Cây bồ công anh có tác dụng gì và cách trồng ra sao?

2763 lượt xem

Bồ công anh được biết đến là một loại rau ăn giàu giá trị dinh dưỡng và được thu hái rất dễ dàng. Cây có hoa đẹp được sử dụng để trang trí cảnh quan, sân vườn ngoài ra có nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe. Hãy cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu về cây bồ công anh cũng như cách trồng và chăm sóc loại cây này nhé!

1/ Đặc điểm của cây bồ công anh

Cây bồ công anh hay còn gọi là rau mũi mác, rau mũi cày, cây diếp hoang…Cây có chiều cao trung bình từ 50 – 100cm, nhiều cây cao 1,5m. Bồ công anh là loại cây thân thảo, mọc đứng, có lá mọc so le nhau theo dạng răng cưa. Hoa có màu vàng thường mọc thành cụm ở đầu cành hoặc kẽ lá, mỗi hoa có từ 8 – 10 cánh. Hoa nở vào mùa hè (tháng 6 – 7), tàn và rụng vào tháng 9.

2/ Điều kiện sinh trưởng của bồ công anh

Cây bồ công anh là loài thực vật mọc hoang ưa ánh sáng, ẩm ướt và có đời sống ngắn ngủi. Ở Việt Nam, bồ công anh thường mọc ở các khu vực trung du đồng bằng có độ cao dưới 1000m so với mực nước biển.

3/ Cây bồ công anh có mấy loại?

Theo như nhiều tài liệu nghiên cứu thì ở Việt Nam cây bồ công anh có 3 loại chính được phân biệt rõ ràng qua hình thái, đặc điểm sinh trưởng và nơi phân bố như sau:

  • Cây bồ công anh thấp (Bồ Công Anh Trung Quốc): Giống cây lùn, thân cây ngắn có chiều cao tầm 60 cm. Lá có màu xanh lục mọc từ phần rễ lên, dạng lá đơn, mọc chụm lại thành gốc hoa thị, mép lá có răng cưa to nhỏ. Cây thuộc loại thuốc quý có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh, loại này rất tốt cho sức khỏe và được nhiều người sử dụng rộng rãi hiện nay.
  • Cây bồ công anh cao (Bồ Công Anh Việt Nam): Chiều cao trung bình của cây từ 1m trở lên, lá có hình mũi mác, hơi mỏng, nhăn nheo và mép lá có răng cưa thưa. Là loại thảo dược ít dùng phổ biến, cây mọc nhiều ở vùng trung du và miền núi nước ta.
  • Cây bồ công anh Chỉ Thiên: Cây thường được tìm thấy ở các tỉnh miền Nam, chủ yếu sử dụng để làm cảnh, làm rau và không được sử dụng để làm thuốc.

4/ Thành phần dinh dưỡng của cây bồ công anh

Bồ Công Anh chứa nhiều dược chất có lợi cho sức khỏe như fructose, taraxasterol, choline, inulin, pectin, sucrose, glucose. Chất đắng lactucin, axit lacturic và lactucopicrin. Vài nghiên cứu cho thấy trong bồ công anh có một loại hoạt chất taraxacum officinale có thể chống lại các khối u và hỗ trợ hệ tiêu hóa.

Đối với loại Bồ Công Anh Trung Quốc còn có các thành phần dược chất như asparagine, inositol, đường khử, chất nhựa, saponozit, men tyrosinaza.

Trong rễ có inulin, còn trong hoa thì có dược chất xanthophyll, saccaroza, glucoza, chất đắng, taraxacin inositol, lactate canxi, tinh dầu, chất nhựa, taraxasterol, cao su, protit.

Ngoài ra, trong lá bồ công anh có chứa dược chất luteolin 7 glucosid, apigenin 7 glucosid, cosmoziozit, bên cạnh đó là vitamin A, C, canxi và cung cấp nhiều chất sắt hơn rau bina (bó xôi). Hoa bồ công anh có chứa beta – carotene là tiền thân của vitamin A.

trồng bồ công anhTrồng bồ công anh

5/ Chuẩn bị trồng cây bồ công anh

5.1 Đất trồng

Cây bồ công anh rất dễ trồng trong nhiều điều kiện đất khác nhau. Đất trồng nên chọn loại đất mùn giàu dinh dưỡng vì có độ tơi xốp, thoáng khí và thoát nước tốt. Ngoài ra, bạn có thể trộn thêm ít xơ dừa hoặc mùn hữu cơ để nâng cao dinh dưỡng cho cây.

5.2 Cách chọn hạt, cây giống

Có thể trồng bồ công anh bằng cách trồng hạt hoặc trồng bằng cây giống. Lưu ý nên lựa chọn hạt giống to, mẩy, không bị lép thì mới đảm bảo tỷ lệ nảy mầm cao. Chọn cây giống khỏe mạnh, lá xanh mướt, không có dấu hiệu sâu bệnh hại. Có thể tìm mua hạt giống tại các tiệm cây cảnh uy tín và cây giống tại các vườn ươm lớn.

6/ Cách trồng cây bồ công anh

6.1 Từ hạt giống

Hạt giống sau khi mua về có thể gieo trực tiếp vào chậu mà không qua quá trình ngâm hay ủ hạt giống. Tiến hành gieo hạt vào chậu có chứa đất trồng dày khoảng 15 – 25cm rồi phủ lên trên hạt một lớp đất mỏng sau đó tưới phun sương đảm bảo độ ẩm để hạt nảy mầm. Các hạt nên giữ khoảng cách với nhau khoảng 5cm để khi cây lớn có thể dễ dàng tách riêng ra. Sau khoảng 3 – 4 tuần, khi cây đã đủ cứng cáp thì tiến hành chiết cây ra trồng riêng lẻ. Lưu ý khi tách nên lấy nguyên phần rễ và đất để lúc trồng cây sẽ nhanh hồi phục hơn.

6.2 Từ cây giống

Cây giống sau khi mua về nên để bầu khô không tưới nước, việc này giúp lúc lấy cây ra sẽ còn nguyên bầu đất. Thêm đất trồng vào khoảng 1/3 chậu, tiến hành cắt bọc bao quanh cây giống rồi cho vào giữa chậu sau đó thêm đất trồng và nén nhẹ để cố định cây.

7/ Cách chăm sóc cây bồ công anh

  • Tưới nước

Vào những ngày nắng nóng, hãy chú ý tưới nước hợp lý để cung cấp đủ độ ẩm cho cây. Vào mùa mưa nên tạo độ thông thoáng cho chậu để thoát nước tốt hơn, chỉ tưới 1 – 2 lần/tuần để hạn chế ngập úng.

  • Bón phân

Nếu trồng bồ công anh trong đất mùn thì điều kiện sinh dưỡng luôn được đảm bảo nên không cần bón phân cho cây. Khi trồng hoa bồ công anh trong đất kém dinh dưỡng nên lựa chọn phân NPK bón cho cây định kỳ 15 – 20 ngày/lần. Hoặc sử dụng phân hữu cơ (phân dê, phân gà…) bón 1 tháng/lần với một lượng nhỏ vì bón nhiều dễ gây nóng cho cây.

  • Cắt tỉa

Sau một khoảng thời gian cây lớn và phát triển thì nên tỉa bớt cành lá vươn quá dài. Nếu thấy cỏ dại mọc nhiều quanh cây hoa bồ công anh thì hãy nhổ cỏ, vệ sinh vườn thật sạch sẽ để hạn chế tạo điều kiện cho sâu bệnh gây hại.

  • Phòng trừ sâu bệnh hại

Khi trồng hoa bồ công anh cần chú ý các loại sâu bệnh, côn trùng gây hại như kiến, ốc sên, rầy,… Bên cạnh đó, cỏ dại cũng là tác nhân cần loại bỏ.

Trong quá trình ươm hạt, kiến là tác nhân gây hại, phá hỏng hạt giống nhưng khi cây ra hoa, kiến đóng vai trò giúp cây thụ phấn tốt hơn.

Có thể giã nhuyễn vỏ trứng rồi rải xung quanh chậu cây để hạn chế ốc sên hoặc bắt và loại bỏ trực tiếp. Rầy xuất hiện với số lượng ít thì sử dụng tăm bông thấm cồn lau qua để loại bỏ hoặc sử dụng thuốc tím rải trên bề mặt chậu cây.

8/ Thu hoạch

Như đã biết, hoa bồ công anh khi nở rộ rất dễ bị gió cuốn đi. Để hoa giữ được lâu hơn, bạn hãy đặt chậu hoa ở những nơi ít gió nhé. Có thể thu hái hạt để trồng cho vụ sau, chọn những hạt giống còn tươi khoảng 1 – 2 ngày thì ươm hạt ngay. Tốt nhất là giữ hạt khoảng 14 ngày trong điều kiện bình thường để tỷ lệ nảy mầm cao hơn.

Có thể dùng bồ công anh cắm cùng các loại hoa khác để trang trí nhà cửa, dùng kéo để cắt tỉa hoa để không làm ảnh hưởng đến cây.

Cắm hoa vào bình có nước, vì nếu không có đủ nước hoa sẽ rất nhanh héo. Nếu lỡ tay làm héo cuống hoa một chút thì chỉ cần để hoa vào nước, cuốn hoa sẽ hút nước và hoa sẽ tươi trở lại.

9/ Tác dụng của cây bồ công anh

9.1 Trong y học

Hoa bồ công anh được sử dụng làm dược liệu trong Đông y, có tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh như:

  • Chống loãng xương, xương yếu, dễ gãy
  • Điều trị chứng đau bụng, đau dạ dày, ăn uống không tiêu
  • Chữa trị điều trị viêm tuyến vú, tắc tia sữa ở bà bầu
  • Giảm viêm, hỗ trợ điều trị mụn trứng cá
  • Chống lại sự phát triển của khối u trong cơ thể
  • Bồi bổ cơ thể, chống suy dinh dưỡng, hỗ trợ điều trị suy nhược cơ thể
  • Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu
  • Hỗ trợ điều trị bệnh gout

9.2 Trang trí

Hoa bồ công anh được trồng để làm cây cảnh trang trí sân vườn, khu vui chơi trẻ em hoặc công viên giúp tăng yếu tố hài hòa với thiên nhiên, môi trường và tăng tính thẩm mỹ cho cảnh quan xung quanh.

9.3 Chế biến món ăn

Có thể sử dụng bồ công anh để chế biến thành các món ăn bổ dưỡng giúp cung cấp thêm khoáng chất và bồi bổ cơ thể

  • Rễ và hoa công anh phơi khô có thể sử dụng làm trà uống hằng ngày
  • Bồ công anh có thể chế biến thành các món ăn ngon miệng và bổ dưỡng
  • Chiết xuất bồ công anh thành loại nước sốt ăn kèm cho món ăn thêm hấp dẫn.

Như vậy bài viết này đã chia sẻ cho bạn cách trồng và chăm sóc cây bồ công anh. Mọi chi tiết thắc mắc vui lòng liên hệ Hotline 0902.652.099 nhé!

Sfarm.vn

*Xem thêm

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết