Xu hướng tự trang trí gian nhà, bàn làm việc,… bằng những chậu kiểng nhỏ xinh ngày càng phổ biến. Trong đó, trầu bà là loại cây cảnh được nhiều người ưa chuộng nhất. Vì đa dạng cách trồng, dễ chăm sóc, tốt cho sức khỏe và mang lại điều an lành cho người sở hữu. Cùng Đặng Gia Trang học ngay cách trồng cây trầu bà cực dễ tại nhà nhé!
1/ Cây trầu bà là gì?
Tuy có nguồn gốc từ Indonesia nhưng ngày nay trầu bà trở nên phổ biến tại nước ta. Trầu bà là thực vật có hoa, thuộc họ ráy. Còn được gọi bằng nhiều tên khác, như: Vạn Niên Thanh leo, Thạch Cam Tử, Trầu Bà Vàng,…
Trầu bà có dạng thân leo, lá đơn, gốc lá dạng hình trái tim và thuôn dài về phía đỉnh. Cây sở hữu lá xanh toàn phần, có nhiều giống sẽ xuất hiện đốm vàng trên lá. Rễ của trầu bà dài, màu trắng và thích hợp trồng thủy sinh.
Trầu bà cực dễ sinh trưởng, có tốc độ phát triển nhanh khi có điều kiện thích bóng râm và ẩm ướt.
2/ Ý nghĩa của cây trầu bà
Với vẻ đẹp xinh xắn, tươi xanh và uyển chuyển, trầu bà là cây cảnh để bàn lý tưởng. Giúp không gian được rộng mở và tươi mát hơn. Trầu bà còn được ưa chuộng sử dụng là cây cảnh trang trí cho công trình cảnh quan đô thị, vườn phố… Bên cạnh đó, trầu bà còn mang lại sự may mắn, thịnh vượng và bình an cho gia chủ.
3/ Công dụng của cây trầu bà
Là loại cây cảnh tốt cho phong thủy, tăng thêm vẻ đẹp cho không gian. Trầu bà còn là “máy lọc không khí” cho gia đình. Bởi trầu bà có khả năng hấp thụ khí độc như khói thuốc lá, khí thải động cơ, xe máy, máy lạnh… Hay sóng điện từ của máy tính, tivi, mordum.
4/ Những loại trầu bà phổ biến hiện nay
Hiện nay, trầu bà là loại kiểng lá được ưa chuộng bậc nhất. Bởi đặc tính dễ trồng, dễ chăm sóc cùng vẻ ngoài xinh xắn. Ở nước ta có rất nhiều loại trầu bà, chẳng hạn:
– Cây trầu bà vàng
– Cây trầu bà xanh leo cột
– Cây trầu bà thanh xuân
– Cây trầu bà xanh
– Cây trầu bà đế vương
– Cây trầu bà lá xẻ
– Cây trầu bà cẩm thạch
– Cây trầu bà sữa
– Cây trầu bà trắng
– Cây trầu bà lỗ
– Cây trầu bà lụa
– Cây trầu bà chim én
– Cây trầu bà hồng
5/ Cách trồng cây trầu bà tại nhà bằng đất
5.1 Giống
Lựa chọn cành nhánh khỏe mạnh và có mầm. Tốt hơn, có thể chọn cành nhánh đã mọc rễ sẽ tăng khả năng sống sót cho cây.
5.2 Đất trồng
Tuy là loại cây dễ sống, nhưng trầu bà ưa đất tơi xốp, thoáng khí, thoát nước tốt nhưng độ ẩm cao. Có thể lựa chọn 1 trong 2 cách sau để chuẩn bị đất trồng:
– Cách 1: Phối trộn theo tỷ lệ 5 đất : 3 phân trùn : 2 mụn dừa (hoặc trấu hun)
– Cách 2: Sử dụng một trong các loại đất sạch đã có trên thị trường. Trong số đó, đất sạch hữu cơ SFARM đã và đang được ưa chuộng rất nhiều. Bởi đất SFARM được phối trộn tiện lợi, đầy đủ dinh dưỡng và có loại chuyên dùng cho hoa – kiểng.
5.3 Chậu trồng
Tùy theo mục đích trang trí, có thể lựa chọn chậu trồng có kích thước thích hợp. Đặc biệt, chậu trồng cần phải có lỗ thoát nước dưới đáy chậu.
5.4 Cách trồng trầu bà trong đất
Cho đất vào ⅔ chiều cao chậu trồng. Tùy theo mục đích trang trí, có thể tạo một hoặc nhiều lỗ để trồng cành giâm. Sau đó, đặt cành trầu bà đã chuẩn bị vào lỗ đã tạo và lấp đất lại. Cuối cùng, tưới nhẹ trên bề mặt chậu vừa trồng.
Cách trồng cây trầu bà bằng đất
6/ Cách trồng cây trầu bà tại nhà bằng thủy canh
6.1 Chọn giống trồng
Tương tự như chọn giống trầu trầu bà bằng đất. Lựa chọn đoạn cành khỏe mạnh, xanh tốt để trồng bằng phương pháp thủy canh. Để đảm bảo cành trầu bà sẽ sinh trưởng bình thường, nên chọn những đoạn cành đã có rễ. Có thể tách cây từ chậu đất hoặc dùng cây đã trưởng thành.
