Cách trồng lan hồ điệp chuẩn chuyên gia

1757 lượt xem

Lan hồ điệp tượng trưng cho vẻ đẹp quý phái, lộng lẫy, làm cho không gian trưng bày thêm bắt mắt, thanh lịch. Là loài lan có hoa to, đẹp và đa dạng trong chủng loại. Lan hồ điệp còn được biết đến với tuổi thọ hoa bền nhất, kéo dài 3 – 4 tháng. Nếu biết cách trồng và chăm sóc hợp lý, có thể kéo dài tận 6 tháng. Vậy bạn đã biết cách trồng lan hồ điệp cho hoa đẹp và bền nhất chưa? Hãy cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

1/ Điều kiện ngoại cảnh của lan hồ điệp

1.1 Ánh sáng

Theo chu kỳ sinh trưởng của lan hồ điệp, nhu cầu ánh sáng tăng dần theo thứ tự cây con, thời kì bánh tẻ và giai đoạn thúc đẩy ra hoa. Lan hồ điệp rất sợ ánh nắng mặt trời trực tiếp, nên che chắn khi nắng nóng.

Vào mùa hè và mùa thu, che đi 75 – 85% ánh sáng, che 2 lớp lưới. Còn vào mùa đông ít ánh nắng, chỉ cần che 40% ánh sáng, phủ 1 lớp lưới là được.

1.2 Độ ẩm

Độ ẩm thích hợp cho lan hồ điệp sinh trưởng là 50 – 80%. Vào những ngày độ ẩm thấp, che chắn hạn chế thoát hơi nước hoặc rải lớp sỏi, dương xỉ lên bề mặt giữ ẩm.

1.3 Nhiệt độ

Đối với lan hồ điệp, nhiệt độ ban ngày 18 – 29 độ là thích hợp, ban đêm dao động khoảng 13 – 18 độ.

Sự chênh lệch nhiệt độ rất có lợi trong giai đoạn phân hóa mầm hoa, nhiệt độ ban ngày khoảng 25 độ, ban đêm tầm 18 độ, kéo dài 3 – 6 tuần. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể là nguyên nhân dẫn tới rụng nụ.

1.4 Nước

Duy trì tưới 2 – 3 ngày/lần vào mùa hè, 10 ngày/lần vào mùa đông. Thời điểm tốt nhất để tưới trong ngày là vào buổi sáng, vì lá sẽ khô nhanh không đọng nước. Bên cạnh đó, cần lưu ý khả năng giữ nước của giá thể để điều chỉnh lượng nước tưới phù hợp.

2/ Giá thể thích hợp cho lan hồ điệp

Yêu cầu đối với giá thể trồng lan hồ điệp là phải tơi xốp, thoáng khí và có khả năng giữ nước tốt. Với những loại giá thể khác nhau sẽ có chế độ chăm sóc, nước tưới và giữ ẩm khác nhau.

– Than củi: Đây là loại giá thể được sử dụng phổ biến, có tuổi thọ lâu bền, bảo vệ rễ tốt. Nhưng than củi có khả năng giữ muối và phân bón nên cần xả lại với nước thường xuyên.

– Dớn: Không đóng rêu và hút ẩm tốt, nên dùng phối hợp với các vật liệu khác để đạt hiệu quả tốt hơn.

– Vỏ dừa khô: Đây là giá thể rẻ nhất, giữ ẩm tốt nhưng dùng không bền, dễ mọc rêu. Trước khi sử dụng phải ngâm vài ngày vì có chứa nhiều muối.

– Vỏ cây: Sử dụng các loại vỏ lâu mục, giá thể phổ biến hiện nay là vỏ thông.

3/ Chuẩn bị trồng lan hồ điệp

3.1 Thời gian trồng

Lan hồ điệp thích hợp trồng trong nhà hoặc nhà kính trồng lan, bạn có thể trồng lan hồ điệp quanh năm với điều kiện tạo được môi trường sống phù hợp.

Lan hồ điệp có thể cho hoa 3 – 4 lần/năm. Khi cây trưởng thành 3 – 4 lá, khoảng 2,5 tháng sau sẽ bắt đầu trổ bông.

3.2 Chậu trồng

Khác với các loài hoa khác, lan hồ điệp chuộng trồng chậu chặt khít. Do đó khi trồng chọn chậu nhỏ, không quá sâu, trong suốt để rễ quang hợp.

3.3 Giống trồng

Hạt giống lan hồ điệp có thể tìm mua tại các cửa hàng hạt giống, ngày nay người ta có thể nhân giống lan hồ điệp bằng nuôi cấy mô.

Cây giống mua về chia làm các loại: Các lá cách nhau 5cm là loại cây lớn trồng chậu có đường kính 7cm, nếu các lá cách nhau 3 – 5cm trồng chậu có đường kính 5cm, các lá cách nhau nhỏ hơn 3cm thì đem trồng vào khay ươm.

Cách trồng lan hồ điệp

Cách trồng lan hồ điệp

4/ Cách trồng lan hồ điệp trong chậu

4.1 Xử lý giá thể trồng

Các loại giá thể thích hợp trồng lan hồ điệp như: Than củi, vỏ thông, sỏi nhỏ, rêu. Tất cả các nguyên liệu phải được làm sạch, không tồn đọng mầm bệnh.

4.2 Xử lý giống trồng

Khi mua cây giống về, giữ nguyên bầu rễ cũ, cắt bỏ các điểm bị hư hại (nếu có), đợi thời gian sau cây ổn định bắt đầu bổ sung thêm giá thể mới.

4.3 Kỹ thuật trồng lan hồ điệp

Cây con sau khi chăm sóc khoảng 4 tháng, các lá cách nhau 12cm thì thay chậu lần 1, sang chậu có đường kính 8,3cm.

Tách cây con nhẹ nhàng khỏi chậu cũ, bỏ lớp giá thể cũ thay bằng giá thể mới, rễ lan hồ điệp rất giòn nên cẩn thận không làm tổn thương rễ.

Lót miếng xốp dưới đáy chậu để thoát nước tốt, không ngập úng. Nếu chăm sóc tốt khoảng 40 ngày sau sẽ mọc lá mới.

Trong 5 ngày đầu sau thay chậu, không tưới nước nhưng cần đảm bảo môi trường không khí đủ ẩm, sau 10 ngày tưới nước kết hợp với bón phân. Khi lan hồ điệp khoảng 20 tháng tuổi, nhận thấy khoảng cách giữa 2 lá đạt 18cm, thay chậu lần 2, đổi sang chậu có đường kính 12cm. Cách làm tương tự như thay chậu đợt 1, cắt bớt các rễ già trước khi trồng.

5/ Kỹ thuật chăm sóc lan hồ điệp

5.1 Chăm sóc lan hồ điệp khi chưa ra hoa

Tưới nước

Đối với lan hồ điệp trồng chậu, tưới nước 1 lần/tuần là đủ. Thời điểm tốt nhất để tưới là buổi sáng, dùng khăn giấy thấm khô nước nếu đọng trên lá. Đặt cây nơi râm mát, ánh nắng nhẹ đủ cây quang hợp.

Bón phân

Hòa tan phân NPK 30 – 10 – 10 vào nước theo liều lượng 40mg trong 1 lít nước, tưới định kỳ hàng tuần cho cây. Nên bổ sung dinh dưỡng cho lan hồ điệp bằng phân trùn quế dạng viên nén. Bởi mang dinh dưỡng lành tính, cung cấp đều đặn, không gây nóng, xót rễ làm chết cây. Hơn hết, còn giúp kích thích lan ra chồi, rễ tua tủa. Bón 20-30gr phân trùn quế viên nén SFARM cho chậu lan hồ điệp, liều lượng có thể thay đổi theo kích thước chậu.

Côn trùng gây hại

Lan hồ điệp khá thu hút các loại côn trùng gây hại như ốc sên, nhện,… tiêu diệt chúng bằng nước xà phòng hoặc thuốc trừ sâu, nhớ rửa sạch lá bằng khăn sạch mềm.

5.2 Chăm sóc lan hồ điệp ra hoa

Nhiệt độ tốt nhất từ 21 – 32 độ, không để ánh nắng trực tiếp chiếu vào quá nhiều.

Tưới nước vào buổi sáng, tưới với lượng vừa đủ. Đặc biệt, không được tưới lên cánh hoa, vì dễ gây đốm và nhanh tàn, tưới dưới gốc, hong khô lá nếu có nước đọng.

Phân bón: Cung cấp hàng tuần, sử dụng phân NPK 20 – 20 – 20 pha 10g trong 20 lít nước, hoặc B1 30ml trong 20 lít nước bón cho lan, giúp hoa nở đẹp và lâu tàn hơn.

5.3 Chăm sóc lan hồ điệp sau khi ra hoa

Khi hoa tàn ⅔ thì cắt cành hoa, tìm mắt ngủ và cắt trên mắt ngủ khoảng 3cm. Sau 1 – 2 tháng chăm sóc, những mắt ngủ còn lại sẽ tiếp tục nở hoa.

Cắt bỏ những lá vàng úa, rễ bị thối, giữ lại lá tươi xanh, rễ còn khỏe mạnh. Sau đó, bôi vôi lên vết cắt ở rễ để khô.

Thay giá thể mới: Rải lớp sỏi mỏng dưới đáy chậu để thoát nước, cho giá thể phủ ⅔ bộ rễ. Đặt chậu nơi râm mát, không tưới nước trong 3 ngày đầu. Kế tiếp tưới nước kết hợp phun chất kích thích ra rễ, mọc rễ mới.

Sau 1 – 2 tháng chăm sóc, cây dần ổn định và chăm sóc lại như bình thường.

6/ Những lưu ý khi chăm sóc lan hồ điệp

Lan hồ điệp không thích hợp trồng dưới ánh nắng trực tiếp, che chắn 70% ánh nắng, không trồng nơi quá râm mát dẫn tới lan kém phát triển.

Yếu tố thông thoáng rất quan trọng trong sự sinh trưởng của lan hồ điệp, lưu ý thiết kế vườn lan và thay chậu sau 2 năm trồng để lan sinh trưởng tốt.

Trồng lan hồ điệp không quá khó như bạn nghĩ, loài hoa đòi hỏi sự cẩn thận và tỉ mỉ trong cách chăm sóc. Chúng tôi tin rằng những thông tin trên đã giúp bạn tự tin hơn khi chăm sóc lan hồ điệp. Nếu có bất cứ thắc mắc gì, vui lòng liên hệ Hotline 0902.652.099 bạn nhé!

Sfarm.vn

*Xem thêm:

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết