn cộng sinh cố định nitơ sống trong rễ cây họ Đậu và Parasponia.

Vi khuẩn Rhizobium xâm nhập vào tế bào rễ của cây, tạo ra các nốt sần trong đó chúng chuyển đổi nitơ không khí thành amoniac và sau đó cung cấp các hợp chất nitơ hữu cơ cho cây, chẳng hạn như glutamine hoặc urê. Qua quá trình quang hợp thì cây sẽ cung cấp các chất hữu cơ cho vi khuẩn này.

Một số chủng vi khuẩn thuộc nhóm Rhizobium là: Rhizobium phaseoli; Rhizobium trifolii; Rhizobium lupini; Rhizobium sapnicum; Rhizobium meliloti

Vi khuẩn cố định đạm tự do

Vi khuẩn cố định đạm phát triển mạnh trong vùng rễ của cây lúa và cây thân thảo, hỗ trợ sự phát triển của cây trồng đồng thời giảm lượng nitơ nhân tạo được sử dụng trong nông nghiệp.

Cay Than Thao Co Dinh Dam Sfarm
(Loại rau thuộc nhóm cây thân thảo có vi khuẩn cố định đạm phát triển mạnh ở bộ rễ)

Vi khuẩn cố định đạm Azotobacter

Azotobacter là vi khuẩn Gram (-) di động, hiếu khí và có khả năng cố định nitơ tự do. Azotobacter là loại vi sinh được nghiên cứu và sử dụng nhiều nhất vì có khả năng cố định đạm theo phương thức không cộng sinh, được ứng dụng trong sản xuất phân bón sinh học cố định đạm. Vi khuẩn Azotobacter được quan tâm không chỉ vì chúng có thể cung cấp các chất dinh dưỡng nitơ, mà còn vì chúng có thể tạo ra sự nảy mầm và tạo ra các chất kích thích tăng trưởng thực vật. Một số vi khuẩn thuộc chủng Azotobacter là: Azotobacter vinelandii và Azotobacter chroococcum.

Vi khuẩn cố định đạm Beijerinckia

Beijerinckia là vi khuẩn cố định đạm hiếu khí tương tự như Azotobacter nhưng có khả năng chịu đất có độ pH thấp tốt hơn. 3 loài thuộc chủng này là: Beijerinckia indica, Beijerinckia fluminensis, Beijerinckia derxii.

Vi khuẩn cố định nitơ sống hội sinh

Azospirillum, sống cộng sinh trong rễ cây họ hòa thảo, bông và rau, là vi sinh vật được sử dụng phổ biến nhất trong sản xuất phân bón ngày nay. Chúng có 2 loại chính là: Azospirillum lipoferum, Azospirillum brasilense.

Vi Khuan Co Dinh Dam Trong Co Dai Sfarm
(Ngay nay cây họ hòa thảo (cây cỏ) cũng được người dân áp dụng trong canh tác nông nghiệp, tận dụng nguồn cố định đạm tự nhiên)

Vì vậy chúng ta có thể thấy rằng các nhóm vi khuẩn cố định nitơ đã tham gia vào nhiều bước trong suốt quá trình cố định và phân giải nitơ. Vi khuẩn cố định đạm ngày càng được sử dụng phổ biến trong phân bón vi sinh để cải tạo đất vì tầm quan trọng của chúng trong nông nghiệp.

Hy vọng bài viết của Sfarm sẽ giúp bạn hiểu hơn về vi khuẩn cố định đạm. Đừng quên để lại comment nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về bài viết cũng như các loại vật tư nông nghiệp và cây trồng khác nhé. Xem thêm thông tin bổ ích khác TẠI ĐÂY.

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết