Kinh nghiệm trồng lan cho vườn hoa rực sắc

1720 lượt xem

Đã từ lâu, hoa lan luôn là món ăn tinh thần không thể thiếu của những người yêu hoa với màu sắc vừa rực rỡ vừa thanh lịch tao nhã. Ngày càng có nhiều người muốn tự tay trồng cho mình những chậu lan tươi tốt trong vườn nhà. Vậy thì hãy cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu kinh nghiệm trồng lan cho vườn hoa rực sắc qua bài viết sau nhé!

1/ Thiết kế vườn

Để thiết kế vườn lan đúng cách, bạn cần lưu ý các yếu tố quan trọng là hướng nắng, hướng gió, giàn treo, lưới che, hệ thống tưới.

Đối với hướng nắng, bạn nên thiết kế hàng trồng theo hướng phổ biến là Bắc Nam để vuông góc với hướng chiếu sáng.

ớng Đông Nam có gió nhiều vào mùa mưa nên cần dùng lưới thưa để tạo độ thông thoáng. Hướng Tây Nam có nắng nhiều, đặc biệt vào mùa hè nên chọn loại lưới dày để giảm nhiệt cho vườn.

Giàn treo nên làm giàn bằng sắt với độ bền cao, chắc chắn. Thiết kế kệ đặt chậu thành nhiều tầng cho từng loại lan.

Chọn loại lưới che dày hay thưa tùy thuộc vào hướng nắng và hướng gió. Lắp hệ thống tưới phun sương sẽ tiện cho việc tưới nước hơn. Ngoài ra, bạn nên sắp xếp vị trí các chậu lan theo cùng giống, cùng độ tuổi dễ theo dõi chăm sóc.

2/ Kinh nghiệm chọn giống lan

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều giống lan, tùy vào nhu cầu sở thích và điều kiện vị trí, diện tích của vườn mà bạn sẽ chọn cho mình loại lan phù hợp.

Đối với người mới bắt đầu bạn có thể chơi những giống dễ trồng, dễ chăm sóc lại cho hoa đều, đẹp như Vũ nữ, Hồ điệp, Dendrobium, Hoàng thảo Thái Bình,…Nếu theo đuổi việc trồng lan lâu dài bạn có thể trồng những loại lâu năm như Ngọc điểm (lan Đai châu).

3/ Kinh nghiệm chọn giá thể trồng

Các loại giá thể phổ biến cho lan là than gỗ, xơ dừa, vỏ dừa,…Đối với than củi, bạn ngâm nước vôi trong từ 15 – 20 ngày, sau đó vớt lên phơi khô. Trước khi dùng chẻ thành đoạn nhỏ cỡ 2 x 2 x 3cm.

Vỏ dừa và xơ dừa cũng cần ngâm nước vôi trong khoảng một tuần để giảm độ chát sau đó vớt phơi khô. Cắt vỏ dừa thành đoạn dài khoảng 5 – 7 cm để trồng.

4/ Kinh nghiệm chọn chậu trồng

Chậu trồng lan thường dùng trước đây là chậu đất nung. Loại chậu này thích hợp trồng nhiều loại lan, khi trồng một thời gian rêu sẽ bám lên chậu cho màu đẹp và giữ ẩm tốt. Độ bền của chậu đất nung cao tuy nhiên về độ thoáng khí thì chưa phải là lựa chọn tối ưu nhất.

Hiện nay trên thị trường còn có thêm loại chậu nhựa với màu sắc và kiểu dáng giả chậu gỗ. Chậu nhựa có độ bền tương đối, độ thoáng khí cao do có thiết kế nhiều khoảng trống hơn, giá thành rẻ do đó đang được sử dụng phổ biến.

Ngoài ra tùy giống lan như lan ngọc điểm (lan đai châu) sẽ thường được trồng vào giò gỗ thay vì chậu.

Kinh nghiệm trồng lan

Kinh nghiệm trồng lan cho vườn rực sắc

5/ Kinh nghiệm trồng và nhân giống lan

5.2 Trồng lan

Chọn cây lan giống khỏe mạnh, không có bệnh hại, cây có tối thiểu 3 – 4 lá thật. Giá thể phải được xử lý cho sạch mầm bệnh trước khi trồng.

Sau khi trồng đặt chậu vào nơi thoáng mát để cây con hồi phục trong vòng 20 – 30 ngày, khi cây con sinh trưởng ổn định thì đem ra giàn, tiến hành các bước chăm sóc như bón phân, cắt tỉa và phòng trừ sâu bệnh hại để lan phát triển tốt nhất.

5.2 Nhân giống lan

Các cách nhân giống lan phổ biến là nuôi cấy mô, giâm cành, tách nhánh. Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng. Tùy loại lan mà chọn cách nhân giống cho phù hợp.

6/ Kinh nghiệm chăm sóc lan

Cây lan có đặc điểm chung là cây ưa ánh sáng nhẹ, cần độ ẩm cao. Tùy vào mỗi giai đoạn mà cây lan yêu cầu mức ánh sáng cụ thể hơn nên bạn cần chọn loại lưới che thích hợp.

Tưới nước cho lan nên tưới bằng vòi phun sương, tưới đều từ mặt lá đến rễ và giá thể. Hạn chế tưới vào buổi tối vì nước đọng lại trên các bẹ lá sẽ dễ phát sinh nấm bệnh.

7/ Kinh nghiệm bón phân cho lan

Các loại giá thể trồng lan là giá thể trơ, không có dinh dưỡng nên việc bón phân cho lan là rất cần thiết. Nên bón với lượng nhỏ nhưng chia thành nhiều lần bón để lan dễ hấp thụ. Bón đầy đủ và cân đối thì lan sẽ phát triển tốt và ít bệnh. Cách bón hiệu quả là pha phân với nước rồi phun trực tiếp vào rễ và lá.

Giai đoạn sinh trưởng lan cần lân để cây ra rễ khỏe, cần nhiều đạm để phát triển bộ lá, bạn cần bón đạm cá kết hợp với humic với định kỳ mỗi tháng 1 – 2 lần.

Giai đoạn lan ra hoa và nuôi hoa bổ sung thêm kali để hoa cho màu đẹp và độ bền hoa dài, bón ít đạm cá và nhiều dịch chuối, định kỳ 7 – 10 ngày/lần.

Lưu ý:

Ngày nay, nhiều vườn lan ưa chuộng sử dụng phân trùn quế dạng viên nén bón cho cây. Với đặc tính lành tính, đầy đủ dinh dưỡng, giàu humic, fulvic và vi sinh vật có lợi. Phân trùn quế giúp cây:

– Kích rễ chi chít, chồi xanh um

– Hoa đậm màu, chuẩn form

– Ngăn ngừa sâu bệnh gây hại

– Dinh dưỡng đều đặn, không lo nóng, xót rễ

8/ Kinh nghiệm phòng trừ sâu bệnh cho lan

Loại bệnh phổ biến gây hại trên lan là bệnh thối nhũn. Nguyên nhân là do những vi khuẩn xâm nhập vào những vết thương cơ giới trên lá, trên thân tạo vết thối và dần dần lây lan qua cây khác bằng nguồn nước tưới. Để khắc phục, bạn cắt bỏ hoàn toàn vết bệnh, sau đó bôi hỗn hợp vôi pha nước dạng sệt lên miệng vết cắt. Thực hiện càng sớm khi vết bệnh nhỏ thì càng dễ khỏi.

Lưu ý:

Thời gian gần đây, xu hướng phòng trừ sâu bệnh hại cho lan bằng chế phẩm sinh học, GE hay IMO… ngày càng lan rộng. Trong đó Ge thơm, GE quế, GE nha đam được nhiều nhà vườn ưa chuộng sử dụng. Bởi đặc tính kháng nấm bệnh, rửa ngộ độc, sát khuẩn vết thương… giúp tăng sức đề kháng cho cây.

Vậy là Đặng Gia Trang đã chia sẻ cho bạn kinh nghiệm trồng lan đầy đủ nhất. Hy vọng với những kinh nghiệm thực tế trên bạn sẽ tự tay tạo nên một vườn lan rực sắc cho riêng mình. Nếu có bất cứ thắc mắc gì thì vui lòng liên hệ Hotline 0902.652.099 để được giải đáp ngay bạn nhé!

Sfarm.vn

*Xem thêm:

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết