Thuận lợi, khó khăn khi trồng mắc ca tại Lâm Đồng

358 lượt xem

Mắc ca trở thành cây trồng mang lại lợi nhuận cao cho bà con nông dân. Nhưng trồng mắc ca có những thuận lợi và khó khăn gì? Nhất là ở vùng Lâm Đồng. Cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu tại bài viết này nhé!

Thuận lợi:

  • Cây có dặc tính sinh vật học khá phù hợp với điều kiện sinh thái, khí hậu và thổ nhưỡng tại Lâm Đồng, cây dễ trồng và chăm sóc, chỉ riêng tại Đà Lạt, Lạc Dương do nhiệt độ thấp kéo dài trong năm dự tính sản lượng không cao so với các huyện khác. Huyện Đơn Dương, Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lâm là những địa phương được đánh giá là phù hợp với cây mắc ca. Đến thời điểm này, người trồng mắc ca chưa có đánh giá về sâu bệnh hại đối với cây trồng này.
  • Đây là cây trồng lâu năm, cây có khả năng chịu hạn tốt, ngoài việc trồng xen trong vườn cà phê, chè để làm cây che bóng, chắn gió, cây mắc ca còn trồng làm cây bờ rào, trồng tập trung, sản phẩm thu được từ cây trồng này là hạt dung trong chế biến thực phẩm bánh, kẹo, gỗ dung cho xây dựng.
  • Năm 2010, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng đã ban hành quy trình tạm thời hướng dẫn kỹ thuật trồng cây mắc ca trên địa bàn tỉnh.
  • Qua 4 năm, các công ty cũng như người dân đầu tư phát triển, đến nay diện tích mắc ca đã đạt 960 ha và bước đầu có nhiều mô hình trồng xen cà phê cho trái bói được nông dân đánh giá tốt, tăng thu nhập cho nông hộ.

Mắc ca Lâm Đồng trồng với phân trùn quế Sfarm

Khó khăn:

  • Về nguồn giống: giá thành cây giống khá cao khoảng 60.000 – 80.000 đồng/cây. Do mắc ca là cây trồng mới, cây dài ngày nên nông dân vẫn chưa mạnh dạn đầu tư. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh chưa xây dựng được các vườn cây đầu dòng, cây giống chủ yếu được Công ty TNHH Đức Anh cung cấp, nguồn giống được công ty mua tại Viện Nghiện cứu nông nghiệp Tây Nguyên và vườn anh Đinh Công Thu tại huyện Krong Năng.
  • Thời gian vận chuyển chồi giống đi xa nên tỷ lệ ghép chết cao, cây giống đưa ra thị trường hạn chế không đủ cung cấp cho người dân có nhu cầu trồng loại cây này, dẫn đến 1 số cơ sở sản xuất kinh doanh giống đưa các giống chưa được công nhạn vào bán cho người dân, điều này sẽ ảnh hưởng lâu dài đến năng suất cây mắc ca trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
  • Quy trình sản xuất cây mắc ca chưa được phổ biến đến người sản xuất, nông dân trồng mắc ca áp dụng kỹ thuật chủ yếu theo nhà cung cấp cây giống.
  • Về vốn: Mặc dù UBND tỉnh Lâm Đồng đã mạnh dạn đồng ý chủ trương cho doanh nghiệp vào đầu tư trên địa bàn tỉnh nhưng chủ yếu vẫn là doanh nghiệp và người dân tự bỏ vốn. Từ năm 2013, các huyện Đam Rông, Di Linh, Lâm Hà đã đưa thêm các nguồn vốn của Trung tâm khuyến nông của tỉnh và của trung ương hỗ trọ cho người dân các vùng khó khăn thì cây mắc ca lúc này cũng là 1 trong các loại cây trồng được lựa chọn là cây xóa đói giảm nghèo.
  • Về khoa học công nghệ: hiện tại, cây mắc ca trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng chưa áp dụng khoa học công nghệ nhiều vào quá trình trồng, chăm sóc và chế biến sản phẩm.

Sfarm.vn tổng hợp & biên tập

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết