Ngày nay, khi vấn đề thực phẩm bẩn được nhắc đến nhiều, đặc biệt là rau củ quả tồn dư hóa chất và chứa chất kích thích tăng trưởng. Thì việc tự trồng rau tại nhà đang dần trở thành xu hướng vì điều này giúp người tiêu dùng thấy an tâm hơn. Để trồng được những luống rau xanh – sạch – ngon không khó. Chỉ cần bạn nắm được kinh nghiệm trồng rau sạch tại nhà qua bài viết này của Đặng Gia Trang nhé!
1/ Chọn vị trí trồng rau sạch tại nhà
Để trồng được rau sạch, ngon và phát triển khỏe mạnh, vị trí trồng rau luôn là điều quan trọng. Đối với những nơi nông thôn, ở vùng quê có đất vườn rộng thì thật dễ dàng đối với người trồng. Tuy nhiên, với những hộ gia đình tại thành phố thì bạn cần nghiên cứu thật kỹ lưỡng điều này.
Nên chọn những vị trí trồng rau có ánh sáng giúp cây rau quang hợp đều đặn mỗi ngày. Thêm vào đó bạn nên lựa chọn những vị trí gần nguồn nước có thể dễ dàng tưới tiêu, giúp tiết kiệm thời gian và công sức. Chọn vị trí tại những nơi thoáng mát rộng rãi sẽ giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh và chống chịu được bệnh tốt. Bạn nên lưu ý điều này.
2/ Chuẩn bị dụng cụ trồng rau sạch
Đầu tiên là lựa chọn chậu trồng rau. Phổ biến nhất là những chậu nhựa hoặc bạn cũng có thể sử dụng thùng xốp giúp tiết kiệm chi phí.
Cần chuẩn bị một số vật dụng hỗ trợ trồng rau sạch tại nhà. Như là cuốc, xẻng, găng tay, kéo cắt tỉa cây..
Cuối cùng phải nhắc đến là dụng cụ tưới nước. Có thể là vòi tưới nước hoặc là bình xịt. Tuỳ theo quá trình phát triển của cây trồng bạn lựa chọn dụng cụ tưới hợp lý. Chẳng hạn, cây giống mới ươm thì nên dùng bình xịt nhẹ, cây trưởng thành cứng cáp thì dùng vòi tưới.
3/ Chọn đất và làm đất trồng rau sạch
Chọn đất là bước quan trọng trong quy trình trồng rau tại nhà. Đây là bài toán khó đối với những ngôi nhà ở phố. Đừng quá lo lắng về điều này, bạn có thể tham khảo các loại đất phổ biến có trên thị trường. Tại Sfarm có nhiều dạng đất sạch hữu cơ dành cho trồng rau ăn lá đã được kiểm định chất lượng.
Với những gia đình có sẵn đất trong vườn, bạn nên làm đất sạch sẽ, nhặt rác sỏi hoặc đá có trong đất ra. Tơi đất đều đặn sau đó ủ đất với xơ dừa hoặc sử dụng phân trùn quế, phân gà để bổ sung chất dinh dưỡng. Để trộn phân và đất hiệu quả nhất, bạn nên trộn theo tỉ lệ 5 : 3 : 2 (5 phần đất nền, 3 phần nguyên liệu tơi xốp và 2 phần phân bón).
4/ Chọn giống trồng rau sạch tại nhà
4.1 Ngâm ủ hạt giống trồng rau sạch tại nhà
Hạt giống cần phải phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình bạn. Chẳng hạn nhà bạn thích ăn loại rau nào nhiều nhất? Và quan trọng hơn là nên trồng loại rau nào phù hợp với đất hiện có tại nhà. Điều kiện sống và nảy mầm của mỗi loại hạt giống khác nhau bạn nên tham khảo và nắm rõ điều này trước khi mua giống về ươm.
Sau khi lựa chọn được hạt giống hãy pha với nước ấm cùng tỷ lệ 3 lạnh 2 nóng. Nhiệt độ nước dao động trong khoảng 50 độ C. Tiếp đến là đổ gói hạt giống vào nước đã pha. Nên ngâm từ 5 đến 10 tiếng. Khoảng thời gian này, bạn quan sát sẽ thấy có nhiều loại hạt sẽ tách vỏ. Trên bao bì sản phẩm sẽ có hướng dẫn chi tiết, bạn có thể tham khảo.
Sau khi vớt hạt giống ra chúng ta tiến hành mang hạt giống đi ủ. Dụng cụ cần có là một khay nhựa, một tấm vải và nắp đậy. Trải hạt giống đã ngâm rải đều trên mặt vải. Ủ hạt giống thường từ 8 – 10 tiếng, hạt giống sẽ nảy mầm. Mang đi để ráo trong khoảng thời gian 20 phút trong điều kiện mát sau đó đem đi gieo hạt.
4.2 Ươm hạt giống
Ươm hạt giống thường áp dụng cho các loại cây như: bầu, bí, mướp, họ dưa, cải kale,… Đây là giai đoạn quan trọng quyết định đến năng suất của cây trồng. Thông thường, nhiều người chọn cách ươm hạt giống trong bầu ươm tự nhiên lá chuối, giấy báo, vỏ dừa,… Giá thể thường sử dụng để ươm giống sẽ được trộn theo tỉ lệ: 70% chất nền : 30% phân hữu cơ. Một trong những lưu ý chính khi ươm hạt là không nén quá chặt vào giá thể, như vậy sẽ làm hạt không nảy mầm được.
5/ Tiến hành trồng rau sạch tại nhà
Để cây rau mọc đều đặn bạn nên gieo nhẹ nhàng, đều tay. Sau khi gieo xong có thể dùng tay sắp xếp lại những hạt bị văn khỏi hàng. Với những loại hạt giống như rau muống, rau mồng tơi nên rắc đều các hạt cách nhau khoảng 1cm. Những loại hạt như rau ngò, hạt cải, rau húng thì gieo cách nhau khoảng 2-3mm. Vì rau này nhỏ không chiếm quá nhiều diện tích. Tuỳ thuộc vào độ phát triển của các loại cây rau bạn có thể định hình khoảng cách khác nhau.
Đối với cây đã ươm thì chỉ cần cho vào đất đã chuẩn bị, để nơi thoáng mát 2-3 ngày mới đưa ra tập nắng. Bạn nên bón ít phân hữu cơ tạo sự mềm mại cho đất, giúp cây bám chặt vào đất hơn.
6/ Chăm sóc cây
6.1 Tưới nước
Nên tưới nước đều đặn mỗi ngày 2 lần để tránh cây bị héo và khô hạn. Nếu vườn rau nhà bạn rộng lớn, bạn cũng có thể lắp đặt hệ thống tưới nước tự động. Điều này giúp tiết kiệm khá nhiều công sức chăm sóc, tuy nhiên cần phải cân nhắc về chi phí.
6.2 Làm đất trồng rau sạch tại nhà
Sau khi trồng rau có nên làm đất nữa không? Câu trả lời là sẽ có. Đối với những loại rau ăn sống, bạn nên nhặt cỏ rác, để bề mặt được sạch sẽ có diện tích để rau vươn lên. Nếu mặt đất toàn sỏi cát, hoặc lá rác thì rau khó có thể phát triển được dù hạt giống có chất lượng có tốt đến thế nào? Là một người làm vườn thông thái bạn nên lưu ý điều này nhé!
6.3 Tỉa cây
Sau một khoảng thời gian sinh trưởng cây trồng nhà bạn sẽ tỏa ra một số nhánh nhất định. Chẳng hạn như rau mồng tơi, rau ngót, cây cà chua. Một số cành sẽ bị héo hư hại, đây là bước bạn nên cắt tỉa giúp cây giảm bớt việc tiêu hao năng lượng đồng thời cây sẽ giữ được hình dáng gọn gàng, đẹp mắt. Nên sử dụng kéo cắt tỉa thay vì dùng tay để tạo tính thẩm mỹ bên cạnh đó giúp giảm tác động mạnh đến cành nhánh cây.
