Vì sao cây trồng biến đổi gen lại bị cấm trong canh tác hữu cơ?

2015 lượt xem

Nông nghiệp hữu cơ là một hệ thống sản xuất duy trì sức khỏe của đất, hệ sinh tháicon người. Hệ thống thường cấm sử dụng các hợp chất được sản xuất bằng phương pháp tổng hợp hóa học, như kháng sinh, hormone tăng trưởng, sinh vật biến đổi gen, thuốc trừ sâu tổng hợp và phân bón. Điều này đặt ra câu hỏi: Tại sao cây trồng biến đổi gen lại bị cấm trong canh tác hữu cơ?

1/ Cây trồng biến đổi gen (GMC) là gì?

Cây trồng biến đổi gen (Genetically Modified Crop – GMC) là loại cây trồng được lai tạo ra bằng cách sử dụng các kỹ thuật của công nghệ sinh học hiện đại, hay còn gọi là kỹ thuật di truyền, công nghệ gen hay công nghệ DNA tái tổ hợp, để chuyển một hoặc một số gen chọn lọc nhằm tạo ra cây trồng mang tính trạng mong muốn.

Về mặt bản chất, các giống lai từ trước đến nay (hay còn gọi là giống truyền thống) đều là kết quả của quá trình cải biến di truyền. Điểm khác biệt duy nhất giữa giống lai truyền thống và giống chuyển gen là gen (DNA) được chọn lọc một cách chính xác dựa trên khoa học công nghệ hiện đại và chuyển vào giống cây trồng để đem lại một tính trạng mong muốn một cách có kiểm soát.

thuc-pham-bien-goi-gen-2

Dưới tác động của các nhân tố gây đột biến, vật chất di truyền được biến đổi theo hai hướng: thêm đoạn hay bớt đoạn. Như vậy, quá trình thêm đoạn nhờ chuyển gen cũng tương tự như quá trình thêm đoạn ADN trong đột biến tự nhiên. Sản phẩm của đột biến tự nhiên là tính trạng có lợi cho tiến hóa, còn sản phẩm của quá trình chuyển gen là các tính trạng có lợi cho con người, đây là ưu điểm nổi bật nhất của công nghệ chuyển gen.

2/ Nguyên nhân cây trồng biến đổi gen bị cấm trong canh tác hữu cơ

2.1 Ảnh hưởng đến kinh tế của người nông dân

Nguyên nhân mất mùa được nhiều chuyên gia nông nghiệp của quốc gia Ấn Độ khẳng định là do các giống cây trồng biến đổi gen, đặc biệt là giống bông Bt không phát huy hiệu quả như hứa hẹn. Người nông dân ngày càng lệ thuộc vào giống cây trồng và phân bón với giá cả đắt đỏ gây nợ nần, kiệt quệ về kinh tế.

Câu chuyện của người nông dân Ấn Độ với cây trồng biến đổi gen cũng giống như người dân Philippines với “gạo vàng”, hay ngay tại Việt Nam, người dân Sơn La nhiều năm gần đâu cũng cũng đang “khổ sở” vì trồng ngô biến đổi gen. Cây ngô biến đổi gen chỉ cho năng suất cao trong hai năm đầu. Đến năm thứ 3, sản lượng ngô giảm 20%, năm thứ 4 chỉ còn một nửa và tiếp tục giảm trong các năm tiếp theo.

2.2 Ảnh hưởng đến đất canh tác

Sau khi canh tác cây trồng biến đổi gen một thời gian, đất trồng bị thoái hóa rõ rệt, ngày càng bị khô cằn và thiếu dinh dưỡng. Do đó có thể dẫn đến hệ lụy sử dụng phân bón hóa học ngày càng nhiều, làm cho người nông dân bị phụ thuộc vào các chất hóa học. Những vùng đất sau khi trồng cây trồng biến đổi gen đều khó có thể phục hồi lại được như ban đầu kể cả là dùng phân bón hữu cơ.

2.3 Có nguy cơ phá hủy môi trường sinh thái

Sinh vật biến đổi gen (GMO) được tạo ra bởi việc con người can thiệp trực tiếp thay đổi gen, chuyển một vài gen từ cơ thể sinh vật này sang cơ thể sinh vật khác khiến cơ thể sinh vật nhận gen sẽ mang một số đặc tính sinh học mới do gen đã chuyển vào tạo ra. Với sự can thiệp của con người vào tự nhiên như vậy tiềm ẩn không ít rủi ro do công nghệ chuyển gen không an toàn, công nghệ chuyển gen có tính đột biến cao và thường xuyên vượt qua giới hạn.

Việc trồng cây trồng biến đổi gen sẽ làm tăng nguy cơ phát tán sinh vật GMO ra môi trường thông qua xâm lấn hoặc tăng khả năng cạnh tranh do không kiểm soát được. Nguy cơ chuyển các vật liệu di truyền tái tổ hợp và các đặc tính liên quan vào các cơ thể sinh vật khác không có chủ đích thông qua thụ phấn chéo và nguy cơ diệt các loại sinh vật không cần diệt. Ngoài ra, cây trồng biến đổi gen còn có tiềm ẩn khả năng làm cho các loài cây bệnh có khả năng kháng thuốc, gây nguy hại cho cây trồng.

Thuc-pham-bien-doi-gen

2.4 Tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người

Cho đến nay, có 3 vấn đề chính mà thực phẩm biến đổi gen có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con người gồm khả năng gây dị ứng, kích hoạt các gen không mong muốn làm rối loạn quá trình chuyển hóa và khả năng sản sinh ra các chất độc.

Một trong những tác hại của thực phẩm biến đổi gen mà các nhà khoa học lo lắng nhất đó là việc gia tăng các nguy cơ gây ung thư trong các loại thực phẩm biến đổi gen. Một thí nghiệm lâm sàng của các nhà khoa học Mỹ đã chứng minh rằng, chất glyphosate – một thành phần trong thuốc diệt cỏ sử dụng để phát triển các loại thực vật biến đổi gen – gây ra tế bào ung thư vú ở con người. Trên thực tế, glyphosate được cho là thành phần an toàn với độc tố thấp. Tuy nhiên, đặc tính estrogen của nó trong biến đổi gen gây nguy cơ ung thư vú cao đối với con người.

Nông nghiệp hữu cơ với mục đích nhằm duy trì sức khỏe của đất, môi trường sinh thái và con người. Trong khi đó, cây trồng biến đổi gen tiềm ẩn những tác động xấu đến với hệ thống canh tác hữu cơ, thông qua phá hoại môi trường đất, gây mất cân bằng sinh thái và tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh đối với con người. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến việc cây trồng biến đổi gen không được sử dụng trong canh tác hữu cơ.

Sfarm.vn

*Xem thêm:

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết