Cách trồng và chăm sóc hoa hồng tú cầu ra hoa tuyệt đẹp

1688 lượt xem
Hồng tú cầu, loài hoa nghe lạ mà quen. Với màu sắc và kiểu dáng hoa đẹp lạ, hồng tú cầu ngày càng được nhiều người săn đón để trồng trong vườn nhà. Hãy cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu cách trồng và chăm sóc hoa hồng tú cầu ra hoa tuyệt đẹp qua bài viết sau nhé!

1/ Nguồn gốc và đặc điểm của hoa hồng tú cầu

Cây hồng tú cầu có tên khoa học là Scadoxus multiflorus, có nguồn gốc từ châu Phi, một nơi có khí hậu nắng nóng quanh năm nhất trên thế giới.Bởi xuất xứ như vậy, cây hồng tú cầu chịu nóng rất tốt, tuy nhiên các giống hiện nay sợ nắng gắt và không chịu được lạnh giá.

Hồng tú cầu được gọi bằng nhiều tên khác nhau như cây huyết hoa, hoa quốc khánh, pháo bông,…thuộc họ cây thân thảo, khá xốp và mềm. Đặc biệt, từ hệ củ nằm sâu trong đất mà hồng tú cầu đâm chồi và phát triển, mỗi năm chỉ ra hoa một lần, tuy không có hương thơm ngào ngạt nhưng hoa mang vẻ đẹp lạ và lâu tàn, được nhiều người ưa chuộng.

Đặc điểm ở hồng tú cầu là mỗi cây có 3 – 5 lá dài từ 12cm – 17cm theo kiểu giả thân, lượn sóng, cuống lá có nhiều đốm tím. Hồng tú cầu thuộc dạng hoa kép, dạng chùm, một bông hoa thực mang đến gần 200 bông hoa nhỏ, tạo thành hình cầu. Cây ra hoa mỗi năm 1 lần vào khoảng khoảng tháng 4 đến tháng 8 và có độ bền từ 5 – 10 ngày.

2/ Ý nghĩa Hoa hồng tú cầu là gì?

Hoa hồng tú cầu khoác lên mình màu đỏ rực rỡ khỏe khoắn tượng trưng cho sự may mắn và khả năng vươn lên mọi điều kiện khó khăn, thử thách trong cuộc sống để chiến thắng. Hoa hồng tú cầu chỉ nở một lần trong năm, chúng đợi thời điểm thích hợp và điều kiện lý tưởng. Nhắc nhở mọi người rằng con người chỉ sống một lần trong đời, hãy nỗ lực hết mình và luôn có cơ hội để phát triển trong một thời điểm tốt. 

2.1 Cây Hồng Tú Cầu mang lại may mắn không?

Hồng tú cầu tượng trưng cho sự may mắn, sự kiên trì bền bỉ vì nó xuất thân từ vùng đất khắc nghiệt, và đem sự tươi sáng, đổi mới và làm đẹp cho không gian sống của bạn.

2.2 Cây Hồng Tú Cầu trong phong thủy

Mặc dù mang vẻ đẹp độc đáo nhưng một số chuyên gia phong thủy cho rằng cây hồng tú cầu không tốt cho phong thủy ở một vài vùng miền. Nó cũng được cho là một loài thực vật rất nguy hiểm, vì vậy nó hiếm khi được đặt trong nhà. Tuy nhiên cũng có ý kiến ngược lại, rằng ý nghĩa của hồng tú cầu khá sâu sắc về sự tươi sáng và khả năng tái sinh. Gia đình bạn có thể gặp may mắn trong cuộc sống hàng ngày tùy thuộc vào vị trí đặt hoa. 

Cach Trong Va Cham Soc Hoa Hong Tu Cau Ra Hoa Tuyet Dep

3/ Cách trồng hoa hồng tú cầu

3.1 Đất trồng hoa hồng tú cầu

Hồng tú cầu là một loại cây dễ trồng, loại đất phù hợp chỉ cần thoát nước tốt, phải tơi xốp, giữ ẩm tốt, giàu dinh dưỡng và sạch bệnh. Bạn nên trộn hỗn hợp đất trồng hồng tú cầu theo tỷ lệ 3 đất : 1 phân trùn quế : 2 xơ dừa và ủ 1 tuần trước khi trồng.

3.2 Điều kiện nhiệt độ trồng cây hồng tú cầu

Hồng tú cầu là loại cây ưa bóng râm nên chúng thích hợp để trồng trong nhà. Vì có nguồn gốc từ vùng khí hậu nắng nóng nên chúng không chịu được nhiệt độ quá lạnh, nên vào mùa đông, chúng sẽ trải qua giai đoạn ngủ đông. Cây sẽ chết khi ở nhiệt độ dưới 10 độ C, khi trồng ngoài trời bạn nên chú ý che chắn cho cây để đề phòng sương giá, và tốt nhất là nên để cây trong nhà

4/ Kỹ thuật trồng cây hồng tú cầu

Đầu tiên bạn chọn chậu cho phù hợp với số củ hồng tú cầu bạn định trồng, độ rộng miệng chậu từ 20 cm cho 1 củ, từ 30-40 cm cho 2 củ.

Tiếp theo bạn cho giá thể đã chuẩn bị sẵn và đổ vào ⅔ chậu, đặt củ đã làm sạch rễ ngay thẳng vào giữa chậu, cho thêm giá thể đến ⅔ thân củ, lưu ý không che mất vòi hoa ở đầu củ. Nếu bạn trồng sâu hơn, cây có thể sẽ lâu cho hoa nhưng về sau sẽ cứng cáp hơn. Sau khi trồng, tưới nước để giữ độ ẩm cho cây và đặt chậu ở nơi thoáng mát.

4.1 Cách chăm sóc cây hồng tú cầu

Một bước chăm sóc cần thiết cho hồng tú cầu đó là nước tưới. Chế độ tưới nước phụ thuộc vào giai đoạn sinh trưởng của cây. Khi cây đang ở trong giai đoạn ngủ đông, bạn chỉ cần tưới cho cây mỗi tuần 1 lần, vì cây đang úa tàn và rụng lá, chủ yếu được nuôi bởi dinh dưỡng có trong củ. Khi cây mọc mầm và trổ hoa, nhu cầu nước của cây tăng cao, lúc này bạn nên tưới một lần mỗi ngày vào lúc sáng sớm với lượng nước vừa đủ tránh gây sũng nước sẽ thối củ.

Về phân bón thì bạn cần cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây, bạn nên dùng các loại phân bón hữu cơ như phân bò ủ hoai hay phân trùn quế, đồng thời kết hợp các loại phân bón lá để giúp cây tốt hơn. Khi cây sinh trưởng tốt bạn nên ngừng tưới nước và bón phân chứa nhiều Kali như dịch chuối.

4.2 Cách xử lý cây nở nhiều bông

Để cây ra nhiều bông, bạn cần thường xuyên tỉa tỉa bớt cành lá, cành vóng, cành tăm, để cây thông thoáng và tập trung nuôi hoa. Ngừng bón phân đạm và bón nhiều kali để cây mau phát ra hoa.

4.3 Kỹ thuật bao hoa

Tuy tự bản thân hồng tú cầu có thể nở hoa rất đẹp, nhưng bạn vẫn cần biết đến kỹ thuật bao hoa để hoa nở đồng đều hơn. Bạn dùng giấy không thấm nước và quấn chặt, kín thành hình chóp khi hoa sắp nở. Hoa sẽ nở bung trong vài giây khi bạn tháo giấy quấn.

4.4 Nhân giống hoa hồng tú cầu

Hồng tú cầu có 2 cách nhân giống, có thể nhân giống bằng hạt và bằng củ. Bạn thu hạt của cây khi thấy các hạt này đã chín và lớp vỏ nhăn lại. Sau đó bạn nhẹ nhàng làm sạch phần thịt quả bằng cách chà xát hoặc bóc vỏ ra. Dùng giá thể có sa cấu nhẹ, rồi ấn nhẹ hạt, không vùi đất kín hạt mà để đầu hạt nhô lên hoặc ngang với đất.

Cách trồng bằng củ thì dễ dàng và cần ít kĩ thuật hơn. Khi hết mùa hoa, bạn đào nhẹ phần đất lên và tách củ con từ củ mẹ, loại bỏ các rễ thừa. Tạo một lỗ trên giá thể có kích thước gấp đôi củ, sau đó vùi đất khoảng ⅔ củ là được, và tỉ lệ thành công của phương pháp này cao nên được nhiều người áp dụng.

Với bài viết này, Đặng Gia Trang vừa chia sẻ với bạn tất tần tật bí quyết trồng và chăm sóc hoa hồng tú cầu. Vậy thì còn chần chừ gì mà không bắt tay ngay vào việc trồng cho mình những chậu hoa tuyệt đẹp bạn nhỉ? Nếu có bất cứ thắc mắc nào xin  vui lòng liên hệ Hotline 0902.652.099 để được giải đáp!

Sfarm.vn

*Xem thêm

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết