Tải tài liệu Sổ tay Kỹ thuật nuôi trùn

382 lượt xem

Xem và Tải tài liệu “Kỹ thuật nuôi trùn” TẠI ĐÂY

LỜI GIỚI THIỆU VÀ CẢM ƠN

Trùn quế là một loại sinh vật sống trong đất với nhiều lợi ích đối với nông nghiệp, môi trường cũng như nhiều lĩnh vực khác trong đời sống xã hội. Tuy nhiên hiện nay việc đưa con trùn vào đời sống chăn nuôi vẫn là một hạn chế. Đặc biệt có một số nước tiên tiến đã đưa con trùn vào trong chăn nuôi từ rất lâu.

Ở Việt Nam ta việc ứng dụng con trùn vào trong sản xuất cũng như chăn nuôi từ lâu đã được nói đến nhưng vẫn chưa được ứng dụng rộng rãi từ đó làm cho lợi ích của trùn chưa được khai thác đúng với tiềm năng của nó.

Với mong muốn đưa nghề nuôi trùn ngày càng phổ biến vào trong đời sống cũng như nông nghiệp công ty chúng tôi đang nỗ lực từng ngày để con trùn cũng như lợi ích của nó được nhiều người biết tới cũng như sử dụng hơn nữa.

Hiện nay nhu cầu về phân bón phục vụ cho nông nghiệp hữu cơ ngày càng tăng bởi nhu cầu của thị trường luôn cao với các sản phẩm nông nghiệp sạch an toàn với sức khỏe người tiêu dùng. Một trong những loại sản phẩm phân bón rất được ưu chuộng để sản xuất các loại nông sản xanh – sạch trong tương lai bởi tính ưu việt của nó cũng như những giá trị tuyệt với về mặt kinh tế cũng như môi trường mà nó mang lại đó chính là phân bón hữu cơ vi sinh sản xuất từ trùn quế.

Lợi ích của phân trùn quế trong canh tác nông nghiệp được tóm tắt cơ bản sau đây:

  • Phân trùn quế chứa hệ vi khuẩn cố định đạm, vi khuẩn phân giải photpho khó tan, phân giải celluose. Phân hóa hoc khi bón trong đất cây hấp thu 30%, phần còn lại bay hơi và tích tụ trong đất. Vì thế hoạt động của các vi sinh vật lại tiếp tục phát triển trong đất, bẻ gãy cấu trúc của phân hóa học. Còn tồn dư trong đất giúp cây hấp thu dễ dàng, phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất hữu cơ đơn giản. VSV lấy dinh dưỡng từ đất để sinh trưởng và phát triển khi chết để lại xác hữu cơ.
  • Phân trùn quế cung cấp các chất khoáng đa lượng (đạm, lân, kali), trung lượng (canxi, magie, lưu huỳnh). Sự hữu dụng nhất là các chất này có thể được cây hấp thu ngay không như những phân hữu cơ khác phải được phân hủy trong đất trước khi cây trồng hấp thụ. Chất mùn trong phân loại trừ được những độc tố, nấm hại và vi khuẩn có hại trong đất nên nó có thể đẩy lùi những bệnh của cây trồng. Do vậy, phân trùn quế hạn chế khả năng gây hại cho cây trồng.
  • Phân trùn quế có khả năng cố định các kim loại nặng trong chất thải hữu cơ. Điều này ngăn ngừa cây trồng hấp thu nhiều phức hợp khoáng hơn nhu cầu của chúng.
  • Acid Humic trong phân trùn quế, kích thích sự phát triển của cây trồng, thậm chí ngay cả nồng độ thấp, Acid Humic như chất nền để của vi khuẩn trong đất sinh trưởng và phát triển.
  • Phân trùn quế tăng khả năng giữ nước của đất vì phân trùn có dạng hình khối. Nó là những cụm khoáng chất kết hợp theo cách mà chúng có thể để chống sự xói mòn và sự va chạm cũng như khả năng giữ nước, góp phần làm cho đất tơi xốp và giữ ẩm được lâu.
  • IAA (Indol acetic acid) có trong phân trùn như những chất kích sinh trưởng.

Vì vậy chúng tôi biên soạn cuốn sổ tay kỹ thuật nuôi trùn với mục đích là nguồn tài liệu chuẩn để giúp cho các hộ nông dân, các cá nhân và tổ chức muốn áp dụng những lợi ích tuyệt vời mà con trùn cũng như nghề nuôi trùn mang lại. Đồng thời, Đặng Gia Trang cũng mong muốn đưa nghề nuôi trùn trở thành một nghề giúp cho bà con nông dân không chỉ tăng thu nhập mà còn góp phần đưa nền nông nghiệp của nước ta phát triển trở thành một nền nông nghiệp sạch, một nền nông nghiệp hữu cơ bền vững.

Cuối cùng tập thể công ty Đặng Gia Trang xin kính chúc bà con có thêm những kiến thức mới về nghề nuôi trùn thông qua tài liệu “kỹ thuật nuôi trùn” cũng như phát triển một nền nông nghiệp hữu cơ xanh – sạch và an toàn với sức khỏe và môi trường thông qua sử dụng trùn quế cũng như các sản phẩm từ trùn quế trong canh tác nông nghiệp.

Kính chúc bà con tăng gia sản xuất và có thật nhiều vụ mùa bội thu!

Trân trọng.

Tập thể công ty TNHH – SX – TM-DV Đặng Gia Trang

Xem và Tải tài liệu “Kỹ thuật nuôi trùn” TẠI ĐÂY

Bạn đang theo dõi bài viết trong chuyên mục “Sổ tay nuôi trùn SFARM” được thực hiện bởi Đặng Gia Trang.

Xem bài viết tiếp: Sổ tay nuôi trùn SFarm – Phần 1. Mở đầu

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết