CẦN CHÚ Ý SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN MẮC CA THEO TIÊU CHUẨN HỮU CƠ VIỆT NAM

213 lượt xem

Cây mắc ca đã được nhập nội và trồng hơn 20 năm qua tại 1 số vùng của Việt Nam. Kết quả bước đầu cho thấy mắc ca hữu cơ thích nghi tốt ở 1 số vùng, nhất là Tây Nguyên, Tây Bắc.

Một bài học không bao giờ cũ ở ngành sản xuất nông nghiệp nước ta là hiệu quả kinh tế của các sản phẩm mới ra đời, việc tổ chức thực hiện từ khâu đầu đến sản phẩm cho người tiêu dung, nói cách khác là chuỗi giá trị sản phẩm mắc ca. Đơn vị tổ chức nào đứng ra làm chỉ huy trưởng là vấn đề cần làm rõ trong giải pháp lien kết “4 nhà”.

Trong chiến lược chung đã có các giải pháp rất tốt và thỏa đáng (6 giải pháp). Ngoài các giải pháp về chọn giống, quy hoạch vùng, chuyển giao kỹ thuật, còn có hai giải pháp về vốn đầu tư (điều này có sự đột phá hơn hẳn các dự án khác trước đây).

mac-ca-huu-co-trun-que-sfarm

Ở đây, chúng tôi đã nhận thấy giải pháp về thị trường, nhưng cần phải nhấn mạnh rằng đây là giải pháp quyết định sự phát triển cây mắc ca. Chúng ta phải mạnh dạn nói rằng thị trường phải đi trước một bước dài.

Cây mắc ca là 1 trong các cây trồng có giá trị kinh tế cao. Giá trị sử dụng chủ yếu là hạt mắc ca, trong thành phần dinh dưỡng của hạt có tác dụng tốt, có lợi cho tim mạch, giúp cho giảm chỉ số đường huyết, tăng khả năng chống viêm, cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất thiết yếu, có khoảng 20 loại axit amin thiết yếu. Phương thức sử dụng và chế biến rất phong phú đa dạng như xào, nấu trộn trong salad, làm kem, mứt và nhân bánh… vì vậy sản phẩm của hạt mắc ca phù hợp với các lứa tuổi, sắc tộc, tôn giáo khác nhau.

Lợi thế về tiềm năng con người, khí hậu và đất đai phù hợp, giá trị kinh tế cao, có nhu cầu tiềm năng trong khu vực và trên thế giới đối với cây mắc ca. Trong chiến lược phát triển cây mắc ca ở Tây Nguyên và các vùng khác ở Việt Nam đều cần phải chú ý đến sự phát triển bền vững, kỹ thuật tiên tiến hiện đại, sản phẩm làm ra đủ khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Nếu nói về kỹ thuật trồng cây mắc ca, ngoài yếu tố chọn giống tốt, phù hợp thì cần chú trọng đến quy trình trồng, chăm sóc, chế biến. Bởi sản phẩm chính của cây mắc ca là bổ dưỡng cho sức khỏe con người, cho nên lựa chọn quy trình nào cho sản phẩm an toàn nhất, giá trị của một đơn vị sản phẩm được nâng cao và có khả năng cạnh tranh, xuất khẩu tốt.

Tổ chức Liên đoàn các Phong trào nông nghiệp hữu cơ quốc tế (IFOAM) là một tổ chức bảo trợ quốc tế về nông nghiệp hữu cơ. Tổ chức này có hơn 800 tổ chức thành viên ở khoảng 120 nước trên toàn thế giới. Mặc dù thương mại toàn cầu đang bị suy thoái, nhưng khu vực hữu cơ tiếp tục tăng trưởng và làm tốt hơn hầu hết các lĩnh vực, thực phẩm nông nghiệp khác nhau, đến năm 2011, giá trị khu vực hữu cơ toàn cầu đã đạt hơn 62,9 tỷ USD.

Một báo cáo của hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) và các chương trình môi trường lien hợp quốc (UNEP) đã khẳng định: “Năng suất cây trồng trung bình tăng 116% cho tất cả các dự án ở toàn châu Phi và tăng 128% cho các dự án ở Đông Phi…” (Nguồn: Supachai Panitchpakdi, Tổng thư ký UNCTAD và Achim Steiner, Giám Đốc điều hành UNEO 2008).

Các thí nghiệm trồng trọt tích hợp ở Wisconsin đã phát hiện ra rằng năng suất hữu cơ đã cao hơn trong những năm hạn hán và cũng như vậy nếu trồng trọt theo canh tác truyền thống trong những năm thời tiết bình thường (Posneret al… 2008).

Tác động của việc dùng phân hữu cơ đã làm cho đất màu mỡ hơn, mùn thực vật kéo dài thời gian trong đất, thẩm thấu nước và giữ nước cao hơn, góp phần quan trọng tăng năng suất cây trồng. Các sản phẩm hữu cơ đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe, góp phần bảo vệ môi trường tốt hơn nhiều so với sản xuất dung hóa chất, phân bón như phổ biến hiện nay. Hiệu quả của sản phẩm hữu cơ cao hơn thong thường từ 1,3 lần trở lên, nhu cầu thị trường sử dụng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ là rất lớn. Mắc ca là loại cây lâu niên, việc sử dụng phương thức canh tác hữu cơ theo tiêu chuẩn quốc gia về “sản xuất và chế biến sản phẩm trồng trọt hữu cơ” là rất cần thiết và phù hợp với xu thế hiện nay và trong tương lai của các nước phát triển.

Trong chiến lược phát triển cây mắc ca ở vùng Tây nguyên, cần phải có nội dung áp dụng phương thức canh tác nông nghiệp hữu cơ, đem lại lợi ích nhiều mặt cho các nhà đầu tư và nông dân tham gia sản xuất phát triển loại cây có giá trị này, phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về nông nghiệp, nông dân và xây dựng nông thôn mới.

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
5/5 - (1 bình chọn)