Tổng hợp các loại hoa hồng bụi siêu đẹp và dễ trồng

2598 lượt xem
Với đặc tính dễ tạo phom dáng, hoa to đẹp, hương thơm quyến rũ, hoa hồng bụi nhanh chóng trở thành loài hoa yêu thích của nhiều người. Hoa hồng bụi rất đa dạng trong chủng loại, vì thế có rất nhiều sự lựa chọn cho những người yêu hoa. Thật khó để xác định loài nào dễ trồng, dễ chăm sóc mà lại cho hoa đẹp phải không nào? Hãy để Đặng Gia Trang giúp bạn nhé, cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

1/ Đặc điểm hình thái của hoa hồng bụi

Bởi lẽ gọi là hoa hồng bụivì giống này thân mọc thành bụi, to khỏe, cứng cáp, có thể cao từ 0,5 – 2m, thậm chí có những loài cao đến 3m. Điểm nổi bật của giống hồng bụi là đa dạng về chủng loại, có những giống thân trung bình, mọc thành bụi nhỏ, lại có những giống phát triển tán rộng, bụi to.

Chính vì kích thước khác nhau nên hoa hồng bụi rất linh hoạt ở vị trí trồng, từ những nơi có không gian rộng lớn như công viên, khuôn viên biệt thự… đến những không gian chật hẹp như ban công, góc sân nhỏ,…

Hoa hồng bụi có loại mọc đơn, cũng có loại mọc thành chùm. Giống này có đặc tính rất siêng hoa, có thể nở quanh năm; hương thơm khác nhau từ nồng nàn, quyến rũ đến nhẹ nhàng, thanh thoát. Tùy từng loại, đường kính hoa dao động từ 8 – 15cm. Hoa có nhiều cánh và cách xếp khác nhau tạo nên nhiều kiểu hoa khác biệt và độc đáo.

Hoa hồng bụi có sức sống rất mãnh liệt, thích nghi tốt với nhiều kiểu thời tiết khác nhau, do đó được xem là Tổ tiên của các loại hồng. Tuổi thọ lâu năm, có loài sống đến 50 – 60 năm.

2/ Phân biệt hoa hồng bụi và hoa hồng leo

Có nhiều người nhầm lẫn giữa hồng leo và hồng bụi, chúng ta cần phải làm rõ thuật ngữ này.

Hồng leo có thân mềm mại, uyển chuyển, mọc thế rũ ngang hoặc vươn cao, chiều cao tối thiểu là 5m.

Trong khi đó, hồng bụi thân to, khỏe khoắn, cành nhánh rậm rạp, phát triển tán rộng, chiều cao tối đa là 3m.

Người ta trồng hồng leo với mong muốn tạo ra những giàn hồng xum xuê và lãng mạng, nhưng giống này đòi hỏi không gian rộng lớn, độ che phủ rất cao. Trong khi đó hồng bụi linh hoạt hơn, nhưng không kém sự lãng mạn.

3/ Điều kiện sinh trưởng của hoa hồng bụi

Hoa hồng bụi là loài cây ưa sáng, nếu không đủ ánh sáng cây sẽ không ra hoa. Có khả năng chịu nhiệt tốt, nhưng khi nhiệt độ quá cao (Trên 35 độ) cây sẽ cháy lá và khép cánh, do đó cần phải giảm nhiệt độ.

Cây ưa độ ẩm trung bình, không chịu được ngập úng.

4/ Những loại hoa hồng bụi siêu đẹp hiện nay

4.1 Hoa hồng bụi ngoại nhập

Trong những năm gần đây, giống hoa hồng bụi được nhập từ nhiều nước khác nhau như Mỹ, UK, Trung Quốc, Thái Lan,… Nhưng giống hồng bụi ghép mắt đến từ Thái Lan được ưa chuộng nhiều hơn bởi giá thành phải chăng, thích nghi tốt với khí hậu Việt Nam, giữ được đến 90% các ưu điểm của dòng bố mẹ. Cũng có những người sành hoa, ưa chuộng các giống đến từ Châu Âu, mang tính khiêu chiến trong kỹ thuật chăm sóc, mang vẻ đẹp độc lạ, mới mẻ.

Đây đều là những dòng ưa nắng, cần 6 – 8 giờ nắng/ngày. Tuy nhiên trong những ngày nắng nóng kéo dài bạn nên áp dụng các biện pháp giảm nhiệt như phun sương hoặc tưới muộn hơn.

4.2 Hoa hồng bụi cổ Việt Nam

Bên cạnh những giống ngoại nhập, hồng bụi cổ Việt Nam cũng đẹp không kém và đang dần trở thành trào lưu mới trong những năm gần đây. Đây là những giống hồng ngoại được nhập từ Châu Âu thuở xa xưa, thích nghi và trở thành loài hồng bản địa. Chúng có sức sống mãnh liệt, kháng sâu bệnh tốt và tuổi thọ cao.

Đa dạng trong chủng loại, từ các bụi lớn, sai hoa như giống hồng cổ Sapa, hồng cổ vân khôi; đến bụi nhỏ như hồng bạch Nam Định, hồng quế, hồng nhung.

4.3 Hoa hồng bụi loại phổ thông

Các loại này thường được trồng trong các giỏ hoa tạ các cửa hàng hoa, bất kỳ ai cũng có thể sở hữu được, chủ yếu là các giống hồng bụi nhỏ đến từ làng hoa Sa Đéc. Giống này nổi bật bởi dễ trồng, dễ chăm sóc và hoa lâu tàn.

Một số loại phổ biến như hồng tím ruốc, hồng nhung, hồng tường vi,…

Hoa Hong Bui

5/ Cách trồng hoa hồng bụi

5.1 Chuẩn bị

Đất trồng: Hoa hồng bụi thích hợp trồng loại đất nhiều mùn, thoát nước tốt, không gây đọng nước dễ làm thối rễ hoặc cây không phát triển tốt. Sử dụng phân hữu cơ ủ hoai rải bên dưới đáy chậu giúp thoát nước tốt hơn. Bạn có thể sử dụng đất phối trộn sẵn dành riêng cho hoa của SFARM, giúp bạn yên tâm về dinh dưỡng và tiết kiệm công sức.

Giồng trồng: Liên hệ các cửa hàng hoa uy tín, chọn cây giống xanh tốt, không bị nhiễm bệnh.

Tùy vào mục đích mà hoa hồng bụi có thể trồng trong chậu lớn hoặc bồn hoa ban công,…

5.2 Tiến hành trồng

Dùng kéo rạch bầu ươm, nhẹ nhàng đưa cây giống ra khỏi bầu ươm. Khi trồng dùng tay cố định cây, cho đất trồng vào chậu, dùng tay ấn nhẹ quanh gốc cho cây đứng vững. Sau đó tưới đẫm nước và đặt cây vào nơi râm mát hoặc che chắn cho đến khi cây hồi xanh thì đem ra chỗ nắng.

Tùy vào kích thước chậu và bồn hoa mà quyết định số lượng cây trồng, không được trồng quá khít dẫn đến cây không nhận đủ ánh sáng để quang hợp.

6/ Cách chăm sóc hoa hồng bụi

6.1 Ánh sáng

Hoa hồng bụi ưa sáng, cần lượng ánh nắng 6 giờ/ngày, nhưng không chịu được nắng quá gắt. Do đó, chọn vị trí trồng ưu tiên địa điểm có ánh nắng vào buổi sáng. 

Nếu thiếu ánh nắng, cây sinh trưởng không tốt, không cho hoa.

6.2 Tưới nước

Tưới mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng. Nếu trời nắng gắt nên tưới nhiều nước vào buổi sáng và chiều mát. Không tưới vào chiều tối, nước đọng trên lá,nụ dễ gây thối.

6.3 Bón phân 

Sau trồng khoảng 1 tuần, phun phân bón lá kích rễ phát triển khỏe mạnh. Khi thấy cây xuất hiện lá non, bón phân NPK dạng viên quanh gốc hoặc pha vào nước với liều lượng 1 muỗng cafe vào 4 lít nước, bón định kỳ hàng tuần.

6.4 Phòng trừ sâu bệnh

Các giống hoa hồng bụi có sức sống khỏe, kháng sâu bệnh tốt nhưng vẫn mắc các bệnh thường gặp ở hồng như phấn trắng, thán thư, bọ trĩ,…Cần thực hiện các biện pháp phòng trừ như cắt tỉa cành sâu bệnh thường xuyên, phun thuốc trừ bọ trĩ và nhện đỏ vào mùa hè, phun thuốc trừ nấm bệnh vào mùa mưa, trồng cây nơi có ánh nắng dồi dào giúp cây có sức đề kháng tốt và ngăn ngừa sâu bệnh.

7/ Cách nhân giống hoa hồng bụi

Hoa hồng bụi có thể nhân giống bằng cách giâm cành gỗ cứng. Chọn cành giâm khỏe, cắt 1 đoạn khoảng 30cm khỏi cành mẹ. Nhúng lần lượt vào thuốc trị nấm và thuốc kích rễ. Sau đó cắm vào giá thể giâm cành sao cho ⅔ cành giâm trong đất và lấp lại. Giá thể giâm không cần nhiều dinh dưỡng, có thể là cát hoặc đất sạch. Lưu ý phải giữ ẩm giá thể và vị trí ươm phải có ánh nắng.

Vậy là Đặng Gia Trang đã cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về hoa hồng bụi rồi, chúng tôi hy vọng những điều này sẽ giúp bạn trồng và chăm sóc hoa hồng bụi thật tốt. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào xin vui lòng liên hệ Hotline 0902.652.099 bạn nhé!

Sfarm.vn
=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết