ÍCH LỢI CỦA PHÂN TRÙN QUẾ

185 lượt xem

Tìm hiểu về ích lợi của phân trùn quế trong trồng trọt. Trồng rau sạch với các yếu tố đầu vào cơ bản như hạt giống, phân hữu cơ, nước tưới, kỹ thuật trồng rau… thì nguồn phân hữu cơ có vai trò quyết định đến chất lượng rau sạch thật sự hay không.

Thật ra phân hữu cơ bao gồm nhiều loại như phân gia súc gia cầm ủ hoai, xác bã thực vật qua xử lý vi sinh, phân trùn quế…trong đó phân trùn quế là tin cậy nhất do dây là loại phân hữu cơ cung cấp dinh dưỡng cho rau vừa cải tạo đất trồng rau từ hệ vi sinh vật có sẵn trong đó. Bên cạnh đó các nguồn phân hữu cơ khác có thật sự hoai mục hay không thì phải hỏi các nhà trồng rau thì sẽ rõ.

Thời gian ủ cho hoai các xác bã hữu cơ nói chung phải có thời gian khá dài, từ 40-60 ngày cùng với một lượng vi sinh vật cần bổ sung như men nấm Trichoderma, Basilus sp, nấm phân giải xenlulo…và một quy trình ủ chặt chẽ, với tất cả yêu cầu đó có được quan tâm thực hiện triệt để.

Nếu phân hữu cơ chưa được ủ hoai thì đây sẽ là nguồn cung cấp nấm bệnh gây hại cho rau trồng. Nên chăng cần trồng rau sạch bằng phân trùn quế ?

Ích lợi của phân trùn quế khi sử dụng để bón cho rau sạch:

1. Rau vừa sạch lại vừa ngon

Do trong phân trùn quế có chứa sẳn hàm lượng axít humic tự nhiên từ 2-3% nên rau dễ hấp thu ngay, rất dễ nhận thấy khi trồng rau trên nền hữu cơ phân trùn quế thì cây rau phát triển tốt mà không cần bổ sung phân vô cơ. Rau có hương vị đặc trưng và có thể bảo quản lâu hơn rau trồng theo kỹ thuật trồng rau an toàn.

Trong phân trùn quế còn chứa một số phân vi lượng và N,P,K nên giúp cho rau trồng ít bị bệnh khi gặp thời tiết bất thường, vì thế cũng ít phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

2. Phân trùn quế giúp cải tạo lớp đất nền trồng

Do trong phân trùn quế có hệ vi sinh vật sống nên có ích lợi khi sử dụng là chúng ta đã cung cấp hệ vi sinh vật đó vào trong đất trồng rau. Từ đó sẽ làm phân hủy hết các chất hữu cơ tồn dư như xơ dừa, trấu sống, thân rễ rau vừa thu hoạch…đất trồng rau được bổ sung thêm nhiều nhiều chất mùn làm nền cho những đợt trồng rau tiếp theo, tiết kiệm được chi phí bón phân vô cơ.

(Sfarm.vn ST)

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
4/5 - (1 bình chọn)