Cách trồng và chăm sóc đậu đũa trong thùng xốp sai trĩu quả

2807 lượt xem

Đậu đũa từ lâu đã là một loài rau quả không còn xa lạ với nhiều người. Trồng đậu đũa bằng thùng xốp không chỉ tiện lợi mà còn cho năng suất cao.

Vậy qua bài viết này, bạn hãy cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu về cách trồng và chăm sóc đậu đũa trong thùng xốp sai trĩu quả nhé!

1/ Đặc điểm cây đậu đũa

Đậu đũa hay còn gọi là đậu dải áo, là loài thực vật thân thảo, thuộc họ đậu, có tên khoa học là Vigna unguiculata subsp. Sesquipedalis.

Đậu đũa là loài cây hằng năm, thân bò hay thân leo, có dây leo và có chiều cao từ 35-75cm. Lá đậu đũa là lá kép 3, không lông và mọc xen kẽ nhau. Hoa đậu đũa có màu vàng hay xanh lơ, mọc thành chùm ở ngọn cây. Một quả đậu đũa gồm 10-30 hạt, quả dài 20-100cm và cá dạng hình trụ.

2/ Chuẩn bị

2.1 Thời vụ trồng

Về thực tế, bạn có thể trồng đậu đũa vào bất cứ thời điểm nào trong năm, khi thời tiết tốt và ít mưa. Tuy vậy, để đậu đũa cho năng suất cao bạn nên trồng đậu đũa vào các vụ mùa: Xuân (Gieo từ tháng 2 đến tháng 3), hè (Gieo từ tháng 5 đến tháng 6), thu (Gieo từ tháng 7 đến tháng 8). Trong đó, trồng đậu đũa vào vụ xuân và vụ hè sẽ cho hiệu quả cao nhất.

2.2 Dụng cụ trồng

Để có thể trồng đậu đũa tại nhà, bạn có để tận dụng những vật liệu không dùng đến trang gia đình như: Thùng xốp, bao xi măng, chậu hoặc khay to.

Yêu cầu về dụng cụ trồng: Thùng xốp phải có kích thước lớn, rộng và có nhiều lỗ thoát nước. Thật vậy, rễ của cây đậu đũa có đặc tính sinh trưởng nhanh và nhiều nên cần khoảng không dinh dưỡng lớn. Ngoài ra, rễ cây rất nhạy cảm với điều kiện thừa ẩm, dễ thối rễ và chết cây.

2.3 Đất trồng

Về cơ bản, đậu đũa có thể sống trên nhiều loại đất có đặc tính khác nhau. Tuy vậy, cây sẽ sinh trưởng và cho năng suất cao trên loại đất nhiều dinh dưỡng, độ xốp tốt và có độ PH trung tính 6-7.

Để thuận tiện và mang lại hiệu quả cao, bạn nên sử dụng đất trồng rau, là loại đất đã được phối trộn sẵn và có bán trên thị trường. Ngoài ra, bạn cũng có thể tự chuẩn bị đất trồng đậu đũa băng hỗn hợp 60% Đất: 30% Trấu hun/Xơ dừa: 10% Phân trùn quế.

2.4 Hạt giống

Hạt giống để gieo trồng phải là hạt giống tốt, mang các đặc tính: Hạt mẩy, mập, không lép, không bị tổn thương, không chứa sâu bệnh. Bạn có thể tìm mua hạt giống đậu đũa ở các cửa hàng nông sản uy tín.

3/ Ngâm ủ và gieo hạt

Trong thực tế, bạn có thể bỏ qua bước ngâm, ủ hạt giống mà tiến hành gieo trực tiếp vào thùng. Tuy nhiên, làm như thế sẽ cho tỷ lệ nảy mầm thấp, vậy bạn nên xử lý qua hạt giống bằng nước ấm để tăng tỷ lệ nảy mầm trước khi gieo.

Tiến hành cho hạt vào dung dịch nước ấm 60oC (3 sôi: 2 lạnh) trong 4 giờ. Sau đó vớt hạt ra và ủ hạt bằng khăn ẩm cho đến khi hạt nảy mầm, rồi tiến hành đem gieo.

Bạn dùng qua dục những lỗ nhỏ trên mặt đất, sâu 1-2cm. Hàng cách hàng 60cm, cây cách cây 30cm, cho hạt vào lỗ và lấp đất. Tiến hành tưới nước và đặt thùng ở vị trí thoáng mát để chăm sóc.

Cách trồng cây đậu đũa siêu đơn giản

Cách trồng cây đậu đũa

4/ Chăm sóc

4.1 Tưới nước

– Đối với đậu đũa ở giai đoạn hạt: Bạn cần giữ độ ẩm tốt cho hạt để hạt nảy mầm tốt.Tuy vậy, không nên tưới quá đẫm vì sẽ làm thối hạt, bạn nên tưới 1 lần/ngày với lượng nước vừa phải.

– Đậu đũa trước khi ra hoa: Ở giai đoạn này, bạn cần giảm lượng nước tưới xuống 50% -75% so với lượng nước tưới hằng ngày. Điều này sẽ khiến cây đậu đũa của bạn chuyển từ sinh trưởng sang phát triển, giúp cây đậu nhiều hoa hơn.

– Giai đoạn sau khi ra hoa: Ở giai đoạn này, bạn cần tăng cường lượng nước tưới cho cây để cây tăng khả năng đậu quả. Bạn có thể tưới 125-150% nước so với thường ngày.

4.2 Xới đất, vun gốc

– Giai đoạn cây có 2 lá (lá thật): Giai đoạn này bộ rễ đang dần làm quen với môi trường và bắt đầu sinh trưởng mạnh. Bạn hãy dùng bay hay que gỗ, xới sâu phần đất giữ 2 hàng cây và lưu ý không làm ảnh hưởng đến rễ cây.

– Giai đoạn cây có 3-4 lá: Ở giai đoạn này, hệ rễ đang trên đà sinh trưởng mạnh, cần có một độ thoáng khí nhất định. Lúc này, bạn có thể xới nhẹ và nông ở xung quanh gốc cây và tiến hành vun đất cho gốc cây.

Sau khi cây đã leo giàn, bạn có thể dừng xới đất, tuy vậy, bạn vẫn có thể tạo độ thông thoáng thông qua việc loại bỏ lá già và các cây cỏ khác.

4.3 Bón phân

Để cây sinh trưởng nhanh và cho năng suất cao, bạn nên tiến hành bón thúc phân cho cây mỗi 3 tuần. Bạn nên sử dụng các loại phân hữu cơ như: Phân trùn quế, phân chuồng hoai, phân vi sinh,…Tuỳ vào mỗi loại phân mà bón với lượng sao cho phù hợp.

4.4 Làm giàn

Sau khi cây cao từ 20-30cm, bạn cần tiến hành làm giàn cho cây. Giàn giúp cây đậu đũa leo lên cao, đón ánh sáng và tăng nhanh tốc độ sinh trưởng và sinh quả.

Đối với đa phần cây đậu đũa trong thùng xốp, giàn leo chữ X hoặc chữ A sẽ giúp bạn thuận tiện chăm sóc và đễ tho hoạch hơn.

Ngoài ra, bạn có thể tận dụng các vị trí lưới sắt, hàng rào ban công, vườn nhà để trồng đậu đũa, vừa tiết kiệm, vừa thuận tiện.

4.5 Phòng trừ sâu bệnh

Khi gặp điều kiện bất lợi, hoặc khi sức đề kháng kém, cây đậu đũa đễ bị tấm công bởi các loài sâu bệnh như: Nhện đỏ, sâu, rệp, nấm,… Vì thế, bạn cần phải kiểm tra tình trạng cây thường xuyên, phát hiện sớm dấu hiệu bệnh và có biện pháp phòng trừ. Nên tiến hành làm cỏ cho khu vườn và trong thùng, giúp tạo điều kiện thông thoáng và diệt mầm bệnh cho cây. Ngoài ra, định kỳ mỗi tháng, bạn có thể phun thuốc phòng nấm Radian hoặc chế phẩm từ tỏi ớt để đuổi côn trùng.

4.6 Thu hoạch

Sau khi trồng đậu đũa từ 50-60 ngày, bạn có thể tiến hành thu hoạch. Bạn cần thu hoạch quả lúc quả đang còn non, không nên thu hái khi quả đã già vì quả xơ hoá, ăn sẽ không ngon.

Lưu ý khi thu hoạch: Bạn không được cắt sát vào phần cuống qủa và phần mầm hoa. Nếu bạn cắt như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến số lượng hoa, quả của đợt thu hoạch sau.

Trồng đậu đũa tại nhà đang là xu hướng thịnh hành ở nhiều gia đình thành thị. Không chỉ tiện lợi mà trồng đậu đũa trong thùng xốp còn đem lại hiệu quả và độ an toàn cao. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ đến Hotline 0902.652.099 để đươc tư vấn kịp thời và chính xác nhất.

Sfarm.vn

*Xem thêm

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết