Trồng lan hồ điệp bằng than củi đã không còn xa lạ đối với nhiều người chơi lan. Quả vậy so với những loại giá thể khác, than củi là loại thần dược hữu hiệu và tốt nhất cho vườn lan của bạn. Vậy, tiếp sau đây bạn hãy cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu về cách trồng lan hồ điệp bằng than củi một cách đầy đủ nhất nhé!
1/ Than củi – “thần dược” của lan hồ điệp
Theo kinh nghiệm đúc kết lâu đời, bạn có thể trồng lan bằng nhiều loại giá thể khác nhau như: Xơ dừa, đá, gỗ cây,…. Nhưng trong tất cả những giá thể đó thì than củi lại được xem như là “thần dược” của lan hồ điệp.
Quả vậy, việc trồng lan hồ điệp bằng than củi không chỉ giúp cây hạn chế sâu bệnh tốt hơn 65% so với những loại giá thể khác. Mà còn giúp rễ lan đạt hiệu quả sinh trưởng tốt hơn.
Bởi lẽ, than có khả năng tiệt trùng và các loài côn trùng không thích làm tổ hay sinh sống trên than. Ngoài ra, giá thể bằng than hút nước và khoáng tốt từ đó rễ lan có thể dễ dàng hấp thụ dinh dưỡng.
Vậy có thể khẳng định rằng, than củi là giá thể tốt nhất để trồng lan hồ điệp.
2/ Chuẩn bị dụng cụ trồng lan hồ điệp bằng than củi
2.1 Chọn chậu để trồng than củi
Để chọn chậu cho lan hồ điệp, bạn nên dựa vào kích thước cây lan mà chọn chậu cho phù hợp. Không nên chọn chậu có kích thước quá lớn vì cây sẽ thừa dinh dưỡng và khó ra hoa, cũng không nên chọn chậu quá nhỏ vì sẽ làm cây còi cọc.
Đối với cây nhỏ bạn có thể chọn chậu có đường kính khoảng 8cm còn với cây lớn, chậu nên có đường kính từ 12-15cm.
Tốt nhất bạn nên chọn cho cây chậu thủy tinh trong suốt để giúp cây có thể quang hợp tốt. Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn chậu làm từ đất nung sáng màu, thông thoáng và có khả năng hút nước tốt.
Bạn nên tiến hành ngâm chậu vào nước 2-3 tiếng để chậu no nước trước khi trồng.
2.2 Chọn than củi
Than củi quả thật là giá thể tốt cho cây, tuy nhiên phải bắt buộc là than được tạo ra từ sự cháy của củi. Đặc biệt, không được sử dụng than đá khai thác từ các mỏ quặng vì sẽ ức chế sinh trưởng của cây.
3/ Cách xử lý than khi trồng lan hồ điệp
Đối với than trước khi sử dụng làm giá thể trồng lan hồ điệp, bạn phải trải qua một số bước xử lý:
– Rửa sạch than bằng nước để trôi đi những tạp chất và khoáng bẩn.
– Tiến hành đập nhỏ than đến kích thước khoảng bằng ngón tay cái. Tránh làm kích thước than quá nhỏ vì sẽ ảnh hưởng nhiều đến độ thông thoáng của giá thể.
– Rửa lại than bằng nước tinh khiết hoặc nước vôi trong rồi phơi khô là ta đã có một giá thể trồng lan hồ điệp tuyệt vời.
Bạn hoàn toàn có thể trộn than với các giá thể khác như xơ dừa hay vỏ thông để tăng hiệu quả trồng lan.
Trồng lan hồ điệp bằng than củi
4/ Tiến hành cách trồng và chăm lan hồ điệp bằng than củi
4.1 Các bước trồng lan hồ điệp đơn giản bằng củi
– Bước 1: Rải lớp than đã chuẩn bị vào đáy chậu sao cho chiếm khoảng 1/3 thể tích của chậu.
– Bước 2: Cho một ít xơ dừa vào chậu rồi cho cây lan hồ điệp vào, cố định cây thẳng đứng bằng xơ dừa.
– Bước 3: Cho một ít xơ dừa hoặc vỏ cây ở lớp trên cùng sao cho còn cách miệng chậu một khoảng 1-2cm. Vỗ nhẹ xung quanh thành chậu để nén giá thể ở mức vừa đủ.
