Sớm ban hành quy trình sản xuất hồ tiêu bền vững tại Việt Nam

248 lượt xem

Theo tiến sỹ Lê Ngọc Báu, Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật nông – lâm nghiệp Tây Nguyên, Việt Nam là nước có năng suất hồ tiêu được xếp vào loại cao nhất thế giới nhưng hiện nay vẫn chưa có quy trình hướng dẫn nông dân sản xuất hồ tiêu bền vững.

Hồ tiêu đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng, với kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD (năm 2014) và có nhiều lợi thế cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Do vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần đầu tư nghiên cứu chuyên sâu về cây hồ tiêu, nhất là cần sớm tổng kết, ban hành quy trình canh tác, phòng trừ sâu bệnh để tạo điều kiện phát triển bền vững ngành hồ tiêu Việt Nam.

Hiện nay, cả nước có gần 80.000 ha hồ tiêu, năng suất đạt 2,16 tấn tiêu khô/ha, với sản lượng năm 2014 đạt trên 146.000 tấn, chiếm 30% sản lượng và hơn 50% thị phần xuất khẩu hồ tiêu trên thế giới.

thu-hoach-ho-tieu-phantrunque1

Thu hoạch hồ tiêu

Diện tích hồ tiêu ở Việt Nam được trồng ở 2 vùng chính Tây Nguyên và Đông Nam Bộ; trong đó, các tỉnh Tây Nguyên chiếm 51,6% diện tích và Đông Nam Bộ chiếm 39,6% diện tích hồ tiêu của cả nước.

Thực tế, nông dân sản xuất hồ tiêu chủ yếu bằng kinh nghiệm và đã xuất hiện nhiều mô hình, kinh nghiệm quý.

Đặc biệt, trong vài năm trở lại đây, Viện Khoa học Kỹ thuật nông-lâm nghiệp Tây Nguyên đã tổ chức nghiên cứu, chuyển giao đến nông dân một số biện pháp kỹ thuật thâm canh cây hồ tiêu mang lại hiệu quả khá cao cần được tổng kết và ban hành quy trình hướng dẫn sản xuất hồ tiêu bền vững.

Mặc dù sinh trưởng cây hồ tiêu trồng trên trụ sống trong những năm đầu chậm hơn so với trồng trên trụ gỗ khô, trụ bêtông nhưng khi cây tiêu vào thời kỳ kinh doanh lại khá ổn định, các vườn tiêu trụ sống có lợi thế hơn về chiều cao trụ nên thu được năng suất cao hơn so với các trụ khác.

Ngoài ra, nhờ có độ che bóng nhất định của tán lá cây trụ nên vườn tiêu trụ sống không những có năng suất ổn định mà còn ít bị bệnh chết nhanh, chết chậm so với các vườn tiêu trồng với cây trụ gỗ khô, trụ bêtông.

Qua nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ vườn tiêu bị bệnh chết nhanh ở vườn tiêu trồng trên trụ bêtông, trụ cây gỗ khô cao hơn gấp 5 lần so với vườn tiêu trồng trên trụ cây sống.

Các cây trụ sống để trồng tiêu phổ biến hiện nay là lồng mức, keo dậu, mít, vông gai, anh đào giả, muồng cườm, gòn; một số nơi, bà con nông dân còn sử dụng cây bơ.

Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, việc bón phân hữu cơ rất có lợi cho cây tiêu không những cho cây tiêu sinh trưởng, phát triển nhanh, đạt năng suất cao mà còn phòng trừ được một số bệnh nguy hiểm cho cây tiêu, nhất là giảm được bệnh chết nhanh, là yếu tố quan trọng giúp sản xuất hồ tiêu bền vững.

Theo kết quả nghiên cứu, điều tra ở các tỉnh Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ có từ 91,7 đến 100% hộ bón phân chuồng hoặc phân hữu cơ vi sinh với liều lượng khá cao nên cho năng suất cao, ổn định, đồng thời, để tránh vườn tiêu bị nhiễm bệnh vàng lá chết chậm, nông dân đã đào mương thoát nước, không để vườn tiêu bị ngập úng.

Viện Khoa học Kỹ thuật nông-lâm nghiệp Tây Nguyên cũng đã khuyến cáo nông dân cần sử dụng cây giống sạch bệnh, trong vườn tiêu có hệ thống thoát nước tốt, tránh làm tổn thương bộ rễ, thường xuyên bổ sung nguồn phân bón hữu có, sử dụng các chế phẩm vi sinh… để trồng, chăm sóc, hạn chế sự phát triển của các loại sâu bệnh hại cho cây tiêu…/.

Sfarm.vn tổng hợp & biên tập

Phân trùn quế được xem là phân hữu cơ vi sinh tự nhiên được rất nhiều nông dân trồng tiêu sử dụng.

Hộ trồng hồ tiêu sử dụng phân trùn quế

Xem thêm: Hướng dẫn bón Phân trùn quế trồng Hồ Tiêu.

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
5/5 - (1 bình chọn)