Cải tạo đất và có được đất trồng phù hợp, giàu dinh dưỡng sẽ giúp cây phát triển tốt, năng suất và chất lượng nông sản cao. Từ đó, nông dân thu được lợi nhuận tốt. Ngược lại, đất trồng có phẩm chất kém, nếu không tìm cách cải tạo đất nghèo dinh dưỡng sẽ khiến cây trồng còi cọc, gây mất mùa, hậu quả là người nông dân có thể phải chịu thua lỗ. Nhận thức được điều này từ lâu, Đặng Gia Trang đã tổng hợp lại các phương pháp cải tạo hiệu quả, đặc biệt là hiện nay khi mà diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp.
Cải tạo đất nghèo dinh dưỡng quan trọng như thế nào?
Định nghĩa đất nghèo dinh dưỡng
Là những loại đất đã bị mất đi các tính chất lý, hóa vốn có của nó. Đất nghèo dinh dưỡng thường có kết cấu kém, thiếu mùn hữu cơ, khả năng giữ nước và điều hòa nhiệt độ thấp. Trong đất nghèo dinh dưỡng không có hệ sinh vật phát triển. Đất thường biểu hiện ở dạng khô cằn, cây cối không thể mọc được hoặc còi cọc, kém phát triển. Do đó, rất cần thiết để tìm và thực hiện những cách cải tạo đất nghèo dinh dưỡng càng sớm càng tốt.
Những lợi ích khi áp dụng đúng cách cải tạo đất nghèo dinh dưỡng
Việc áp dụng đúng cách cải tạo đất nghèo dinh dưỡng có những lợi ích sau đây:
- Tăng độ phì nhiêu cho đất
- Tăng năng suất cây trồng
- Tăng chất lượng nông sản
- Giảm bớt chi phí canh tác
- Làm chậm quá trình thoái hóa đất, nâng cao tính bền vững trong canh tác
Bên cạnh đó, cách cải tạo đất nghèo dinh dưỡng đúng cũng giúp làm tăng độ che phủ bề mặt, giúp hạn chế xói mòn rửa trôi vào những mùa mưa lũ. Đồng thời, giảm thiểu tối đa tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp như: hạn hán, lũ quét,…
Đặc điểm chung của các phương pháp, cách cải tạo đất nghèo dinh dưỡng là bổ sung một lượng lớn các chất hữu cơ cho đất. Tuy nhiên, mỗi loại đất nghèo dinh dưỡng khác nhau sẽ có phương pháp cải tạo khác nhau, phù hợp nhất với đặc tính của từng loại đất.
Cách cải tạo đất nghèo dinh dưỡng theo từng loại đất
Mỗi loại đất sẽ có đặc tính khác nhau, được nhận biết bằng các tính chất vật lí, hóa học. Hiểu và áp dụng đúng cách xử lý đất trước khi trồng rau, cách cải tạo đất nghèo dinh dưỡng hoặc trước khi bắt tay vào công tác cải tạo, bà con cần hiểu rõ đất trồng của mình thuộc loại đất nào, nguyên nhân khiến đất trồng cây nghèo dinh dưỡng để có cách cải tạo đất nghèo dinh dưỡng phù hợp nhất.
1/ Cách cải tạo đất nghèo dinh dưỡng bị kiềm
Đặc tính của đất kiềm:
-
Đất kiềm có độ pH>7.5, lượng ion mang tính axit (H+) trong đất rất thấp, lượng ion gây kiềm hóa (Ca2+, Mg2+) cao.
Nguyên nhân:
-
Do kết cấu tự nhiên của đất khiến cho các chất có tính kiềm như Canxi, Magie, Kali bị giữ chặt lại trong đất.
- Bón các loại phân có tính kiềm quá mức dẫn đến dư thừa kiềm và tích tụ lại trong đất, cây trồng mất thời gian dài để sử dụng hết.
-
Sử dụng vôi cải tạo không hợp lí. Bón vôi quá nhiều và thường xuyên gây giảm nồng độ axit, từ đó làm mất cân bằng pH của đất trồng.
