Cây xoan đào là gì? Những điều cần biết về cây xoan đào

1381 lượt xem

Cây xoan đào là loại cây gì? Có lợi ích gì đối với đời sống con người? Mời bà con tìm hiểu những lợi ích của cây xoan đào, cùng cách sử dụng mụn dừa, trấu hun khi trồng cây qua bài viết dưới đây. Xem ngay với SFARM nhé!

Một số điều cần biết về cây xoan đào

Cây xoan đào là cây gì?

Cây xoan đào thuộc loại cây thân gỗ tự nhiên lớn, tên khoa học là Prunus Arborea. Cây xoan đào có chiều cao trung bình từ 20m đến 30m, với đường kính thân cây từ 40cm đến 65cm. Nhờ tốc độ sinh trưởng nhanh, một số cây lớn có thể đạt đường kính đến 85cm.

Vỏ xoan đào nhẵn, màu tro bạc, dày và chứa nhiều bì, với màu nâu nhạt. Khi trưởng thành, vỏ cây sẽ nứt dọc thân và bong tróc thành các mảnh nhỏ. Thân cây có mùi hôi nhẹ, tương tự mùi bọ xít. Lá cây là lá đơn nguyên, phiến dày, đầu hơi nhọn. Lá kép dạng lông chim, hình thuôn dài và mọc cách nhau.

Hoa xoan đào có màu trắng vàng, mọc thành từng chùm ở nách lá. Hoa đực và lưỡng tính có màu đỏ, mọc thành cụm. Mỗi bông hoa có 5 cánh, phủ lông mềm. Hoa thường nở vào tháng 3 đến tháng 4.

Quả xoan đào có hình cầu hoặc dạng trứng, đường kính khoảng 2cm. Khi chín, quả có màu vàng nâu, bên trong chứa hạt to và cứng. Quả chín vào thời gian từ tháng 8 đến tháng 9.

Cây xoan đào có khả năng chịu hạn tốt, thích hợp trồng trên các loại đất nghèo dinh dưỡng, đất nhiễm phèn, nhiễm mặn và đất khô hạn. Cây có thể phát triển khỏe mạnh trong điều kiện khó khăn mà không gặp phải nhiều vấn đề về sâu bệnh hay sinh trưởng chậm.

Ngoài ra, cây xoan đào có khả năng chống lại sự phá hoại của dê và cừu, vì vậy bà con có thể yên tâm trồng trong khu vực có vật nuôi mà không lo bị gây hại.

Cây xoan đào thường phân bố ở đâu?

Cây xoan đào có nguồn gốc từ các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, bao gồm Singapore, Malaysia, Lào, Campuchia, Indonesia,… Loài cây này thường xuất hiện rải rác ở các khu rừng thứ sinh và nguyên sinh.

Tại Việt Nam, xoan đào tập trung nhiều ở miền Đông Nam Trung Bộ và phân bố nhiều nhất tại các tỉnh như Bình Thuận và Đồng Nai.

Gỗ cây xoan đào thuộc nhóm nào?

Gỗ xoan đào thuộc nhóm IV, đây là nhóm các loại gỗ có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau. Mặc dù không sở hữu vẻ bóng bẩy hay láng mịn như một số loại gỗ cao cấp khác, nhưng gỗ của cây xoan đào được ưa chuộng để làm tủ bếp, vì gỗ xoan đào có ưu điểm là khả năng chống chịu tác động mạnh từ ngoại lực, có độ bền cao so với một số loại gỗ khác.

Đặc điểm của cây xoan đào
Đặc điểm của cây xoan đào

Cách nhận biết gỗ cây xoan đào

Nhận biết qua vân gỗ

Gỗ xoan đào được biết đến với vẻ đẹp tự nhiên nhờ những đường vân gỗ đều và thẳng, tạo điểm nổi bật đặc trưng. Khi bổ dọc thân cây, sẽ dễ dàng nhận thấy các hình vân núi xếp chồng lên nhau một cách hài hòa.

Không chỉ sở hữu những đường nét rõ ràng, bề mặt gỗ xoan đào còn đặc biệt mềm mại và mịn màng, khiến gỗ xoan đào được lựa chọn để sản xuất đồ nội thất và các sản phẩm trang trí cao cấp.

Nhận biết qua màu sắc

Để nhận biết gỗ xoan đào, người dùng có thể dựa vào màu sắc đặc trưng của loại gỗ này để chọn lựa được sản phẩm bền đẹp và chất lượng nhất. Gỗ xoan đào thường có màu đỏ hồng tự nhiên.

Mặc dù màu sắc có sự tương đồng với gỗ sưa – một loại gỗ quý hiếm, nhưng gỗ xoan đào phổ biến hơn và có giá trị ứng dụng cao trong đời sống hàng ngày.

Nhận biết qua mùi gỗ

Ngoài việc quan sát màu sắc, bà con hãy chú ý đến mùi của gỗ. Gỗ xoan đào khi còn tươi thường có mùi ngai ngái đặc trưng, khá khó ngửi. Tuy nhiên, sau khi trải qua quy trình sấy nghiêm ngặt, mùi khó chịu này sẽ được loại bỏ, đồng thời các độc tố tự nhiên trong gỗ cũng được xử lý, giúp các sản được làm từ gỗ xoan đào trở nên an toàn hơn cho người sử dụng.

Ứng dụng cây xoan đào trong đời sống

Cây xoan đào là loại cây đa dụng, được ứng dụng với nhiều mục đích khác nhau trong đời sống con người. Lá và vỏ cây có thể được chiết xuất để tạo ra tinh dầu hoặc sử dụng trong sản xuất phân bón và thuốc trừ sâu sinh học.

Ngoài ra, gỗ xoan đào được ưa chuộng trong ngành sản xuất nội thất, dùng để chế tác các sản phẩm như giường ngủ, bàn ghế, kệ tủ,… nhờ vào tính thẩm mỹ cao và có độ bền vượt trội so với một số loại gỗ thông thường.

Ứng dụng cây xoan đào trong đời sống
Ứng dụng cây xoan đào trong đời sống

Cách trồng cây xoan đào đúng kỹ thuật

Bước 1: Chọn giống

Để trồng cây xoan đào đạt hiệu quả, bà con nên chọn giống từ các cây mẹ khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, có tốc độ sinh trưởng nhanh và chất lượng gỗ tốt. Những cây mẹ từ 4 tuổi trở lên thường được ưu tiên vì hạt từ cây này có sức sống cao và khả năng nảy mầm tốt.

Quả giống cần được thu hái khi đã chín vàng đều, đảm bảo không bị hư hỏng hay sâu bệnh. Sau khi thu hoạch, bà con nên ngâm quả trong nước 3 – 4 ngày để làm mềm vỏ, sau đó xát sạch và rửa kỹ. Chỉ nên chọn những hạt chắc khỏe, không bị lép hay nứt vỡ.

Hạt giống sau khi xử lý cần được phơi dưới nắng nhẹ để khô đều nhưng không quá khô, nhằm giữ nguyên sức nảy mầm. Cuối cùng, bảo quản hạt ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh độ ẩm cao để đảm bảo hạt không bị mốc hoặc hỏng. Việc chọn giống cẩn thận sẽ giúp cây xoan đào phát triển tốt và cho gỗ chất lượng cao.

Bước 2: Thời vụ và mật độ trồng

Về thời vụ, trồng cây vào vụ thu (tháng 6 đến tháng 9) là lý tưởng nhất, vì đây là thời điểm đón đầu mùa mưa, giúp bà con có thể tiết kiệm nguồn nước tưới và giảm công chăm sóc, đồng thời cây xoan đào trồng vào thời gian này thường phát triển nhanh và mạnh.

Bên cạnh đó, vụ xuân (tháng 2 đến tháng 3) cũng là thời gian thích hợp, với khí hậu mát mẻ tạo điều kiện cho cây bén rễ và sinh trưởng tốt. Ngoài ra, bà con có thể kết hợp mô hình nông lâm nghiệp để tận dụng triệt để nguồn nước và phân bón dư thừa từ hoạt động canh tác nông nghiệp.

Cây xoan đào có thể được trồng thuần hoặc kết hợp với các loại cây khác để tối ưu hóa diện tích đất và nguồn lợi kinh tế. Nếu trồng hỗn giao với các cây bản địa lá rộng, nên áp dụng khoảng cách 4mx5m, với mật độ từ 400 – 500 cây/ha.

Trong trường hợp trồng xen kẽ với cây lát hoa, bà con có thể bố trí mô hình 1:1, tức là một hàng xoan đào xen kẽ một hàng lát hoa, với khoảng cách 3mx2m, đạt mật độ 1.660 cây/ha, bao gồm 800 cây xoan đào và 800 cây lát hoa. Đây là mô hình trồng “lấy ngắn nuôi dài” rất phù hợp để vừa tận dụng nguồn tài nguyên, vừa đạt hiệu quả kinh tế cao.

Đối với việc trồng thuần cây xoan đào, có thể áp dụng các khoảng cách như 2 x2m, 2,5mx2,5m, 3mx3m hoặc 4mx4m, tùy thuộc vào mục đích sử dụng và quy mô, với mật độ dao động từ 700 – 1.400 cây/ha.

Bước 3: Chuẩn bị đất và hố trồng

Đối với nhóm dạng lập địa B (có cây bụi), quy trình chuẩn bị hố trồng cây như sau:

  • Kích thước hố: Cuốc hố với kích thước 40cmx40cmx40cm.
  • Khoảng cách: Các hố cách nhau từ 3m – 4m, được bố trí giữa các hàng và so le theo hình nanh sấu.
  • Xử lý đất: Khi cuốc hố, tách riêng phần đất tốt và đất xấu.
  • Lấp hố: Vun hố theo hình mui rùa và kết hợp sử dụng màng nilon, giẻ rách để giữ nước hoặc dùng trấu và tro với tỷ lệ 1:2 phủ quanh gốc để giữ ẩm.
  • Bón phân: Sử dụng phân bón vi sinh với tỷ lệ 1kg/gốc nếu bà con muốn cây phát triển nhanh.
  • Thời gian chuẩn bị: Hoàn thành việc cuốc hố trước khi trồng ít nhất 3 ngày để đất được phơi ải.

Đối với nhóm dạng lập địa C (có cây bụi và cây gỗ rải rác), quy trình tương tự nhưng có một số điểm khác biệt:

  • Kích thước hố: Giữ kích thước hố là 40x40x40cm và khoảng cách giữa các hố trong hàng từ 3m – 4m.
  • Bố trí hố: Hố được đặt giữa các hàng và so le theo hình nanh sấu.
  • Xử lý đất: Khi cuốc hố, tách riêng phần đất tốt và đất xấu. Dùng đất tốt cùng với cỏ rác, thảm khô mục để lấp phần đáy hố.
  • Lấp hố: Vun đất theo hình mui rùa.
  • Bón phân: Sử dụng phân vi sinh với tỷ lệ 1kg/gốc để cây phát triển nhanh.
  • Thời gian chuẩn bị: Hoàn thành việc cuốc hố trước khi trồng ít nhất từ 7 đến 14 ngày để đảm bảo đất đủ thời gian phơi ải.

Bước 4: Bón phân

Sử dụng phân vi sinh với tỷ lệ 1kg/gốc để cung cấp dinh dưỡng và kích thích cây sinh trưởng. Thời gian cuốc hố là trước khi trồng rừng ít nhất 7 ngày, giúp đất được phơi ải, giảm độ chua và cải thiện chất lượng đất.

Trước khi trồng 2 ngày, sử dụng phân bón qua lá hoặc rễ để bón thúc, giúp cây có đủ dưỡng chất cần thiết ngay khi bén rễ, tăng khả năng phát triển nhanh chóng.

Bước 5: Trồng cây đúng kỹ thuật

Đầu tiên, dùng cuốc hoặc xẻng để bới một lỗ sâu bằng chiều cao của bầu cây trồng. Đối với đất thoáng và có đủ nước hãy đặt cổ rễ ngang mặt hố. Đối với đất thường xuyên ngập úng và khó thoát nước, đặt cổ cây cao hơn mặt đất từ 2 – 5 cm. Còn với đất khô hạn thì đặt cổ cây thấp hơn 2 – 5 cm để dễ dàng phủ lên bề mặt bằng các biện pháp giữ nước.

Sau khi đặt cây vào hố, vun đất xung quanh và nén đất xung quanh gốc cây, nén đất vừa phải để tránh làm vỡ bầu rễ của cây. Nên tạo luống để thuận tiện cho việc tưới nước cho cây.

Nếu nguồn nước hạn chế, có thể sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt kết hợp với các vật liệu như nylon, mụn dừa, mùn cưa, trấu hun, lá khô để tạo lớp đệm giữ nước quanh gốc cây.

Lưu ý: Không trồng cây khi đất đang bị ngập úng và không thoát nước được trong vòng 4 – 7 ngày, vì sẽ gây tình trạng úng rễ và chậm phát triển cho cây.

Mụn dừa và trấu hun thích hợp khi trồng cây 
Mụn dừa và trấu hun thích hợp khi trồng cây

Kỹ thuật chăm sóc cây xoan đào say khi trồng

Chăm sóc định kỳ

Để hạn chế sự phát triển của cỏ dại, bà con có thể phủ gốc cây bằng cỏ, rác, cây phân xanh hoặc các vật liệu tự nhiên khác. Sau mỗi trận mưa lớn, cần xới phá váng để đất không bị nén chặt, giúp cây dễ thở hơn.

Làm cỏ vào vụ xuân (tháng 1 – 2) và vụ thu (tháng 8 -9 ), xới sạch toàn bộ diện tích một lần mỗi vụ, xới gốc 2 – 3 lần trong năm. Bà con cần tưới đủ nước cho cây, đặc biệt trong mùa khô, để cây phát triển tốt và tránh tình trạng cây bị héo khô.

