NÔNG NGHIỆP NHÀ NƯỚC SẼ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA Ở TÂY NGUYÊN

152 lượt xem

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ nghiên cứu chính sách hỗ trợ vốn cho phát triển cây mắc ca, như cho vay tái cấp vốn đối với các ngân hàng thương mại để cho nông dân vay lại, tương tự cho vay cá tra hỗ trợ đóng tàu, trồng cây cà phê, ông Nguyễn Tiến Đông, Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế của NHNN cho biết.

Tại Hội thảo Chiến lược phát triển cây mắc ca (maccadamia) được tổ chức tại Tây Nguyên ngày 7-2, ông Đông cho rằng, vấn đề cần quan tâm là những người thực hiện dự án cần có công bố về giống, quy hoạch trồng cây. “Việc quan trọng là xây dựng chuỗi giá trị cây mắc ca qua việc trồng, chế biến sâu, tiêu thụ. Việc này sẽ làm tăng giá trị thặng dư cho loại cây này, không để như cây cà phê, chủ yếu là xuất khẩu thô”, ông Đông nhấn mạnh.

Tại hội thảo, đại diện Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienvietPostbank) thông báo sẽ thu xếp 22.000 tỉ đồng tín dụng cho nông dân Tây Nguyên trồng cây mắc ca, một loại cây lấy hạt có giá bán cao hơn nhiều so với hồ tiêu, cà phê.

caymacca-phantrunque

Cây mắc ca được trồng tại huyện Tuy Đức, Đắc Nông

Hiện tại việc trồng cây mắc ca chỉ mới manh mún ở Tây Nguyên – một vùng đất và khí hậu rất phù hợp với loại cây này.

Theo ông Trương Đình Mạnh, Bí thư Huyện ủy huyện Tuy Đức, tỉnh Đắc Nông – địa phương đang trồng thử nghiệm giống cây này xen với cà phê và tiêu – trong thời gian qua nông dân đã được hỗ trợ về mặt kĩ thuật trồng, chăm sóc mắc ca nhưng vấn đề lo lắng hiện tại của người dân là vốn đầu tư.

Để giải quyết phần nào nỗi lo của nông dân, hiện nay tập đoàn Him Lam và LienvietPostbank đã hợp tác xây dựng gói sản phẩm dành riêng cho cây mắc ca, trong đó không chỉ cho vay vốn mà sẽ cùng đi với người dân trong quá trình trồng đến khi thu hoạch, theo ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó chủ tịch LienvietPostbank. Hai đơn vị này sẽ hỗ trợ về đầu vào như nhập khẩu giống, phân bón, hỗ trợ nghiên cứu chọn địa điểm, điều chỉnh giống cây, kỹ thuật, và hỗ trợ về sản xuất, chế biến và xúc tiến việc tiêu thụ, giải quyết vốn cho chi phí lao động.

Ông Dương Công Minh, Chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn Him Lam cho rằng, mắc ca là loại cây dài ngày, việc thu hoạch chỉ bắt đầu sau 3 năm, và trong khoảng 5 năm thì người dân sẽ thu hồi vốn, do vậy LienvietPostbank sẽ cho vay dài hạn từ 10-15 năm đối với các hộ dân trồng cây mắc ca; lãi suất cho vay sẽ dưới 10%, giải ngân theo từng chu kỳ phát triển của cây.

Ngoài ra, tập đoàn Him Lam cũng dành một nguồn tiền từ nguồn an sinh xã hội để mua bảo hiểm nông nghiệp cho người dân trồng cây mắc ca; giúp cho nông dân nếu kinh doanh khó khăn cũng sẽ có công ty bảo hiểm gánh vác.

Ngoài hỗ trợ việc trồng cây, tập đoàn Him Lam sẽ sớm xây nhà máy chế biến mắc ca tại Tây Nguyên, sẽ mời nhiều nhà đầu tư tham dự đầu tư vào dự án, đây cũng là cách tốt nhất để nông dân bớt lo đầu ra cho loại cây này, và tăng được giá trị thặng dư cho cây mắc ca.

Ông Vương Đình Huệ, Trưởng ban Kinh tế Trung ương cho rằng việc phát triển cây mắc ca ở Việt Nam có nhiều tiềm năng, trong đó có hai vùng phù hợp là Tây Nguyên và Tây Bắc, nhưng đến nay, Việt Nam chưa có chiến lược phát triển bền vững và tránh bẫy trở thành quốc gia cung cấp nguyên liệu giá rẻ.

Để khuyến khích nông dân đầu tư phát triển cây mắc-ca, Chính phủ đã có Nghị định số 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn có hiệu lực từ ngày 10-2-2014 quy định: “Các dự án trồng cây mắc-ca có quy mô từ 50 héc ta trở lên được ngân sách nhà nước hỗ trợ 15 triệu đồng/héc ta để xây dựng đồng ruộng, cây giống; hỗ trợ xây dựng cơ sở sản xuất giống cây mắc ca quy mô 500.000 cây giống/năm trở lên, mức hỗ trợ tối đa là 70% chi phí đầu tư/cơ sở …”.

[vc_row][vc_column width=”1/1″][vc_message color=”alert-info”]

Nông dân trồng mắc ca cần gì?

Ông Đoàn Lê Đức, nông dân trồng mắc ca tại Tuy Đức, Đắc Nông:

“Trồng cây mắc ca giải quyết bài toán đất trên 700 m2, cây mắc ca chịu hạn được, tốn ít phân bón và trâu bò không ăn lá. Cây này cũng ít sâu bệnh hơn. Hai cái cơ bản là trồng ở độ cao trên 700 m và phù hợp với tập quán của người dân.

Giá trị kinh tế của mắc ca hơn cà phê vì vốn đầu tư ít, phù hợp với tập quán canh tác của bà con. Giá trị kinh tế của mắc ca là 5,5 đô la Mỹ/kg trái tươi còn cà phê chỉ từ 2,5 – 3 đô la Mỹ.

Tuy vậy chúng tôi cũng gặp khó khăn nhiều về vốn, và giống. Mắc ca có hơn 10 loại giống, mỗi vườn cần tổ hợp giống phù hợp. Có nhiều loại giống được nhập về nhưng chưa được công nhận nên không dám đưa cho bà con trồng. Cây mắc ca không thụ phấn chéo nên trên một diện tích cần nhiều loại giống.”

Hiện Tuy Đức có khu giống nhưng chỉ phục vụ được 10 ha, trong khi nhu cầu lên tới 30 ha.

[/vc_message][/vc_column][/vc_row]

Theo thesaigontimes

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
5/5 - (1 bình chọn)