Bị vây chặt tứ bề là cao su nhưng vườn bưởi Thanh Thủy ở xã Long Nguyên, huyện Bến Cát, Bình Dương vẫn sung sức, không nấm bệnh và xum xuê quả ngọt. Thu nhập từ vườn bưởi này có giá trị khoảng 1 tỷ đồng/ha/năm, gấp 10 lần cao su, cây “thời thượng” hiện nay ở miền Đông Nam bộ và Tây Nguyên. Bí quyết của Thanh Thủy chỉ là kỹ thuật cho bưởi ra nhiều lứa trên nền phân hữu cơ cao. Mỗi năm Thanh Thủy bón cho bưởi 3 đợt phân hữu cơ trùn quế vào thời điểm trước lúc làm trái cho lứa tới, mỗi đợt 100 kg/gốc, đấy là chưa kể các đợt bón phân amino axít qua lá được chiết xuất từ trùn quế.
So với các cây trồng khác, bưởi thuộc loại cần nhiều hữu cơ vì bộ rễ ăn nổi, chịu úng kém. Chính đặc điểm này đã đưa đến nguyên tắc trong việc chọn đất, đấy là đất trồng bưởi phải có kết cấu tốt, thoáng khí. Theo nghiên cứu của Tây Ban Nha thì bưởi thích hợp với đất có tỷ lệ sét 15-20%, Li mông (bùn) – 15-20%, cát mịn – 20-30%, cát thô – 30-50%. Đối chiếu với thực tế thì đấy là đất pha cát, đất phù sa. Có lẽ vì vậy mà các vùng bưởi ngon nổi tiếng trên cả nước đều gắn với phù sa của một con sông như Chợ Lách – Sông Tiền, Tân Triều – sông Đồng Nai, Phúc Trạch – sông La, Đoan Hùng – sông Hồng… Rễ bưởi ăn nổi và sẽ ngưng sinh trưởng phát triển khi tỷ lệ ô xy trong đất dưới 1,2 – 1,5%, bởi vậy cũng không được chọn đất có mực nước ngầm quá cao, nếu thấp như ĐBSCL thì phải lên liếp, mặt liếp phải cao ít nhất là 1 m so với mặt nước.
Cùng là cây có múi, á nhiệt đới, cũng được phân bố rộng từ xích đạo đến vĩ tuyến 42 nhưng bưởi lại tỏ ra ưa nền nhiệt độ cao hơn cam quýt. Quan sát thấy thời gian từ khi ra hoa đến chín ở các tỉnh phía Bắc dài hơn Nam bộ. Bưởi cũng không chịu độ cao, cứ lên cao 100 m thì thời gian từ ra hoa đến chín kéo dài thêm 1 tuần. Những giống có ruột đỏ thì trồng ở Nam bộ có màu đẹp hơn.
Trở lại vườn bưởi của Thanh Thủy ở Bình Dương nói trên, nhà vườn điều khiển chobưởi thu hoạch vào 3 thời điểm chính, tháng 5, tháng 8 và Tết Nguyên đán. Với gốc bưởi 9 năm, sản lượng quả tổng cộng khoảng 250 – 300 quả/gốc, trọng lượng trung bình đạt khoảng 1,3 – 1,5 kg/trái.
Với mức đầu tư lên đến gần 1 triệu tiền phân hữu cơ/gốc/năm, doanh số mỗi gốc bưởi đạt bình quân 6 triệu, tỷ lệ đầu tư chỉ vào khoảng 15% cũng không phải là quá cao. Tuy nhiên Thanh Thủy làm được điều kỳ diệu trên nhờ Thanh Thủy có đến 5 trại gà và 2 trại nuôi trùn. 2 loại phân này thường được bón thay đổi xen kẽ nhau.
Tất nhiên không phải ai cũng có điều kiện như Thanh Thủy nên việc sử dụng phân hữu cơ công nghiệp là chuyện đương nhiên. Trong sản phẩm của nhiều nhà sản xuất phân hữu cơ, chúng ta có thể tham khảo quy trình bón phân trùn quế SFARM cho bưởi như sau:
– Giai đoạn kiến thiết cơ bản: bón 30-40kg/1000m2.
– Đối với cây kinh doanh:
+ Bón sau khi thu hoạch: 50-80kg/1000m2.
+ Bón trước khi ra hoa: 30-50kg/1000m2.
+ Bón sau khi có trái non: 30-50kg/1000m2 (45 ngày/lần).
– Đối với cây có trái liên tục: 15-30 ngày bón 1 lần: 50-60kg/1000m2.
Ngoài ra, nên sử dụng thêm phân bón lá chất lượng cao SFARM PB01 giúp cho da bưởi bóng đẹp, bưởi có hương vị đậm đà.