Trọn bộ kỹ thuật thu hoạch mắc ca và bảo quản

1914 lượt xem

Mắc ca là loại quả được ưa chuộng trên thị trường bởi giá trị dinh dưỡng và kinh tế rất cao. Bên cạnh kỹ thuật trồng cây mắc ca và chăm sóc hiệu quả giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, nhiều người cũng quan tâm đến cách thu hoạch và bảo quản mắc ca sao cho đúng. Thế nên hãy cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu trọn bộ kỹ thuật thu hoạch mắc ca và bảo quản trong bài viết dưới đây nhé!

Thời điểm thu hoạch mắc ca lý tưởng

Thông thường, cây mắc ca sau 3 – 4 năm trồng sẽ bắt đầu cho quả thu hoạch và sau 10 năm thì năng suất ổn định hơn. Ở Việt Nam, thời điểm thu hoạch mắc ca lý tưởng là khi quả bắt đầu chín, thường là tháng 7 – 9, chủ yếu hơn là cuối tháng 8 đến giữa tháng 9. Thời gian từ khi cây giống mắc ca ra hoa đến lúc quả chín là khoảng 215 ngày, quả chín có thể tự rụng.

Bà con tuyệt đối không được thu hoạch mắc ca khi quả vẫn còn non. Muốn biết thời điểm thu hoạch thì hãy để ý dấu hiệu ở vỏ quả macca. Khi chín, mặt ngoài vỏ chuyển sang màu nâu và có thể tự nứt ra, mặt trong vỏ có những chấm đen lốm đốm. Lúc này quả chín sẽ rụng dần xuống đất cũng là thời điểm thu hoạch macca lý tưởng.

thu-hoach-mac-ca
Quả mắc ca đạt chuẩn thu hoạch

Ngoài ra, bà con có thể thu hoạch quả rụng dưới đất hoặc hái quả từ trên cây. Thời gian thu hoạch mắc ca khoảng 4 tuần, nhất là khi thời tiết ẩm ướt và vỏ quả đã lộ những vết nứt ra ngoài, nếu thu hoạch chậm sẽ giảm chất lượng hương vị của hạt.

Cách thức thu hoạch macca

1/ Chuẩn bị thu hoạch mắc ca

Giai đoạn chuẩn bị trước khi thu hoạch macca rất quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng quả mắc ca. Trước khi quả chín bắt đầu rụng khoảng 1 tháng, bà con phải tiến hành làm sạch cỏ vườn, cành lá rụng và các quả cũ, quả non, quả sâu bệnh ở dưới đất để tránh làm giảm chất lượng quả mới.

Khoảng 4 tháng trước khi thu hoạch mắc ca, bà con không được sử dụng phân chuồng, vật liệu hữu cơ chưa hoai mục để bón cho vườn cây. Điều này giúp hạt không bị nhiễm bẩn vi sinh vật, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

2/ Thu lượm quả dưới đất

Đối với những quả mắc ca rụng dưới đất, cần phải thu hoạch nhanh chóng để đảm bảo chất lượng của quả. Thời gian thu hoạch mắc ca thường là mỗi tuần một lần. Tuy nhiên, nếu điều kiện thời tiết ẩm ướt hay nhiều nắng chiếu vào hạt, thì thời gian giữa các đợt thu hoạch phải rút ngắn hơn. Không nên để quả nằm trên mặt đất lâu để tránh hạt bị nấm mốc, bị xuống cấp, bị ôi hóa của dầu hay bị nảy mầm. Đồng thời cũng giúp hạt macca không bị các loài như chuột, sóc và một số loại côn trùng dưới đất tấn công.

3/ Thu hái quả trên cây

Quả chín cũng có thể không tự rụng nên phải thu hái ở trên cây, hoặc thường áp dụng với giống OC. Cách thức thu hoạch mắc ca trên cây rất đơn giản, bà con chỉ cần đập quả hoặc rung cây cho macca rơi xuống nền đất hoặc tấm bạt lót sẵn dưới tán cây. Mắc ca không nên thu hoạch muộn vì hạt có thể nảy mầm dù vẫn ở trên cây và sẽ không sử dụng làm thực phẩm được.

thu-hoach-mac-ca
Một số giống mắc ca không tự rụng cần được thu hái trên cây

4/ Tách vỏ quả

Hàm lượng nước trong vỏ của quả mắc ca chín rất cao đạt tới mức 45%, nên khi thu hoạch mắc ca về, không được chất thành đống mà phải rải mỏng để tránh nhiệt độ tăng lên, ảnh hưởng đến chất lượng hạt.

Sau khi thu hoạch mắc ca, qua phải được tách vỏ ngay trong vòng 24 giờ, sau đó làm khô tạm thời để nhân hạt không lên men và bị thối. Nếu không thể tách vỏ kịp trong thời gian đó thì phải rải đều trên nền nhà thành lớp mỏng hoặc dùng quạt gió cho thoáng khí, không được phơi quả ngoài nắng trực tiếp.

Với số lượng ít có thể dùng 1 chày hay thanh gỗ có cạnh hơi sắc đập nhẹ cho vỏ mắc ca nứt vỡ, không nên đập mạnh quá làm vỡ hạt. Phần vỏ quả sau khi tách hạt có thể mang ủ làm phân hữu cơ.

Xử lý sau khi thu hoạch mắc ca và bảo quản

Sau khi thu hoạch mắc ca, bà con cần phân loại riêng các hạt dùng làm giống và dùng để bán. Hạt dùng để làm giống ươm cây thì không cần sấy khô, không cần tách vỏ mà có thể đem gieo ngay vào cát để hạt nảy mầm. Nên gieo hạt càng sớm càng tốt vì gieo muộn sẽ giảm tỷ lệ nảy mầm của hạt.

Hạt mắc ca dùng để bán phải được xử lý tách vỏ ngay, không được để quá 24 giờ. Quá trình xử lý sau khi thu hoạch mắc ca, bà con phải loại bỏ những hạt bị nấm mốc để tránh lây lan. Không được đựng hạt trong túi kín vì sẽ bị lên men, hạt bị hỏng. Nếu số lượng quả nhiều thì có thể sử dụng máy xát vỏ để tách vỏ nhanh chóng. Để giá bán cao, bà con cũng phải lưu ý việc phân loại hạt, thông thường sẽ dựa theo kích cỡ để phân chia các hạt từ to, trung bình đến nhỏ.

Công đoạn xử lý tiếp theo là sấy khô hạt sau khi đã tách vỏ. Sấy khô hạt mắc ca có 2 cách như sau:

Cách 1: Làm khô tự nhiên

Sau khi thu hoạch mắc ca và tách vỏ, hãy rải đều hạt macca thành lớp mỏng trên nền nhà hoặc ở nơi có mái che, thoáng khí, không phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Để tiết kiệm diện tích thì có thể hàn các giá đỡ thành nhiều tầng để rải hạt lên giá với độ dày từ 10 – 20cm. Phơi khoảng 6 tuần, mỗi tuần đảo một lần, hạt sẽ khô và lượng nước sẽ giảm còn 10%. Hạt mắc ca được làm khô tự nhiên thì thời gian bảo quản không quá 2 tháng.

Cách 2: Làm khô nhân tạo

Muốn thời gian bảo quản sau thu hoạch mắc ca lâu hơn, bà con nên sấy khô nhân tạo. Sử dụng những hộp gỗ mỏng có lỗ thông thoáng, dưới đáy có lót lưới mắt cáo, xếp chồng lên nhau.

Rải 2 lớp hạt trong hộp gỗ rồi sấy nhẹ trong 2 – 3 ngày. Hoặc cách khác là bọc vải bạt xung quanh hộp gỗ, đặt máy hút gió điện ở tầng trên cùng, tầng dưới cùng cách mặt đất 20cm. Sau khi sấy, độ ẩm của hạt mắc ca sẽ giảm từ 30% xuống 10%, đủ tiêu chuẩn.

thu-hoach-mac-ca
Hạt mắc ca được làm khô

Nếu thu hoạch mắc ca ở số lượng lớn, quy mô rộng hơn thì bà con có thể sử dụng các loại máy sấy khô để rút hàm lượng nước xuống thấp nhất khoảng 1,5% với quy trình sấy như sau:

  • Duy trì nhiệt độ 32 độ C ở 5 – 7 ngày đầu;
  • Từ 1-2 ngày tiếp theo tăng lên 38 độ C;
  • Trong 1-2 ngày nữa tiếp tục tăng lên 50 độ C và duy trì nhiệt độ đến khi hạt khô.

Sau khi sấy khô hạt thì mang đi chế biến ngay. Nếu không, hạt cần được bảo quản trong thùng nhựa, thùng tôn có nắp đậy kín hoặc đóng gói vào bao, túi tráng thiếc được hút chân không rồi cất trữ trong nhà, nơi thoáng mát.

Kỹ thuật chăm sóc mắc ca sau thu hoạch

Sau khi thu hoạch mắc ca thành công, bà con cũng cần chú ý kỹ thuật chăm sóc cây mắc ca để đảm bảo năng suất vụ mùa tiếp theo. Một số biện pháp chăm sóc sau thu hoạch macca được tiến hành như sau:

1/ Cắt tỉa tạo tán sau thu hoạch mắc ca bằng cách

loại bỏ cành sâu bệnh, cành thừa, cành phá tán và phần còn lại của các cuống quả để tạo độ thoáng cho cây.

2/ Kiểm tra tình trạng sâu bệnh cho cây

Nếu phát hiện dấu hiệu mối gốc, bệnh xì mủ, sâu đục thân thì phải có giải pháp xử lý kịp thời, kết hợp các biện pháp phòng trị sâu bệnh tổng hợp.

3/ Làm cỏ

Làm sạch cỏ xung quanh gốc, kết hợp phá váng bề mặt sau thu hoạch mắc ca

4/ Bón phân phục hồi sau thu hoạch mắc ca

Trước khi bón phân thì tạo rãnh với kích thước, vị trí phù hợp với sức sinh trưởng của tán cây, rãnh thường rộng khoảng 30-40cm, sâu 15-20cm. Bón phân thì nên chia thành 2 đợt:

  • Đợt 1: Với mục đích phục hồi cây và nuôi các cành mẹ, bà con chỉ bón NPK 16-16-16 + TE với định lượng từ 0,3 đến 1,2kg tùy theo độ tuổi của cây mắc ca.
  • Đợt 2: Đến tháng 11-12 trước khi cây phân hóa mầm hoa khoảng 15-20 ngày, sử dụng phân hữu cơ ủ hoai mục, phân NPK 16-16-16 + TE (150-700g tùy độ tuổi cây), super lân và thêm vôi bột nếu cần thiết.

5/ Bổ sung phân hữu cơ hàng năm cho mắc ca

Không chỉ bổ sung dinh dưỡng sau thu hoạch mắc ca mà hàng năm, bà con cũng nên bổ sung nguồn dinh dưỡng hữu cơ như phân trùn quế để bù lại phần dinh dưỡng thất thoát, bổ sung chất mùn. Lượng bón như sau:

Năm trồng Loại phân (kg/gốc/năm)
Pb00 Pb02 Pb01
Năm thứ 2 – 3 10 – 12 8 – 10 5 – 7
Năm thứ 4 trở đi 13 – 15 10 – 12 7 – 9

Hướng dẫn bón phân cho mắc ca: Bón theo rãnh vào đầu hay giữa mùa mưa, rãnh đào một phía dọc theo thành bồn, rộng và sâu 25 – 35cm (tránh làm tổn thương rễ cây), đưa phân xuống rãnh, lấp đất. Các năm sau rãnh đào về phía khác.

Thời gian, tần suất bón: Mỗi năm có thể bón một (hoặc hai) lần, vào đầu mùa mưa hoặc giữa mùa mưa khi đất còn ẩm.

Lưu ý: Nên kết hợp Tricoderma với phân hữu cơ khi bón để tăng hiệu quả sử dụng phân bón của cây trồng, giúp ngăn ngừa nấm bệnh trong đất một cách hiệu quả với liều lượng dùng từ 1 – 2 kg Tricoderma cho 1 tấn phân hữu cơ.

Hiện tại, Phân trùn quế SFARM của Đặng Gia Trang gồm 4 dòng: Pb00 (phân thô), Pb02 (đã giảm ẩm), Pb01 (giảm ẩm sâu, sàn lọc và rây mịn) và phân trùn quế viên nén. Bà con có thể dùng bón thúc sau thu hoạch mắc ca hoặc bón định kỳ hàng năm để cải tạo đất.

Trên đây là trọn bộ kỹ thuật trồng cây mắc ca thu hoạch mắc ca và bảo quản sao cho năng suất và chất lượng cao nhất. Đặng Gia Trang hy vọng vườn mắc ca của bà con sẽ sinh trưởng phát triển tốt và đem lại nguồn thu nhập lớn. Mọi chi tiết về kỹ thuật chăm sóc mắc ca, bón phân trùn quế và các sản phẩm SFARM khác, bà con vui lòng liên hệ qua Hotline 0902.652.099 để được hỗ trợ nhé!

Nấm đối kháng Trichoderma Plus Humic SFARM được nghiên cứu bởi Viện Ứng dụng Công nghệ, mật độ 10^6 CFU/g phòng ngừa hiệu quả nấm bệnh gây hại tồn tại trong đất, ngăn ngừa tuyến trùng hại rễ.

Dòng phân trùn quế Sfarm Pb02 là phân trùn quế thô được lấy trực tiếp từ trang trại nhưng đã được phơi giảm ẩm.

Sfarm Pb01 là dòng phân trùn quế cao cấp đã được giảm ẩm qua hệ thống nhà màng 1 cách tự nhiên nhất, sau đó sàng lọc và rây mịn bằng hệ thống máy xử lý chuyên nghiệp.

Dòng phân trùn quế Sfarm Pb00 là phân trùn quế thô, được lấy trực tiếp từ trang trại, chưa qua giảm ẩm, xay mịn.

Xem thêm:

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
5/5 - (2 bình chọn)