– Bước 4: Tưới nước đủ ẩm cho cây và đặt cây ở vị trí thông thoáng và ít ánh nắng trực tiếp. Bạn có thể tiến hành che bóng cho cây bằng lưới hay dàn che.
4.2 Nhiệt độ thích hợp cho lan hồ điệp phát triển
Lan hồ điệp là loài ưa thích nhiệt độ ấm áp. Cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt ở ngưỡng từ 13-28oC. Trong thời gian cây ra hoa, bạn nên duy trình nhiệt độ môi trường ổn định ở khoảng 16oC, như thế sẽ giúp cây lan hồ điệp của bạn ra được nhiều hoa và thời gian nở hoa được kéo dài.
4.3 Ánh sáng và độ ẩm cho cây phát triển
– Về ánh sáng: Lan hồ điệp là một loài ưa sáng, tuy vậy lại không thích hợp để chịu ánh sáng trực tiếp từ mặt trời trong thời gian dài. Vì thế bạn nên đặt cây ở nơi râm mát, có mái che và có nhiều ánh sáng phản xạ. Trong trường hợp bạn đặt cây trong nhà, hãy chọn vị trí cửa sổ hay dưới mái che của ban công để cây lan của bạn có thể sinh trưởng tốt nhất.
– Về độ ẩm: Lan hồ điệp sinh trưởng tốt nhất khi độ ẩm môi trường đạt từ 50-80%, vậy tốt nhất bạn nên phun sương cho cây mỗi ngày.
4.4 Tưới nước và cung cấp dinh dưỡng cho hoa lan hồ điệp
– Tưới nước: Là loài cây tương đối ưa ẩm nên bạn có thể tưới nước cho cây thường xuyên. Tuy nhiên, không nên tưới quá nhiều nước vì sẽ dễ khiến cây bị úng và thối. Vậy bạn có thể tưới theo cách sau: Mùa hè 2 ngày/lần, mùa thu và xuân: 5-6 ngày/lần, mùa đông 10 ngày/lần. Bạn nên tưới nước cho cây vào ban trưa để hạ nhiệt độ môi trường và tăng độ ẩm cho cây, không nên tưới cây vào buổi tối.
– Cung cấp dinh dưỡng: Bón phân cho cây không chỉ giúp cây sinh trưởng tốt mà ở các thời điểm nhạy cảm như chuẩn bị ra hoa, bón phân giúp nâng cao hiệu quả lên gấp bội. Loại phân bón thường dùng là NPK 14:14:14. Bạn nên bón cho cây vào mùa hè hoặc vào lúc cây đang phát triển mạnh. Bên cạnh đó, phân trùn quế viên nén rất được ưa chuộng sử dụng cho lan với liều lượng 20-30gr/chậu.
4.5 Cách kích thích cho lan nhanh ra hoa
Thông thường thời gian tính từ khi nở cho đến khi hoa lan hồ điệp tàn là khoảng 3 tháng. Khi bạn nhận thấy hoa đã tàn, cuống lá từ màu xanh chuyển sang màu nâu nhạt, lúc này bạn hãy tiến hành cắt bỏ cuống hoa. Trong trường hợp hoa tàn nhưng cuống hoa còn xanh, bạn hãy cắt 10-12cm cuống hoa để thích thích cây ra chồi mới. Khoảng từ 3-4 tuần sau khi cắt, cây sẽ xuất hiện chồi hoa mới.
Trồng lan hồ điệp bằng than củi không chỉ đơn giản mà còn mang lại hiệu quả cực kì cao. Vậy đừng chần chờ nữa, hãy tự trồng cho mình một chậu lan hồ điệp vừa rực rỡ vừa ý nghĩa nhé. Với bất cứ thắc mắc nào bạn hãy liên hệ ngay đến Hotline 0902.652.099 để được tư vấn nhiệt tình và chính xác nhất nhé!
*Xem thêm:
- Cách nhận biết và trồng lan hoàng lạp cực đơn giản
- 2 cách nhân giống lan hồ điệp đơn giản nhất
- Những điều cần biết về lan trầm trắng không thể bỏ qua
- Lan hài mốc hồng là gì? Cách trồng và chăm sóc