Bạn chưa có kinh nghiệm nhưng lại muốn trồng xương rồng để làm cây cảnh? Đừng lo bài viết dưới đây sẽ chỉ cho bạn cách trồng xương rồng vô cùng đơn giản lại dễ thực hiện mà bất cứ ai cũng có thể làm được. Cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu ngay nha!
1/ Giới thiệu về cây xương rồng
Hình ảnh cây xương rồng đẹp
Cùng một tên gọi là xương rồng nhưng gồm rất nhiều chi và loài khác nhau, mỗi loài lại có hình dáng riêng biệt. Ước tính có khoảng 1500 – 18000 loài xương rồng trên thế giới và Việt Nam có hơn 100 loài.
Những cây xương rồng cổ thường có hình cầu hoặc hình trụ dài mọc thành từng bụi lớn.
Xương rồng vốn dĩ mọc trên các vùng đất cát khô cằn nên lá cây tiêu biến trở thành các gai nhọn chi chít bao quanh cây. Thân cây mọng chứa nhiều nước để thích nghi với môi trường.
2/ Ý nghĩa của xương rồng
Sức sống mãnh liệt của xương rồng tượng trưng cho ý chí mạnh mẽ, sự nỗ lực không ngừng nghỉ để khẳng định bản thân trong cuộc sống. Xương rồng đại diện cho những người bên ngoài mạnh mẽ nhưng tâm hồn mong manh, giàu tình cảm.
Hình ảnh cây xương rồng đẹp
Về ý nghĩa trong tình yêu thể hiện cho sự mãnh liệt, bền bỉ và chung thủy. Dù trải qua khó khăn, thử thách vẫn vượt qua, đâm chồi nở hoa. Ý nghĩa của hoa xương rồng biểu trưng cho một tình yêu đơm hoa kết trái, một tình yêu phi thường, trải qua sóng gió và kết thúc có hậu.
Trong phong thủy hình ảnh, dáng vẻ của nó thuộc loại đặc biệt, thân hướng lên cao cũng giống như xương của con rồng có ý nghĩa mang đến sức mạnh, hóa giải sát khí mạnh mẽ, chính vì thế nó là một loại cây hóa hung cao, thường được trồng trong sân vườn, ban công hoặc hàng rào để hóa giải khí xấu, bảo vệ gia chủ khỏi điềm không lành.
3/ Tác dụng của xương rồng
Xương rồng làm món ăn: Một số loại xương rồng được chế biến thành món ăn (chủ yếu xương rồng tai thỏ). Cũng thuộc hệ xương rồng, quả thanh long là một trong những loại quả phổ biến nhất của loài xương rồng có thể ăn được và có tác dụng cung cấp dinh dưỡng và các vitamin cho con người.
Hình ảnh cây xương rồng đẹp
Cây cảnh trang trí, bảo vệ: Đặc tính nhiều gai nhọn, dễ gây sát thương nên xương rồng được trồng ở các hàng rào có tác dụng bảo vệ quanh khu nhà ở, tường rào trên cao tạo cảnh quan trang trí đẹp mắt lại có tác dụng đảm bảo an ninh rất tốt.
Thanh lọc không khí: Làm giảm tác hại của tia bức xạ phát ra từ các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại… Hấp thụ khí cacbonic nhả ra oxy, giúp làm sạch không khí trong lành hơn.
Sử dụng làm thuốc chữa bệnh: Lá xương rồng giúp thanh nhiệt, giải độc, nhựa cây chống ngứa hay chữa đau bụng, quả có thể làm thuốc trị bệnh.
4/ Phân biệt các loại xương rồng phổ biến hiện nay
Hiện trên thị trường có rất nhiều loại xương rồng phổ biến có khoảng 1300 loài với 100 chi, họ nhưng có thể tạm chia ra làm 3 loại là xương rồng dạng trụ, xương rồng dạng tròn và xương rồng cổ đại.
– Xương rồng trụ: Thân cây có hình trụ, gai mọc đều hai bên, có kích thước lớn và sinh trưởng nhanh hơn các loại xương rồng còn lại. Loại này thường dùng thân để ghép với các loài khác tạo ra các tác phẩm độc đáo.
– Xương rồng tròn: Có kích thước nhỏ nhắn nên thường được trồng vào chậu, có khả năng ra hoa nên được ưa chuộng làm cây phong thủy, cây cảnh văn phòng…Hiện nay đã lai tạo ra hàng trăm dòng xương rồng với màu sắc khác nhau, nổi bật là dòng xương rồng gym lem.
– Xương rồng cổ đại: Đây là loài có tuổi đời tới hàng trăm năm, tốc độ lớn rất chậm chỉ khoảng 10cm/năm. Loại xương rồng này ngày càng được săn đón để trang trí quán cà phê mang tính thẩm mỹ cao. Một số ít du nhập vào Việt Nam tuy nhiên khó chăm sóc nên số lượng cây lớn tại nước ta khá thấp.
Hình ảnh cây xương rồng đẹp
5/ Chuẩn bị trồng xương rồng
5.1 Chậu trồng
Tùy vào kích thước của cây xương rồng mà chọn chậu phù hợp với cây. Có thể sử dụng chậu với bất kỳ vật liệu nào song cần phải có lỗ thoát nước. Tuy nhiên chậu đất nung là lựa chọn tốt nhất vì khả năng thoát nước tốt, mẫu mã đẹp và giá thành rẻ.
5.2 Đất trồng
Xương rồng cần loại đất tơi xốp, thoát nước nhanh vì vậy bạn hãy chọn loại đất dành riêng cho loài cây này. Để tăng thêm độ thoát nước, bạn có thể trộn 2 phần đất trồng xương rồng với 1 phần đá trân châu (đá perlite).
Hiện nay, đất sạch hữu cơ SFARM loại chuyên dùng cho hoa – kiểng được nhiều người ưa chuộng sử dụng. Bởi đặc tính tơi xốp, thoáng khí lại giàu dinh dưỡng.
5.3 Thời gian trồng
Xương rồng có thể gieo trồng quanh năm nhờ sức sống mãnh liệt và khả năng chống chịu với thời tiết bất lợi. Tuy nhiên tránh gieo hạt hoặc trồng xương rồng vào mùa mưa vì trời âm u, ít ánh sáng cây sẽ không phát triển tốt. Đồng thời mưa nhiều cây sẽ dễ bị nhiễm nấm bệnh.
Cách trồng xương rồng
5.4 Vị trí đặt xương rồng
Không nên:
- Không đặt cây ở những vị trí then chốt như tiền sảnh của tòa nhà, hoặc mặt tiền của cửa hàng, hành lang hoặc đường đi lối lại.
- Loại cây này có nhiều gai nhọn, dễ gây sát thương khác nhau nên cần đặt ở chỗ kín đáo, để xa tầm tay của trẻ em.
- Tuyệt đối không đặt cây ở những vị trí như công viên, trường học có lối đi của trẻ em để tránh mắc phải những sự cố không đáng có.
Nên: Nhiều người chơi xương rồng lâu năm còn truyền đạt lại rằng, hướng tây bắc là hướng thích hợp nhất để có thể đặt một chậu xương rồng. Theo quan niệm của dân gian, hướng tây bắc là hướng cực kỳ u ám, nếu như đặt cây xương rồng ở đó có thể hạn chế tà ma, làm cho tà ma không thể nào xâm nhập vào khu vực có người đang sinh sống.
6/ Cách trồng xương rồng bằng hạt
6.1 Lựa chọn hạt giống
Lựa chọn hạt giống là một khâu quan trọng, cần chọn những loại hạt giống tốt để cây thích nghi với môi trường và phát triển khỏe.
6.2 Gieo hạt
Đảm bảo đất trồng dùng để gieo hạt phải đủ ẩm trước khi gieo. Dùng tay rải hạt thật đều lên bề mặt, rải thêm một lớp đất mỏng phía trên. Sau đó dùng màng bọc thực phẩm phủ kín rồi mang chậu ra nơi có nhiều ánh nắng.
6.3 Thời gian nảy mầm
Cách trồng cây xương rồng bằng hạt mất rất nhiều thời gian vì cây nảy mầm và phát triển rất chậm nên cần bạn phải kiên nhẫn. Sau gần 1 tháng, hạt giống mới lên mầm, khi thấy có gai tủa ra từ hạt mầm thì đã đến lúc gỡ màng bọc để cây quang hợp. Lúc này đất trồng khá khô cần tưới nước ngay để cung cấp độ ẩm cho cây.
6.4 Tiến hành trồng vào chậu
Khi cây xương rồng có đường kính khoảng 2 – 3 cm thì có thể tách ra để trồng vào chậu. Đất trồng phải đảm bảo tơi xốp và thoát nước tốt để cây con không bị úng.
Hình ảnh cây xương rồng đẹp
7/ Cách trồng xương rồng từ cây có sẵn
Cách trồng xương rồng này thích hợp cho những bạn chưa có nhiều kinh nghiệm. Dùng dao sắc đã được sát trùng trước để cắt phần nhánh cần nhân giống ra. Mang nhánh xương rồng vào chỗ thoáng mát 2 – 3 ngày để khô vết cắt, sau đó mới đem trồng vào chậu. Sau một thời gian, nhánh sẽ ra rễ và trở thành một cây xương rồng mới, là phiên bản hoàn hảo của cây mẹ.
8/ Cách trồng xương rồng với phương pháp tháp ghép
Cách trồng cây xương rồng này đòi hỏi người thực hiện phải có kinh nghiệm và am hiểu về kỹ thuật ghép.
Đầu tiên dùng dao bén vạt xéo gốc ghép, vạt hình nêm (như chữ V), hoặc cắt bằng, sau đó lấy cành ghép từ cây khác cũng vạt tương tự rồi ráp chúng lại với nhau cho liền mí.
Dùng chỉ hoặc dây thun ràng chặt chúng cho dính vào nhau. Việc ràng chỉ giúp mối tháp mau liền mí và giúp vết ghép không bị chênh.
Việc tháp cành nên thực hiện ngay khi vết cắt ở cành ghép và gốc ghép còn ướt nhựa cây để tỷ lệ thành công cao.
Hình ảnh cây xương rồng đẹp
9/ Cách chăm sóc sau khi trồng xương rồng
9.1 Ánh sáng
Cây xương rồng là cây ưa ánh sáng, nhất là ánh mặt trời trực tiếp vào ban ngày. Cây cần nhận ít nhất 6 giờ nắng mỗi ngày. Đối với xương rồng con, hạt mới nảy mầm hoặc được tháp ghép chỉ cần phơi nắng buổi sáng 1 – 2 giờ là đủ.
9.2 Tưới nước
Nên quan sát đất trồng khô hẳn rồi mới tưới, tưới vừa đủ cho nước ngấm tới rễ cây khoảng ¾ chậu trồng. Trồng xương rồng ở nơi có nắng nhiều, nhiệt độ cao thì tưới 2 – 3 lần/tuần, để ở bàn làm việc, cửa sổ thì tưới 1 lần/tuần.
Hình ảnh cây xương rồng đẹp
9.3 Nhiệt độ
Xương rồng có thể chịu đựng được khoảng nhiệt độ từ 10 – 50 độ C để sinh tồn ngoài tự nhiên. Nhiệt độ thích hợp nhất để cây luôn khỏe mạnh và căng tràn sức sống là từ 15 – 28 độ.
9.4 Dinh dưỡng
Bón loại phân phù hợp theo từng thời kỳ phát triển của cây:
– Thời kỳ cây con: bón phân NPK 16-16-8 kết hợp với 20-20-20.
– Thời kỳ tăng trưởng: loại phân bón phù hợp để cây phát triển tốt là NPK 18-19-30 (dùng để bón thường xuyên) hoặc 20-30-20.
– Thời kỳ ra hoa, khi cây đến mùa sinh sản: dùng NPK 6-30-30.
– Phân bón giúp kích thích ra hoa: NPK 10-60-10 (dùng lúc cây đang khoẻ, đến khi cây ra nụ thì ngưng để tránh làm cây bị suy yếu).
Liều lượng phân pha để tưới dùng từ 1 – 1,5g với 1 – 1,2l nước, tưới 10 – 15 ngày/1 lần.
9.5 Thay chậu xương rồng
Tiến hành thay chậu cho xương rồng khi thấy chậu quá nhỏ so với kích thước cây. Việc thay chậu đồng thời thay luôn đất trồng sẽ hạn chế được nấm bệnh và đầy đủ dinh dưỡng cho cây hơn. Cứ khoảng 6 – 12 tháng sẽ thay đất định kỳ cho xương rồng.
Hình ảnh hoa xương rồng đẹp
9.6 Phòng trừ sâu bệnh hại
Rệp sáp
Rệp bám trên thân hút chích nhựa cây làm cây phát triển chậm. Kiến tha rệp tấn công sen đá.
– Cách phòng trừ: Sử dụng thuốc tím diệt rệp sáp rải xung quanh gốc sen đá hoặc trộn vào đất trồng để phòng tốt hơn.
Bệnh thối gốc
Ban đầu các vết đốm thối chứa nhiều nước màu xám hoặc nâu đen, khi lan rộng cây bị khô và chết.
– Biện pháp: Chọn đất và phân hoai không có nấm bệnh, công cụ ghép phải được khử trùng bằng cồn 70%, những cây bị bệnh nhổ bỏ và tiêu hủy. Phun định kỳ thuốc Daconil 0.1%.
Hình ảnh cây xương rồng
Bệnh đốm than
Các vết đốm nhiều nước màu nâu nhạt lõm xuống, lúc ẩm ướt đốm bệnh xuất hiện các chấm đen nhỏ trồi lên.
– Biện pháp: Nắm vững chế độ nước tưới, tránh tưới quá nhiều. Khi cây bệnh cần phun luân phiên thuốc Boocdo 1% hoặc Topsin 0.1% cách nhau 7 – 10 ngày.
Hãy học ngay cách trồng cây xương rồng để có nhiều chậu cây thiệt xinh xắn. Mọi chi tiết thắc mắc xin vui lòng liên hệ Hotline 0902.652.099 nhé!
*Xem thêm:
- Cách trồng và chăm sóc cây Kim Ngân xanh tươi rực rỡ
- Hướng dẫn cách trồng sen Nhật mini cho hoa lung linh
- Cách trồng hoa cẩm chướng trong chậu cho ban công
- Cách trồng và chăm sóc cây vạn niên thanh