Cấy cây con khi trồng rau sạch tại nhà
6.4 Bón phân
Có rất nhiều phân bón phổ biến trên thị trường. Tuy nhiên Sfarm khuyên bạn nên lựa chọn những loại phân hữu cơ như phân trùn quế, phân gà,.. không gây độc hại cho người sử dụng sau khi thu hoạch rau.
Để bón phân hiệu quả bạn nên bón một lớp mỏng xung quanh cây hoặc những dạng phân bột có thể rải trên mặt rau trồng giúp cây hấp thụ đều hơn. Nên bón phân hợp lý phù hợp với thể trạng và dạng cây trồng. Mỗi cây rau có đặc điểm riêng nên cách trồng rau, bón phân thường khác nhau, bạn nên lưu ý điều này. Cần phải bón phân đúng lúc và đúng liều lượng quy định nếu không cây sẽ dễ bị héo, nóng cháy bởi thừa chất. Thời gian thích hợp để bón phân cho rau nhất chính là vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối.
7/ Phòng trừ sâu bệnh
Cách để phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng chính là xen canh cây trồng trong vườn nhà. Thay vì chỉ trồng một loại rau, bạn nên trồng nhiều loại như rau lang, rau muống, rau mồng tơi,…để sâu bệnh không có điều kiện phá hoại.
Nên sử dụng những loại thuốc trừ sâu sinh học hiện có trên thị trường. Một số loại thuốc sâu sinh học có thể ngăn ngừa sâu bệnh để bạn tham khảo là:
- Chế phẩm NANO NEEM
- Nấm đối kháng Trichoderma Vi-ĐK
- Thuốc trừ sâu sinh học BIO-B
- Trừ sâu sinh học GC Mite 70SL
- Thuốc Trừ Sâu Sinh Học Nano Thảo Mộc
8/ Thu hoạch
Bước cuối cùng và thú vị nhất mà ai cũng yêu thích chính là thu hoạch cây trồng. Tính từ lúc gieo hạt khoảng hơn một tháng là bạn đã có thể bắt đầu thu hoạch. Do đặc tính mỗi loại rau khác nhau nên thời gian thu hoạch cũng có sự khác biệt. Rau xà lách non chỉ cần 3-4 tuần đã có thể hái được. Thời gian thu hoạch rau gia vị thường sớm hơn, tính từ thời điểm gieo hạt khoảng 20 ngày bạn đã có thể cắt tỉa sử dụng.
Những loại cây ăn quả như cà chua, cà tím,… bạn chỉ cần hái những quả đã chín là được. Còn các loại rau ăn sống, xà lách hoặc rau gia vị thì nên dùng dao ngắt nhẹ nhàng, hạn chế gây gãy và tổn thương toàn bộ lá hoặc là những cây con còn nhỏ. Nên nhổ bỏ những cây úng rễ hoặc là bị vàng ra khỏi hàng rau sau khi thu hoạch để tái tạo đất sử dụng cho đợt trồng rau sạch tiếp theo.
Bài viết trên của Đặng Gia Trang đã tổng hợp tất cả kinh nghiệm hướng dẫn trồng rau sạch tại nhà. Thật đơn giản và dễ dàng đúng không nào! Chúc bạn sớm thu hoạch được những luống rau tươi ngon dành cho gia đình mình. Nếu có bất cứ thắc mắc gì thì vui lòng liên hệ Hotline 0902.652.099 bạn nhé!
Sfarm.vn
*Xem thêm
- Những ý tưởng trồng rau sạch trong chai nhựa xinh xắn, tiết kiệm
- Hướng dẫn cách xử lý đất trước khi trồng rau sạch
- Thế nào là: rau an toàn, rau sạch, rau hữu cơ?