Cắt tỉa, tạo hình

Sau khi gieo hạt khoảng 1 tháng, mỗi hạt sẽ nảy mầm thành 1 – 4 cây con. Bà con hãy chọn nhánh khỏe nhất để lại 2-3 cây, loại bỏ cây yếu và thường xuyên nhổ cỏ để bảo vệ cây con.

Trong năm đầu tiên, chỉ tưới nước và tỉa nhánh khi cây cao từ 4 – 6m. Nếu muốn lấy khẩu độ gỗ theo mong muốn, hãy tỉa cành vào mùa xuân năm sau. Cây sẽ đạt độ cao và phân cành theo yêu cầu.

Bón phân

Sau 2 tháng tuổi, chọn 1 cây khỏe mạnh nhất trong mỗi hố để lại, nhổ bỏ những cây còn lại. Thường xuyên bấm tỉa nhánh phụ để tránh tình trạng phân cành sớm, giúp cây phát triển thẳng, thuận lợi cho việc thu hoạch gỗ.

Định kỳ xới gốc cây và bón phân NPK 200 – 400g/gốc vào các đợt tháng 4 và tháng 6. Nếu thời tiết khô hạn, bà con cần chú ý cấp đủ nước cho cây. Từ năm thứ 2 đến năm thứ 3, bón 500g NPK/cây vào mùa xuân, trước khi cây xoan đâm lộc. Từ năm thứ 4 trở đi, không cần bón phân nữa và có thể thu hoạch cây.

Phòng trừ sâu bệnh

Xoan đào thường bị sâu đục phá qua các vết xước trên vỏ cây, gây hại cho sự phát triển của cây. Để tránh tình trạng này, bà con cần chú ý không làm xây xước vỏ cây trong quá trình chăm sóc. Các biện pháp phòng ngừa sâu bệnh cho cây bao gồm:

  • Quét vôi vào gốc thân cây: Vào đầu mùa xuân, có thể dùng vôi quét vào gốc và thân cây, khoảng cách từ gốc lên đến 2 mét. Việc này giúp ngăn ngừa các loại sâu bệnh tấn công cây, đồng thời bảo vệ cây khỏi nấm và vi khuẩn gây hại.
  • Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: Tùy theo loại sâu gây hại, có thể sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phù hợp. Bà con lưu ý chọn loại thuốc an toàn và hiệu quả để tránh gây ảnh hưởng xấu đến cây. Thuốc nên được sử dụng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất và không lạm dụng để bảo vệ môi trường.

Thu hoạch và bảo quản cây xoan đào

Xoan đào là loại cây dễ trồng, có tốc độ sinh trưởng nhanh và gỗ có chất lượng cao, đặc biệt giá trị kinh tế của gỗ cây xoan đào cũng rất hấp dẫn, gấp 10 lần so với các loại cây trồng khác như keo và bạch đàn.

Một cây xoan đào 5 năm tuổi có đường kính ngang ngực từ 40 – 45cm có giá dao động từ 8 – 12 triệu đồng. Một sào đất (miền Nam) có thể trồng từ 120 – 180 cây xoan đào. Thời gian thu hoạch tối ưu là từ 5 – 8 năm tuổi, khi cây đã đạt chất lượng gỗ tốt nhất.

Nên thu hoạch gỗ xoan đào vào mùa khô hoặc mùa xuân, khi cây đã hoàn thiện quá trình sinh trưởng và gỗ không còn quá mềm.

Sau khi thu hoạch, định kỳ kiểm tra các khối gỗ đã được bảo quản để đảm bảo chúng không bị mối mọt hay hư hỏng. Nếu phát hiện có dấu hiệu của nấm mốc, cần xử lý ngay để bảo vệ chất lượng gỗ.

Thu hoạch cây xoan đào khi cây từ 5 - 8 tuổi
Thu hoạch cây xoan đào khi cây từ 5 – 8 tuổi

SFARM Blog đã chia sẻ đến các bạn những ứng dụng của cây xoan đào trong đời sống cũng như cách trồng và chăm sóc cây xoan đào đúng kỹ thuật. Mong bài viết đã giúp các bạn hiểu rõ thêm về cây xoan đào và có thể áp dụng cách trồng cây mà SFARM đã hướng dẫn ở trên thành công nhé!  

Xem thêm:

SFARM – Đặng Gia Trang vinh hạnh là nhà cung cấp tin cậy các sản phẩm vật tư nông nghiệp theo hướng hữu cơ, sinh học của hơn 1500 đại lý, cửa hàng trên toàn quốc. Mời quý Khách hàng liên hệ thông tin sau để đội ngũ SFARM có thể nhanh chóng hỗ trợ:

Website: https://sfarm.vn/

Hotline: 0902652099

Zalo: CSKH SFARM – 0902652099

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết