Đất mùn được hình thành do sự phân hủy các chất hữu cơ. Đây là thành phần quan trọng nhất của đất trồng. Mùn tuy chiếm tỉ lệ rất ít trong đất nhưng lại có giá trị cực kỳ lớn trong đất, đặc biệt là đất nông nghiệp. Vậy đất mùn là gì? Có những đặc tính nào. Cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu chi tiết bài viết sau đây.
1/ Đất mùn hữu cơ là gì?
Khái niệm
Trong khoa học đất, mùn có nghĩa là một chất hữu cơ, tồn tại ở lớp trên cùng của mặt đất. Là sản phẩm phụ của quá trình phân hủy thực vật, phân động vật nhờ các sinh vật đất như giun, côn trùng hoặc vsv,… Chúng ta có thể gọi là mùn hữu cơ hoặc đất mùn đều được.
Quá trình hình thành
Có thể hiểu đơn giản đất mùn được hình thành từ quá trình sau.
- Từ các hợp chất hữu cơ ban đầu được nhóm vi sinh vật trong đất phân giải thành các sản phẩm hữu cơ trung gian.
- Dưới tác động của nhóm vi sinh vật tổng hợp các sản phẩm trung gian thành các liên kết hợp chất phức tạp như nhân vòng thơm, mạch nhánh.
- Sau cùng là nhờ vi sinh vật tổng hợp trùng ngưng thành các hợp chất cao phân tử có màu nâu đen đến đen được gọi là mùn.
2/ Đặc tính, thành phần của đất mùn là gì?
Thành phần của đất mùn bao gồm phần không tan là các hợp chất hữu cơ chưa được phân giải và hợp chất humin. Phần hòa tan được là các axit mùn như axit humic và axit fulvic. Mỗi thành phần có những đặc tính khác nhau nhưng thể hiện chung đặc tính của đất mùn.
Axit Humic
Axit Humic là một thành phần chính của các chất Humic. Đó là những hợp chất hữu cơ quan trọng của đất (đất mùn), than bùn, than đá, nhiều suối miền núi,…Nó được tạo ra bởi sự phân hủy các chất hữu cơ sinh học chết. Nó không phải là một axit đơn mà là một hỗn hợp phức tạp của nhiều axit khác nhau có chứa nhóm carboxyl và phenolat. Để hỗn hợp có chức năng như một axit dibazơ (axit hai lần axit) . Hoặc đôi khi, như là một axit tribazơ (axit ba lần axit). Axit humic có thể tạo ra các phức với ion thường được tìm thấy trong môi trường tạo ra chất keo humic.
Axit Fulvic
Acid Fulvic là một thành phần cấu trúc của Humic và có nguồn gốc từ Acid Humic. Tuy nhiên, Acid Fulvic có trọng lượng nhỏ hơn rất nhiều do thời gian mùn hóa và phân hủy xác thực vật khác với với Acid Humic.
Acid Fulvic có thể giúp các chất dinh dưỡng được hòa tan nhanh hơn và tạo ra các ion vô cùng linh động. Tính di động của các ion này còn được nâng cao hơn nữa khi kết hợp với cấu trúc của Acid Fulvic và trở thành các chất dinh dưỡng hữu cơ. Các chất này rất dễ để cây trồng hấp thụ.
Humin
Humin là một phân đoạn nhỏ của Humic không tan trong kiềm (độ pH cao) và cũng không tan trong Axit (độ pH thấp). Humin không tan trong nước ở bất kỳ độ pH nào. Một trong những chức năng chính của Humin là nâng cao khả năng giữ nước, bổ sung kết cấu đất, duy trì tính ổn định của đất. Vì những chức năng quan trọng này mà humin được xem là thành phần then chốt trong việc nâng cao độ phì nhiêu của đất.
3/ Ưu nhược điểm của đất mùn là gì
Ưu điểm
– Lợi ích tổng thể của mùn chủ yếu liên quan đến việc làm giàu đất để tạo ra cây khỏe mạnh hơn.
– Chất mùn cải thiện cấu trúc của đất bằng cách liên kết các hạt với nhau. Cải tạo đất có hàm lượng cát và sét cực tốt.
– Chất mùn hút nước và chất dinh dưỡng, giúp giảm thiểu sự xói mòn của đất cát và nước chảy tràn.
– Mùn sẽ góp phần thay đổi cấu trúc đất và giúp đất tăng khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng.
– Giúp cây trồng sử dụng dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển.
Nhược điểm
– So với các loại phân bón như phân chuồng, phân mùn có hàm lượng chất dinh dưỡng thấp. Có thể làm tăng giá trị dinh dưỡng của cho mùn, nhưng sẽ mất vài năm vì mùn dựa vào vi khuẩn và giun đất để tạo ra các chất dinh dưỡng bổ sung.
– Do đó, để khắc phục yếu điểm của mùn, Đặng Gia Trang đã tiến hành phối trộn mùn với phân bón hữu cơ, vi sinh vật có lợi và các chất kháng khuẩn, ủ trong một khoảng thời gian đủ dài để tạo ra một loại đất sạch hữu cơ SFARM hoàn hảo, giàu dinh dưỡng cho cây trồng.
Đất sạch Sfarm giàu mùn hữu cơ
4/ Ứng dụng của mùn hữu cơ trong đất sạch hữu cơ SFARM?
Mùn hữu cơ là những hợp chất cao phân tử có cấu tạo gồm vòng nhân, mạch nhánh, nhóm định chức.
Rất quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Giúp tăng độ phì nhiêu của đất trồng, cải tạo môi trường đất được chất lượng hơn.
Do mùn hữu cơ hội tụ nhiều dinh dưỡng quan trọng, đặc biệt là acid humic nên đã được lựa chọn là thành phần nền trong đất sạch hữu cơ Sfarm.
5/ Vai trò của mùn hữu cơ trong đất sạch hữu cơ SFARM?
Với sự hình thành và tính chất đất
– Mùn là chất nền chính tạo nên đất sạch hữu cơ Sfarm
– Mùn có tác dụng cải thiện kết cấu đất trồng, giúp cho đất giữ nước, giữ chất dinh dưỡng tốt hơn.
– Góp phần làm tăng tính đệm của đất, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
– Mùn còn giúp cải tạo độ phì nhiêu hiệu quả, là tiêu chí quan trọng ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.
Với cây trồng
– Mùn hữu cơ cung cấp nguyên tố dinh dưỡng N, P, K, Ca, Mg, vi lượng đủ cho cây sinh trưởng và phát triển tốt mà không cần sử dụng phân bón hóa học.
– Mùn có tính khoáng hóa chậm nhưng thường xuyên hình thành các chất vô cơ ở dạng cây sử dụng được nên vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho cây trồng.
– Ngoài ra đất mùn còn giúp kích thích sự nảy mầm của hạt, phát triển của cây con, kích thích sự ra rễ, đâm chồi nhờ axit humic và axit fulvic. Góp phần làm tăng năng suất cây trồng.
Với vi sinh vật trong đất
– Mùn là nguồn thức ăn dồi dào cho các nhóm vi sinh vật trong đất. Đất giàu mùn sẽ có quần thể vi sinh vật phát triển phong phú. Từ đó quá trình phân giải, tổng hợp các chất hữu cơ diễn ra nhanh, cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cây phát triển.
– Sau mỗi mùa vụ thì lượng mùn sẽ giảm đi đáng kể. Do đó sự kết hợp của phân trùn quế và phân gà và mùn hữu cơ sẽ góp phần làm tăng chất mùn nhờ khả năng phân giải của vi sinh vật.
Lưu ý: Hạn chế sử dụng phân thuốc hóa học sẽ làm giảm số lượng vi sinh vật có trong đất gây ảnh hưởng đến quá trình phân giải chất hữu cơ.
Mùn hữu cơ hiện nay được ứng dụng nhiều trong trồng trọt và việc kết hợp mùn hữu cơ với các nguyên liệu tạo nên đất sạch là một sự phát triển vượt bậc tạo nên một loại giá thể trồng chất lượng cho nông nghiệp. Việc dùng đất sạch hữu cơ trồng cây hứa hẹn sẽ giúp cho vườn nhà bạn luôn xanh đẹp và phát triển mạnh hơn trong thời gian sắp tới. Chúc các bạn thành công!
*Xem thêm
- [ Nấm Trichoderma]: Thành phần, Tác dụng, Cách sử dụng hiệu quả
- Đất hữu cơ là gì? Top 5 loại đất trồng rau hữu cơ thông dụng nhất
- Cách ủ 3 loại phân hữu cơ phổ biến nhất hiện nay