Ảnh hưởng đối với cây trồng:
-
Gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển ổn định của cây, như gây vàng, úa ở một số bộ phận non; làm thối rễ, chết cây.
- Khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây giảm trầm trọng.
-
Tỷ lệ cây ra hoa, kết quả thấp, gây giảm năng suất thu hoạch.
Phương pháp, cách cải tạo đất nghèo dinh dưỡng bị kiềm
-
Axit hóa đất kiềm bằng cách bổ sung thêm lưu huỳnh, sunfat sắt để trung hòa độ pH đất.
- Bổ sung các loại phân bón hữu cơ như phân trùn quế, phân chuồng ủ hoai, than bùn, tro trấu,…
- Bổ sung cho cây các loại đạm sunfat để làm giảm pH đất.
-
Loại cây trồng phù hợp: các cây họ đậu.
2/ Cách cải tạo đất nghèo dinh dưỡng bị mặn
Đặc tính của đất mặn:
-
Thành phần cơ giới nặng, tỉ lệ sét 50-60%, khả năng thấm nước kém. Khi ướt thì dẻo quánh. Khi khô thì rắn chắc, nứt nẻ, khó làm đất.
- Chứa nhiều muối tan dạng NaCl, Na2SO4, vì vật áp suất thẩm thấu rất lớn, ảnh hưởng đến quá trình hút nước và chất dinh dưỡng của cây trồng.
-
Vi sinh vật hoạt động kém.
Nguyên nhân:
-
Nước biển xâm nhập gây nhiễm mặn.
- Mạch nước ngầm bị nhiễm mặn, ngấm lên đất khiến cho đất trở nên nhiễm mặn.
-
Sử dụng nước ngầm không có kiểm soát, khiến mực nước ngầm giảm xuống thấp, nước biển dễ dàng xâm nhập.
Ảnh hưởng đối với cây trồng:
-
Do áp suất thẩm thấu của dung dịch cao khiến cây khó hấp thu nước, gây hạn sinh lí ở cây trồng.
- Rễ cây ngừng tổng hợp xytokinin, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của các cơ quan khác.
- Giảm khả năng hút khoáng của rễ, đặc biệt nếu thiếu P thì quá trình phosphoryl hoá sẽ bị kìm hãm và cây trở nên thiếu năng lượng để phát triển.
- Giảm khả năng tích lũy chất hữu cơ trong lá và các cơ quan dự trữ khác.
-
Ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, rối loạn trao đổi protein, axit amin và amid trong cây.
Phương pháp, cách cải tạo đất nghèo dinh dưỡng bị mặn:
-
Xây dựng hệ thống tưới tiêu hợp lí nhằm ngăn ngừa nước biển xâm nhập. Thực hiện rửa mặn định kỳ cho đất.
- Hạn chế cày sâu, xới đất để tránh việc bốc hơi nước ngầm, khiến nước biển dễ tràn vào.
- Trồng các loại cỏ có khả năng chịu mặn để làm thức ăn cho vật nuôi.
- Ngoài ra, bón phân hữu cơ, phân trùn quế giúp cây trồng phát triển tốt hơn, khả năng chống chịu các điều kiện bất lợi mạnh hơn.
3/ Cách cải tạo đất nghèo dinh dưỡng bị chua
Đặc tính của đất chua:
-
Đất chua hay còn gọi là đất phèn, độ pH<6.5, trong đất tồn tại nhiều ion H+ nên tính axit cao.
-
Đất chua thường có màu nâu đen, có mùi đặc trưng của lưu huỳnh và H2S.
Nguyên nhân:
-
Do đặc tính tự nhiên của đất. Ví dụ đối với đất cát, các chất kiềm như canxi, magie, kali khi gặp trời mưa lớn thường dễ bị rửa trôi hoặc trực di xuống tầng đất sâu hơn, gây mất cân bằng môi trường đất.
- Cây hút các chất dinh dưỡng từ đất trong thời gian dài nhưng không bổ sung thêm dinh dưỡng từ bên ngoài cho đất.
- Lạm dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, chất kích thích sinh trưởng trong canh tác cây trồng mà không có biện pháp cải tạo.
-
Quá trình phân giải các chất hữu cơ tự nhiên sinh ra các gốc axit, làm hòa tan các chất có tính kiềm trong môi trường tự nhiên.
Ảnh hưởng đối với cây trồng:
-
Gây ức chế hoạt động sinh trưởng của cây trồng.
- Cây trồng không hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết khiến cây không thể phát triển, từ đó làm giảm năng suất cây trồng.
- Ion Al3+ tự do trong môi trường tăng cao, có thể gây độc cho cây, đặc biệt làm cho rễ bị xoắn lại, không thể hút được chất dinh dưỡng.
- Làm chậm quá trình ra hoa, tỷ lệ đậu quả thấp, cây phát triển kém và có thể bị chết.
Phương pháp, cách cải tạo đất nghèo dinh dưỡng bị chua
-
Bón vôi là cách cải tạo đất nghèo dinh dưỡng bị chua phổ biến nhất vì cách thực hiện đơn giản, tiết kiệm chi phí mà hiệu quả lại rất cao, giúp cải thiện độ chua đất tốt nhất.
- Xây dựng hệ thống thủy lợi để tháo chua, giúp hạ thấp mạch nước ngầm.
- Sử dụng các loại phân bón hữu cơ như phân trùn quế, phân chuồng ủ hoai để tăng độ phì. Chất mùn trong phân hữu cơ giúp lưu giữ các ion kiềm tốt hơn, giảm độ chua đất.
- Hạn chế bón các loại phân bón vô cơ dễ giải phóng ion H+ vì sẽ khiến đất chua thêm.
-
Hạn chế xới xáo đất để tránh hiện tượng “xì phèn”, tức là khiến tầng đất chua phía dưới bị đẩy lên bề mặt.
Một số loại cây phù hợp với đất chua: sau khi thực hiện cách cải tạo đất nghèo dinh dưỡng bằng giảm độ chua, bà con có thể canh tác một số giống cây phù hợp như dứa, lúa, vv,.
4/ Cách cải tạo đất khô cằn, bạc màu nghèo dinh dưỡng
Đặc tính của đất khô cằn, bạc màu:
-
Rất nghèo dinh dưỡng, tầng canh tác mỏng và độ giữ nước kém nên dễ bị rửa trôi.
Nguyên nhân:
-
Trồng độc canh một loại cây trong thời gian dài.
- Lạm dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật.
- Phá rừng làm nương rẫy.
- Hoạt động xả thải của của con người khiến đất bị nhiễm kim loại nặng.
-
Thoái hóa đất do nhiễm vi sinh vật, tuyến trùng.
Ảnh hưởng đối với cây trồng:
-
Cây trồng kém phát triển, năng suất và chất lượng nông sản thấp, tốn nhiều chi phí chăm sóc.
-
Dễ bị sâu bệnh hại tấn công.
Phương pháp cải tạo:
-
Trồng cây phân xanh, cây họ đậu để bổ sung ni-tơ trong đất.
- Trồng đa canh các loại cây trồng để chống xói mòn, đồng thời ngăn chặn bệnh hại lây lan trong đất.
- Làm đất theo đường đồng mức giúp hạn chế đất bị rửa trôi.
-
Bổ sung phân hữu cơ cho đất thường xuyên, đặc biệt là phân trùn quế rất giàu dinh dưỡng.
Một số biện pháp, cách cải tạo đất nghèo dinh dưỡng, đất mỏng bạc màu hiệu quả
-
Cày sâu, bừa kĩ, bón phân hữu cơ để tăng bề dày của lớp đất canh tác.
- Làm ruộng bậc thang giúp ngăn dòng nước chảy gây xói mòn, rửa trôi.
- Trồng xen cây nông nghiệp giữa các băng cây phân xanh giúp tăng độ che phủ cả đất, hạn chế xói mòn, rửa trôi.
- Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên giúp hạn chế chất phèn trong nước và thay bằng nước ngọt.
-
Bón vôi cho đất hợp lí tùy theo từng loại đất cũng là cách cải tạo đất nghèo dinh dưỡng, bạc màu phổ biến
Phân trùn quế và Trichoderma – Cách cải tạo đất nghèo dinh dưỡng hoàn hảo cho nhà nông
Bên cạnh các phương pháp riêng để cải tạo từng loại đất, việc sử dụng phân trùn quế và nấm Trichoderma là cách cải tạo đất nghèo dinh dưỡng phổ biến hiện nay, được áp dụng trong quy trình cải tạo đất của hầu hết các trường hợp đất nghèo dinh dưỡng.
-
Phân trùn quế giàu acid humic, acid fulvic, vi sinh vật, trứng và ấu trùng trùn. Bổ sung phân trùn quế vào đất giúp đất cải thiện độ phì, thay đổi tính chất đất, cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng phát triển. Bên cạnh đó, hàm lượng vi sinh vật và ấu trùng trùn giúp cho cách cải tạo đất nghèo dinh dưỡng về phương diện sinh học, khiến hệ sinh vật trong đất trở nên dồi dào và hoạt động mạnh mẽ hơn.
-
Trichoderma là nấm đối kháng với nhiều loại nấm gây bệnh hại trên cây trồng. Trichoderma hoạt động như một màng chắn giúp bảo về cây trồng khỏi sự tấn công của nấm bệnh.
Bổ sung đồng thời phân trùn quế và nấm đối kháng Trichoderma không những giúp có được cách cải tạo đất nghèo dinh dưỡng hiệu quả, làm cho đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, mà còn giúp cây trồng trở nên khỏe mạnh, phát triển tốt, năng suất và chất lượng cao.
Hiện nay Đặng Gia Trang đang cung cấp chế phẩm Trichoderma Plus SFARM với chủng nấm mạnh, kháng bệnh là một trong số những cách cải tạo đất nghèo dinh dưỡng với hệ VSV cực kì hiệu quả. Bên cạnh đó, chúng tôi còn cung cấp 4 dòng phân trùn quế như sau:
Bà con tham khảo chi tiết hoặc liên hệ qua qua hotline để được tư vấn kỹ hơn cho từng loại đất và cây trồng, đồng thời nhận chính sách giá ưu đãi giá!
Như vậy, Đặng Gia Trang đã giúp bà con tìm hiểu xong những cách cải tạo đất nghèo dinh dưỡng hiệu quả, tiết kiệm. Việc cải tạo đất không thể “một sớm một chiều” mà thực hiện được, vì vậy, rất cần sự kiên trì của bà con để bà con sớm có một mảnh đất tốt, màu mỡ, trồng gì trúng nấy! Mọi thắc mắc bà con vui lòng liên hệ với Đặng Gia Trang qua số qua Hotline 0902.652.099 để được hỗ trợ nhé!
Nấm đối kháng Trichoderma Plus Humic SFARM được nghiên cứu bởi Viện Ứng dụng Công nghệ, mật độ 10^6 CFU/g phòng ngừa hiệu quả nấm bệnh gây hại tồn tại trong đất, ngăn ngừa tuyến trùng hại rễ.
Dòng phân trùn quế Sfarm Pb02 là phân trùn quế thô được lấy trực tiếp từ trang trại nhưng đã được phơi giảm ẩm.
Sfarm Pb01 là dòng phân trùn quế cao cấp đã được giảm ẩm qua hệ thống nhà màng 1 cách tự nhiên nhất, sau đó sàng lọc và rây mịn bằng hệ thống máy xử lý chuyên nghiệp.
Dòng phân trùn quế Sfarm Pb00 là phân trùn quế thô, được lấy trực tiếp từ trang trại, chưa qua giảm ẩm, xay mịn.
Xem thêm:
- Xu hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam
- Con đường cho sản phẩm hữu cơ bước vào siêu thị
- Những mô hình khởi nghiệp từ nông nghiệp hữu cơ
- Tổng hợp 9 cách cải tạo đất bạc màu đơn giản, hiệu quả