Bí quyết ủ phân đậu tương không gây mùi khó chịu

1820 lượt xem

Ngoài vai trò là món ăn, bạn sẽ chẳng thể ngờ rằng đậu tương còn tạo ra một loại phân bón hữu cơ “siêu cao cấp” cho cây trồng. Đặc biệt, rất thích hợp cho nông dân phố chăm sóc vườn nhà vừa hữu cơ vừa an toàn. Tuy nhiên, trong thời gian ủ phân đậu tương thường bốc mùi khó chịu do quá trình phân hủy đậu tương gây ra

Vậy ủ phân đậu tương thế nào để không gây mùi khó chịu? Cách sử dụng cho vườn nhà thế nào? Hãy cùng Đặng Gia Trang tìm đáp án trong bài viết hôm nay nhé!

1/ Công dụng

Phân đậu tương cung cấp đầy đủ nguồn đa – trung – vi lượng cùng các acid amin cho cây trồng, đặc biệt là acid humic giúp dễ dàng hấp thu dinh dưỡng và sử dụng phân bón một cách triệt để. Bên cạnh đó, chứa lượng đạm thực vật vô cùng cao (chiếm 40%)

– Giúp cứng cây, bật nhiều mầm, hoa to, đậm màu và bền hoa

– Hạn chế lá vàng, rụng lá trên cây và giúp bộ rễ phát triển mạnh

– Phòng ngừa, tăng sức đề kháng và hạn chế nấm bệnh cho cây

– Giúp đất tơi xốp, dinh dưỡng được giữ, hấp thu và sử dụng triệt để

– Tăng mật độ vi sinh vật có ích, phân hủy các chất khó tan và độc tố trong đất

2/ Cách ủ phân không gây mùi

Trong thời gian ủ diễn sẽ diễn ra quá trình phân giải protein trong đậu tương ở môi trường yếm khí, từ đó gây mùi khó chịu không mong muốn. Với cách ủ truyền thống cần đặt mẻ ủ nơi đất trống và xa khu vực sinh hoạt của gia đình

Để khắc phục tình trạng đó, bạn cần quan tâm đến việc hỗ trợ phân giải protein một cách tự nhiên và nhanh chóng. Phương pháp hiệu quả nhất đang được sử dụng chính là bổ sung thêm mật rỉ đường và chế phẩm vi sinh Emzeo (có thể thêm nấm Trichoderma) vào quá trình ủ. Cụ thể

2.1 Chuẩn bị

– Nguyên liệu: hạt đậu tương loại xấu

– Dụng cụ chứa: thùng nhựa có thể tích 25 lít

– Mật rỉ đường cung cấp nguồn thức ăn chất lượng cao cho vi sinh vật trong quá trình ủ

– Chế phẩm vi sinh Emzeo giúp phân giải protein, các chất có trong đậu nành thành dạng dinh dưỡng dễ hấp thụ cho cây. Hơn hết, giúp khử mùi hôi trong quá trình ủ

– Nước: sử dụng nước giếng, nước mưa không nhiễm phèn, nhiễm mặn. Nếu sử dụng nước máy, cần phơi nước 3-5 ngày để chất khử trùng clo bay hơi

– Vị trí ủ: nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp

Nguyên liệu ủ phân đậu tương

Nguyên liệu ủ phân đậu tương

2.2 Cách ủ phân xay nhuyễn

– Hòa tan 600ml mật rỉ đường và 16 lít nước sạch vào thùng nhựa. Sau đó, ngâm 10kg hạt đậu tương trong 8-10 giờ và đậy kín nắp

– Sau thời gian ngâm, hạt đậu tương trương nở ra và cho vào máy xay nhuyễn thành bột

– Đảo đều bột đậu tương với 200gr chế phẩm vi sinh Emzeo (có thể cho thêm nấm Trichoderma) được hỗn hợp sền sệt là đạt

