Trong nhiều thập kỷ qua, hưởng ứng cuộc cách mạng xanh , nền nông nghiệp Việt Nam dần có những bước thay đổi trong canh tác như: thâm canh, tăng vụ, độc canh, áp dụng các loại phân bón hóa học vào sản xuất,… không thể phủ nhận lợi ích từ việc thay đổi này khi đưa năng suất trồng trọt cải thiện rõ rệt.
Tuy nhiên, sự thay đổi này không chỉ mang lại lợi ích, mà nó cũng dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là đối với sức khỏe của đất. Đất trồng không còn được bảo vệ như trước mà bị khai thác liên tục, chất lượng đất dẫn đến nhiều thay đổi. Vậy những thay đổi trong chất lượng đất gây ảnh hưởng thế nào?
1/ Khái niệm về chất lượng đất nông nghiệp
Chất lượng đất nông nghiệp được xác định bởi các yếu tố: loại đất, đặc tính, tính chất đất và khả năng sản xuất của đất. Để đánh giá chất lượng đất không thể chỉ dựa vào bản đồ đất và độ phì đất (các tính chất lý hóa học đất) mà phải dựa vào đơn vị đất đai (đặc tính và tính chất đất đai) và yêu cầu sử dụng đất của các loại cây trồng tại mỗi vùng/khu vực đánh giá chất lượng đất.
Suy giảm chất lượng đất không chỉ ảnh hưởng đến tính tính nguyên vẹn của hệ sinh thái. Mà còn ảnh hưởng lớn đến năng suất phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam.
2/ Hiện trạng suy giảm chất lượng đất
* Đối với vùng sản xuất lúa nước ngọt
Diện tích canh tác lúa trong 3 vụ chính ở các vùng như Tiền Giang, Sóc Trăng tuy mở rộng nhưng hiệu quả lại không cao. Nguyên nhân là một số nơi chịu ảnh hưởng của lũ. Đất thường xuyên bị ngập lụt, người dân không bón được phân cho đất, đất nghèo dinh dưỡng dẫn đến bị bạc màu, mất cân đối dinh dưỡng, thiếu trung vi lượng và chất hữu cơ tốt khi canh tác 3 vụ lúa/năm trong một thời gian dài.
Chất lượng đất suy giảm, người dân phải tốn nhiều công sức cải tạo và chi phí phân bón cũng như đầu tư các khoản thuốc bảo vệ thực vật. Trong khi kinh phí đầu tư tăng nhưng năng suất lại không tăng.
* Đối với vùng sản xuất cây trồng ăn quả
Đất trồng suy giảm, bị chua do bón thiếu phân, nhà vườn chủ yếu dùng phân NPK mà không bổ sung đủ các nguyên tố trung vi lượng. Hoặc bón vôi nhưng không bổ sung các yếu tố dinh dưỡng khác cũng dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng. Điều này làm giảm năng xuất cũng như chất lượng cây trồng.
Nhìn chung, đây chỉ là hai trong rất nhiều câu chuyện về tình trạng giảm chất lượng đất. Lượng phân bón cho đất liên tục tăng, nhưng hiệu quả lại chẵng thấy tăng. Chỉ thấy đất ngày càng bạc màu, hấp thu dinh dưỡng kém, đất không tơi xốp, cấu trúc đất không còn hoàn hảo cho cây trồng phát triển.
3/ Nguyên nhân suy giảm chất lượng đất
- Thâm canh, độc canh liên tục trong nhiều vụ, thời gian dài mà đất không có thời gian nghĩ ngơi
- Bón nhiều phân bón hóa học, thuốc BVTV làm chết các vi sinh vật có lợi trong đất, làm biến đổi đặc tính đất
- Không tiến hành cải tạo, bổ sung các loại phân hữu cơ để phục hồi đất
- Sói mòn, sạt lở, hạn hán,…
- Nước biển dâng, nước mặn xâm nhập
- Lượng phù sa cung cấp từ thượng nguồn giảm dần
4/ Tác động
Theo GS.TS Nguyễn Bảo Vệ, đất canh tác cần được cải tạo triệt để. Khi đất bị suy thoái, khoáng sét trong đất bị phá hủy, đất mất dần cấu trúc, trở nên rời rạc, mềm nhão khi gặp nước và kết dính đóng váng khi khô, đất trở nên bí chặt kém thông thoáng. Do đó, cần tăng cường bón nhiều phân đạm và kali lâu năm.
Việc chất lượng đất ngày càng giảm, làm cây trồng bị hạn chế nguồn dinh dưỡng và lượng nước hấp thu được, rễ cây dễ bị bí và kém phát triển, không có các vi sinh vật có lợi giúp phân giải các chất khó tiêu cho cây hấp thụ.
Việc thâm canh và độc canh trong thời gian dài qua nhiều vụ, sẽ tạo điều kiện thích hợp cho các mầm bệnh lưu trú trong đất. Làm cây trồng dễ bị nhiễm các loại nấm bệnh
Từ đó có thể thấy, chất lượng đất sẽ là vấn đề quyết định đến năng suất và chất lượng cây trồng. Chất lượng đất suy giảm, cũng đồng nghĩa với việc môi trường sống của cây trồng kém dần và không đáp ứng được các nhu cầu của cây. Tác động trực tiếp và to lớn đến năng suất cây trồng.
5/ Giải pháp khắc phục
* Đối với đất trồng lúa
Cần bổ sung phân hữu cơ và phân có chứa các nguyên tố trung, vi lượng cho đất để chống bạc màu. Kết hợp với việc cày ải vùi rơm rạ vào đất thay cho việc xới cạn. Áp dụng các biện pháp phổ biến để giữ đất ẩm chống khô cằn. Làm được như vậy sẽ mang lại hiệu quả cải thiện chất lượng đất nên rễ cây tốt hơn, cây có đủ dinh dưỡng phát triển tốt, thân khỏe, chống chịu lại được sâu bệnh.
* Đối với đất vườn cây ăn trái
Cần kiểm tra độ chua của đất thường xuyên và đắp mô, đánh rãnh đúng cách. Kết hợp với điều chỉnh độ pH sao cho luôn ở mức 6 – 6,5 thông qua việc bón (tưới) vôi và thường xuyên bổ sung phân hữu cơ cho đất. Bên cạnh việc sử dụng phân bón đủ liều lượng thì việc tưới nước cũng cần làm đúng kỹ thuật, tưới đúng cách.
*Xem thêm:
- Hiểu về phân bón hữu cơ
- Ý nghĩa của đa dạng sinh học trong sản xuất nông nghiệp
- 9 loại cây trồng giúp cải tạo đất hiệu quả
- Lợi ích trăm bề từ phát triển nông nghiệp hữu cơ