7 nguyên nhân làm hoa hồng bị vàng lá và cách khắc phục hiệu quả

5020 lượt xem

Khi nói đến cách bón phân cho cây hoa hồng, mình nhớ lại câu chuyện “Dùng phân trùn quế SFARM PB01 làm héo cây, sau đó vàng lá cuối cùng là chết cây”, Thực hư thế nào, sao đây Đăng Gia Trang sẽ cùng phân tích cho các bạn nghe nhé. Trước tiên mình xin kể vắn tắt cho các bạn, chuyện là có 1 chú mình xin phép không nói tên ở đây, chú đã bón phân trùn quế SFARM Đặng Gia Trang sau đó cây đột ngột héo, rụng lá. Thông thường với những người yêu hoa hồng, thích trồng cây, thấy cây của mình như vậy sẽ rất xót xa và đau lòng. Lúc đó chú có hỏi ý kiến những người bạn của chú và bảo rằng “Chắc phân pha cái gì nên làm chết cây”, “Tôi không biết nó có thật sự tốt như lời quảng cáo hay không?”. Khi nghe như vậy thì “thiệt” cho Phân trùn quế SFARM quá, công ty Đặng Gia Trang cam kết 100% Phân trùn quế nguyên chất, mọi người sẽ được đảm bảo khi mua hàng, nên hãy yên tâm. Vậy bây giờ mình cùng tìm hiểu nguyên nhân làm hoa hồng bị vàng lá?

Cây hoa hồng vàng lá có rất nhiều nguyên nhân, nên bạn cần truy cho rõ nguyên nhân gốc rễ rồi có phương án xử lý tối ưu nhất.

1/ Hoa hồng bị vàng lá do ngộ độc phân bón

Bón phân không đúng giai đoạn, rải phân quá sớm cho cây hồng mới giâm, cây sẽ nhanh héo. Sau một ngày có thể cây héo lá trên ngọn, bạn có thể hiểu lầm là do thiếu nước, nhưng đến 2 ngày sau quan sát thấy lá gốc chuyển sang màu vàng nhạt, tiếp đến khoảng ngày thứ 4, thứ 5 cây héo thân. Đó là dấu hiệu của hiện tượng ngộ độc phân bón hóa học do sử dụng quá liều lượng, làm nóng cây, cháy cây.

Hoa hồng vàng lá phân bónHoa hồng vàng lá do phân bón

Biện pháp:

Nếu bạn dùng phân dạng lỏng quá liều có thể rửa trôi lượng phân dư thừa bằng cách tưới ngập nước cả chậu và xả trôi (1-2 lần), nên tưới vào buổi sáng. Hoặc nếu bạn dùng phân dạng hạt/bột rải trên bề mặt chậu, cần loại bỏ lớp phân trên bề mặt. Sau đó xới tơi đất kết hợp bón phân trùn quế Pb01 trực tiếp hoặc hòa nước tưới gốc để cây ổn định & phát triển hệ rễ một cách tự nhiên (hệ rễ phát triển tốt thì cây sẽ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn). Do pH trung tính. Nên khi bón nhiều phân trùn quế cũng không gây nóng cây như các loại phân hóa học khác. Sau khi giải độc, quan sát và theo dõi chăm sóc như bình thường.

2/ Hoa hồng bị vàng lá do sâu đục thân

Dấu hiệu đầu tiên dễ nhận biết một cành hồng đã bị sâu đục thân gây hại là phần ngọn, đọt non, hoặc một phần thân cây hoa hồng bỗng nhiên héo rũ, sau đó khô hẳn, teo tóp lại. Dị dạng như sưng và nứt trên thân cây hồng già (đã chuyển sang thân gỗ)

Hoa hồng vàng lá do sâu đụcHoa hồng vàng lá do sâu đục

Biện pháp:

Có thể tiêm thuốc trừ sâu vào thân cây hoa hồng để diệt sâu đục thân rồi sau đó bít lỗ mà sâu đã đục bằng keo liền sẹo. Bạn có thể kết hợp cắt bỏ phần thân, cành đã bị sâu tấn công, tiêu hủy phần thân, cành đã bị hại tránh sự lây lan của sâu đục thân. Bằng cách này, bạn có thể lấy ấu trùng sâu ra khỏi thân cây hồng. Bên cạnh đó, cũng nên bón phân cân đối, sử dụng phân hữu cơ – organic giúp hệ rễ phát triển tăng sức đề kháng chống chịu sâu bệnh tấn công.

3/ Hoa hồng bị vàng lá do cây bị úng nước

Các lá hồng trưởng thành ở 1 số cành sẽ vàng (vàng cả lá hồng ít khi có đốm đen) và rụng dần. Sau đó, chúng sẽ rụng dần và làm cây hồng bị trơ cành. Phần giá thể trong chậu đến chiều tối kiểm tra thì đa phần là vẫn còn ẩm, điều này dẫn đến làm giảm khả năng hô hấp của rễ.

Hoa hồng vàng lá do úng nướcHoa hồng vàng lá do bị úng nước

Biện pháp:

Điều chỉnh lượng nước tưới cho thích hợp. Sử dụng giá thể thoát nước tốt, có thể lót 1 lớp viên đất nung/ sỏi nhẹ Sfarm dưới đáy chậu sẽ hạn chế hiện tượng ngập úng cây. Kết hợp bón phân trùn quế, tiết kiệm lượng nước tưới, bạn sẽ không cần tưới thường xuyên. Vì đặc tính của Phân trùn quế là khả năng giữ ẩm, khả năng ngậm nước bằng 9 lần thể tích của nó. Nên việc dùng Phân trùn quế là lựa chọn tối ưu, sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này triệt để.

4/ Hoa hồng bị vàng lá do cây thiếu nước

Do chúng ta không tưới nước đầy đủ, cây thường bị héo. Thường thiếu nước luôn làm cây thiếu dinh dưỡng vì không hút được dinh dưỡng, chứ không phải thiếu phân. Nếu chúng ta bón phân đầy đủ nhưng không tưới nước đủ hoặc tưới nước không thấm, cây sẽ không hút được dinh dưỡng. Thường các lá già bên dưới bị rụng trước. Thiếu nặng thì toàn bộ lá bị héo vàng, rụng.

Hoa hồng do phân bónHoa hồng vàng lá do thiếu nước

Biện pháp:

Bạn có thể áp dụng biện pháp như với cây bị ngập úng, về bản chất cây đều cần nước để hấp thu dinh dưỡng dễ dàng, nên việc bón phân có khả năng giữ ẩm – Phân trùn quế – tạo độ thông thoáng cho rễ hô hấp sẽ giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh hơn.

5/ Giá thể trồng hết dinh dưỡng khiến hoa hồng vàng lá

Thường cây ít đâm chồi non mới. Gần như tất cả các lá hồng trồng chậu đã hết dinh dưỡng đều có màu vàng nhẹ, không héo rũ. Một điểm nữa để nhận biết chậu hoa hồng đã hết dinh dưỡng là chậu này dù được tưới nước đầy đủ (đến chiều chậu đã khô ráo vì lúc này lượng rễ trong chậu đã hút hết nước trong chậu) và phun phân bón lá đầy đủ nhưng cây hoa hồng vẫn bị vàng lá.

Biện pháp:

Thay giá thể mới cho chậu, phối trộn các giá thể trồng với nhau theo tỉ lệ như sau: 50% đất sạch : 20% trấu hun : 30% phân trùn quế hay 40% xơ dừa : 10% trấu hun : 30% phân trùn quế : 20% viên đất nung. Thông thường hồng trồng chậu rất dễ thiếu vi lượng, triệu chứng lá vàng và nhỏ dần, đâm chồi rất yếu có thể bổ sung vi lượng cho hồng tốt nhất là Phân trùn quế SFARM PB01. Phân trùn quế được đánh giá là có chất lượng tốt, tăng hiệu quả sử dụng phân bón, cho hoa có màu sắc bền đẹp, cứng cây, dày lá, giúp bộ rễ khỏe mạnh nhờ có chứa các chủng vi sinh vật đối kháng nấm bệnh giúp cây tăng sức đề kháng chống chịu được sâu bệnh hại tấn công cây hoa hồng.

Ngoài ra trong Phân trùn quế có chứa hệ vi khuẩn cố định đạm, vi khuẩn phân giải photpho khó tan vi sinh vật phân giải celluose sẽ giúp phân giải nhanh các giá thể trồng thành những chất hữu cơ đơn giản để cây hồng hấp thu dinh dưỡng. Phân trùn quế hoàn toàn không chứa vi sinh vật gây hại như khuẩn Ecoli,…không mùi và không gây ô nhiễm môi trường cũng như an toàn cho sức khỏe người sử dụng.

thieu-dinh-dương-800-533

6/ Bộ rễ cây hoa hồng bị tổn thương làm hoa hồng vàng lá

Do côn trùng, con sùng, cuốn chiếu…cắn hư 1 phần rễ, hoặc việc vận chuyển cây, thay chậu không cẩn thận làm đứt rễ, sử dụng hóa chất phân bón quá liều làm hư hại rễ, dẫn đến việc không cung cấp đủ nước và dinh dưỡng nuôi cây hoa hồng trong suốt cả ngày. Dấu hiệu dễ nhận thấy là: Sáng thì cây hoa hồng tươi tỉnh, trưa đến chiều cây héo rũ, tối thì cây hồng lại tươi trở lại.

Hoa hồng vàng lá do thiếu dinh dưỡngHoa hồng vàng lá do giá thể thiếu dinh dưỡng bị hư rễ

Biện pháp:

Chăm sóc bộ rễ, bằng cách tỉa bớt các rễ yếu, không hút dinh dưỡng. Nên chọn những loại phân hữu cơ – organic cao cấp. Đầu tiên chúng ta nên sử dụng phân bón lá với nồng độ thấp để cây phục hồi dần, có thể sử dụng dịch trùn quế/Đạm cá Fish Emulsion. Sau đó bổ sung dinh dưỡng qua gốc bằng N3M – thuốc kích rễ kết hợp phân trùn quế SFARM PB01

7/ Nấm bệnh gây hại trên hoa hồng gây vàng lá

Thời điểm qua tết cây hồng lại hay bị bệnh. Thời tiết có độ ẩm cao là điều kiên thích hợp để cho cây phát triển cũng như là sâu bệnh và nấm hại cây phát triển mạnh nhất. Thường cây sẽ xuất hiện các vết bệnh, tùy nấm bệnh mà triệu chứng khác nhau. Nhưng đa số các lá bị bệnh đều có hiện tượng vàng, cháy, đốm, xoăn nhăn nhúm…

Hoa hồng vàng lá do nấm bệnhHoa hồng vàng lá do

Biện pháp:

Sử dụng các thuốc đặc trị từng loại nấm bệnh, tiêu hủy cành bệnh, thường xuyên dọn vệ sinh. Tránh tưới nước quá nhiều, sẽ dễ ẩm mốc, cây sẽ chịu bệnh kém.

Vậy những thắc mắc hoa hồng tại sao vàng lá đã được Đặng Gia Trang chia sẻ một cách chi tiết. Hi vọng qua bài viết này các bạn sẽ áp dụng được các mẹo bên trên hiệu quả nhé. Chúc các bạn thành công!

Sfarm.vn

*Xem thêm

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
4.9/5 - (40 bình chọn)