– Đậy kín nắp và đặt nơi thoáng mát. Sau 4-5 ngày đầu tiến hành trộn đều mẻ ủ

– Sau 15 ngày cho thêm 15 lít nước sạch, khuấy đều và ủ tiếp. Cứ 4-5 ngày trộn đều một lần

– Thu hoạch thành phẩm phân đậu tương sau khoảng thời gian ủ 25-30 ngày

2.3 Cách ủ phân đậu tương nguyên hạt

– Hòa tan 600ml mật rỉ đường SFARM và 16 lít nước sạch cho vào thùng chứa. Sau đó, ngâm 10kg hạt đậu tương trong 8-10 giờ

– Bổ sung thêm 400gr chế phẩm sinh học Emzeo (có thể thêm nấm Trichoderma). Sau đó đậy kín, đặt nơi khô thoáng và tránh ánh nắng trực tiếp

– Cứ 5-7 ngày trộn đều một lần và đậy kín ủ tiếp

– Sau 20-25 ngày ủ, tiến hành bổ sung thêm 20 lít nước sạch vào mẻ ủ

– Thu hoạch thành phẩm phân đậu tương sau khoảng thời gian 50-60 ngày

2.4 Nhận biết mẻ ủ thành công

– Phân ủ có mùi thơm lên men đậu tương, không có mùi hôi thối

– Trong quá trình lên men vi sinh vật sinh một lượng khí lớn nên cần mở hé để khí thoát ra ngoài, rồi đóng kín lại

– Sau 4-5 ngày sẽ có lớp tế bào vi sinh màu trắng mọc ở lớp trên bề mặt mẻ ủ

– Sau khi thu hoạch, lọc lấy dịch đậu tương để sử dụng. Còn bã đậu tương dùng để bón góc cây hoặc ủ tiếp

3/ Cách bón phân

Đối với hoa hồng

– Tỷ lệ pha: 1 phân đậu tương : 20 nước sạch

– Tưới 100-500 ml/gốc, tùy vào nhu cầu của cây. Tưới cách gốc 40-60 cm và 1-2 lần/tháng

– Sau khi tưới cần rửa lại bằng nước sạch để bảo vệ bộ lá và tăng cường khả năng hấp thu của cây

Đối với hoa lan

– Tỷ lệ pha: 1 phân đậu tương : 20-30 nước sạch

– Phun đều toàn bộ lá, thân và giá thể

– Phun 1 lần/tuần. Nên phun vào sáng sớm (trước 9 giờ) hoặc chiều mát (sau 16 giờ)

Đối với rau ăn lá

– Tỷ lệ pha: 1 phân đậu tương : 50-100 nước sạch

– Phun định kỳ 3-5 ngày/lần

Đối với rau ăn quả

– Tỷ lệ pha: 1 phân đậu tương : 20-30 nước sạch

– Phun định kỳ 1 lần/ tuần. Đặc biệt, giai đoạn nuôi quả cần tăng số lần phun vì phân đậu tương giúp quả thơm và ngọt hơn

Vì sao cần sử dụng mật rỉ đường khi ủ phân đậu tương

Mật rỉ đường cung cấp nguồn thức ăn chất lượng cao cho vi sinh vật trong suốt thời gian ủ. Góp phần thúc đẩy thời gian ủ cũng như tăng chất lượng thành phẩm. Với các ưu điểm

– Hoàn toàn nguyên chất

– Độ hòa tan tốt trong nước

– Hàm lượng đường và cacbon ổn định trên 45%

– Hàm lượng dinh dưỡng và khoáng vô cùng đa dạng (P, K, Na, Cu, Zn, Mg,… )

Trên đây là cách ủ phân đậu tương không gây mùi khó chịu cho bạn và gia đình. Mọi thắc mắc bạn có thể liên hệ trực tiếp Hotline 0902.652.099 nhé!

Sfarm.vn

*Xem thêm:

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết