KHẢ NĂNG KHÁNG KHUẨN CỦA DỊCH TRÙN QUẾ

164 lượt xem

Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu khả năng kháng khuẩn của dịch chiết trùn quế tươi trên một số vi khuẩn gây bệnh cho động vật thủy sản và điều này hiện chưa có báo cáo khoa học nào đề cập đến.

Trùn quế và phân trùn quế hiện đang được sử dụng phổ biến làm thức ăn và xử lý ao nuôi cho nuôi trồng thủy sản.

Cũng có những khuyến cáo cho rằng sử dụng trùn quế làm thức ăn cho tôm ngoài việc cung cấp dinh dưỡng còn giúp tôm có sức đề kháng cao, khỏe mạnh và vượt qua bệnh phân trắng và tăng trưởng nhanh.

Tuy nhiên, khả năng giúp tôm đề kháng hay vượt qua bệnh chưa được các nhà khoa học chứng minh rõ ràng.

Việc tìm ra tính kháng khuẩn trùn quế cũng sẽ góp phần nào làm sáng tỏ vai trò cũng như tác dụng của trùn quế trong nuôi tôm nói riêng hay nuôi trồng thủy sản nói chung.

Trùn quế tươi được rửa nhiều lần bằng nước cất vô trùng, sau đó đem đi xay nhuyễn, ly tâm 5000 vòng/10 phút và thu dịch nổi.

Dịch nổi tiếp tục được lọc vô trùng và thu dịch trùn vô trùng sau lọc.

Khảo sát khả năng kháng khuẩn của dịch chiết trùn đối với một số vi khuẩn gây bệnh cho động vật thủy sản như: Vibrio harveyi, Vibrio parahaemolyticus, Vibrio alginolyticus, Aeromonas hydrophyla, Aeromonas caviae, Pseudomonas aeruginosa, E. coli, Staphylocococcus aureus ATCC 25923 (MRSA).

Khả năng kháng khuẩn của dịch chiết trùn quế được định tính bằng phương pháp đục lổ thạch và định lượng bằng phương pháp MIC (Minimum Inhibitory Concentration) trên thạch MHA (Mueller Hinton Agar).

Trong nhóm Vibrio, dịch chiết trùn quế có khả năng ức chế mạnh nhất đối với V. parahaemolyticus, kế đến là V.alginolyticus và V. harveyi); các vi khuẩn còn lại ức chế mạnh nhất đối với A. hydrophyla , kế đến là A. caviae và P. aeruginosa, ức chế yếu đối với S.aureus và E.coli.

Với đường kính vòng ức chế từ 9 -11.7 mm và MIC từ 8-32%.

Nguồn: Dương Nhật Linh, Nguyễn Văn Minh, Đan Duy Pháp. 2010. Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn của dịch chiết trùn quế (Perionyx excavatus) đối với một số vi khuẩn gây bệnh cho động vật thủy sản. Hội Nghị Công Nghệ Sinh Học Thuỷ Sản Toàn Quốc, Thành phố Hồ Chí Minh, 2/12/2010.

Sfarm.vn

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
2/5 - (1 bình chọn)