6.2 Chậu/lọ trồng
Với cách trồng này nên chọn chậu/lọ bằng thủy tinh không có lỗ thoát nước. Tùy vào vị trí đặt chậu/lọ trồng, mục đích trang trí mà chọn loại có hình dáng thích hợp.
6.3 Cách trồng trầu bà bằng thủy canh
Nếu với đoạn cành vừa cắt khỏi chậu trầu bà, chưa phát triển rễ thì chỉ cần cho trực tiếp vào chậu/lọ đã có nước. Nếu với cây tách ra từ cây trưởng thành, trước tiên cần rửa sạch bộ rễ và loại bỏ những rễ già.
Cần hòa thêm dung dịch dinh dưỡng thủy canh vào bình nước giúp cây đủ chất phát triển. Để giữ trầu bà trong chậu/lọ vững chắc và tăng thêm độ thẩm mỹ, nên thêm vào các loại đá như trân châu trắng, viên đất nung… Sau khoảng 3-4 ngày, trầu bà sẽ tươi tốt và phát triển khỏe mạnh trở lại.
7/ Cách chăm sóc sau khi trồng trầu bà tại nhà
7.1 Ánh sáng
Trầu bà ưa bóng râm, thích nắng nhẹ vào buổi sáng và chiều muộn, hoặc chỉ cần ánh sáng điện huỳnh quang thì cây có thể phát triển tươi tốt. Nếu đặt chậu trầu bà ngoài sân, trước hiên nhà nơi có nắng gắt nên che 70% ánh nắng giúp lá cây không cháy.
7.2 Nước
Là loại cây ưa ẩm, nên khi trồng trầu bà trong nhà thì chỉ cần tưới nước 2 lần/tuần là đủ. Nếu đặt chậu trầu bà ngoài trời, nên tưới 1-2 lần/ngày vào sáng sớm hoặc chiều mát. Riêng khi trồng trầu bà thủy sinh cần theo dõi mực nước, nếu cạn thì bổ sung nước về ngay mức cũ.
7.3 Nhiệt độ
Có xuất xứ từ vùng nhiệt đới gió mùa, nên trầu bà không chịu được lạnh. Vì thế cần đảm bảo nhiệt độ nơi trồng trên 8 độ C. Để cây trầu bà phát triển mạnh nhất, cần điều chỉnh nhiệt độ trong khoảng 15-30 độ C.
7.4 Dinh dưỡng
Trồng trong đất
Khi trồng trầu bà trong đất, cần bón thúc cho cây mỗi lần cách nhau 15-20 ngày. Khi bón cần bổ sung dinh dưỡng giàu đạm cho trầu bà. Nên lựa chọn sử dụng phân hữu cơ hoai mục, phân gà hay phân trùn. Mỗi lần bón khoảng 15-20gr/chậu (tùy vào kích thước chậu). Sau đó, tưới nước lại cho chậu trầu bà.
Trồng bằng phương pháp thủy canh
Sau khoảng 15-20 ngày trồng trầu bà bằng phương pháp thủy canh thì các bộ phận của rễ đã phát triển đều và đẹp. Khi đó cần bổ sung thêm lượng dinh dưỡng thủy canh (theo khuyến cáo trên bao bì) vào chậu trồng.
8/ Cây trầu bà có độc không?
Ngoài những lợi ích mang đến, trầu bà có chứa Calcium oxalate. Một loại chất gây buồn nôn, tiêu chảy và bỏng rát nhẹ cho niêm mạc nếu khi ăn phải. Do đó, nếu nhà có trẻ nhỏ cần trồng trầu bà nơi xa tầm với của trẻ.
9/ Cây trầu bà hợp tuổi nào?
Trầu bà dường như được sinh ra dành riêng cho người tuổi Ngọ. Trầu bà giúp trấn áp những khuyết điểm, đẩy nhanh đường tài lộc và công danh. Tuy nhiên, người tuổi Ngọ thường tiêu dùng khá phung phí và hào nhoáng. Để khắc phục vấn đề trên, nên đặt chậu/lọ trầu bà trong văn phòng hoặc trên bàn làm việc của người tuổi Ngọ. Giúp thu hút các nguồn năng lượng tích cực, tăng vượng khí và hạn chế thói xấu phung phí. Từ đó, người tuổi Ngọ trong công danh, sự nghiệp sẽ như “diều gặp gió”.
10/ Cây trầu bà hợp mệnh gì?
Bên cạnh đó, trầu bà hợp nhất với mệnh Mộc. Người mệnh Mộc đa phần không ngoan, sắp xếp mọi việc khôn khéo nhưng lại hay tin người và không dứt khoát. Do đó, để phát ưu giảm nhược thì nên trồng cây trầu bà trong gia nhà, văn phòng của người mệnh Mộc.
Với cách trồng và chăm sóc cây trầu bà đơn giản, chắc chắn rằng gian nhà, góc bàn làm việc sẽ phủ màu màu xanh mát. Mọi chi tiết thắc mắc vui lòng liên hệ Hotline 0902.652.099 nhé!
*Xem thêm:
- Cách trồng hoa giấy nhiều màu đẹp nhất
- Cách trồng hoa mười giờ ra hoa rực rỡ
- Cách trồng hoa cẩm chướng trong chậu cho ban công
- Cách trồng và chăm sóc hoa lay ơn cho nhiều nụ