1/ Điều kiện sinh trưởng của bơ
Cây bơ có nhiều loại và điều kiện sinh trưởng của chúng cũng khác nhau. Thông thường, cây bơ được canh tác trên các khu đất có tầng đất dày từ 1m trở lên và pH 5-6.5. Bơ sinh trưởng tốt ở nhiệt độ trung bình từ 14-25oC và độ ẩm khoảng 70-80%. Trong quá trình phát triển, chúng cần thời gian vài tháng nắng khô và lượng mưa 1.200-1.600 mm/năm.Những vùng đất có tầng đất quá mỏng, không có tầng sét hoặc khả năng thoát nước kém thì phải được lên luống, để cây tránh ngập úng hay bị bệnh về rễ. Đất phù hợp là loại có kết cấu thông thoáng và chứa nhiều loại khoáng chất, dinh dưỡng thiết yếu cho cây bơ.
2/ Chuẩn bị trồng bơ
2.1 Dụng cụ trồng
Tất cả bạn cần là chọn cho mình một quả bơ già, ngon lành và không sâu bệnh.
Que tăm hoặc xiên que bằng gỗ và được vót nhọn. Bình hoặc cốc chứa nước có kích thước vừa phải với hạt bơ (đường kính 5-10cm) hoặc tận dụng hộp dùng 1 lần hay chai nhựa có sẵn trong nhà.
Nên sử dụng chậu trồng bằng đất nung, nhựa, sành sứ,… có lỗ thoát nước tốt và đường kính miệng chậu từ 25-30cm, chiều cao khoảng 30-40cm để cây bơ phát triển lớn hơn sau này.
2.2 Đất trồng bơ
Nên sử dụng loại đất sạch hữu cơ Sfarm để trồng bơ vào chậu. Loại đất trồng được trộn sẵn và sản xuất từ các nguyên liệu hữu cơ sạch. Đã trải qua quá trình ủ vi sinh phân giải các chất để cây dễ hấp thụ và đảm bảo an toàn sinh thái.
Nếu có nguyên liệu tại nhà, thì cây sẽ phát triển rất tốt với tỉ lệ phối trộn: 60% than bùn đen (hoặc đất thịt) + 20% giá thể (xơ dừa, trấu hun,…) + 10% viên đất nung Sfarm (hoặc đá trân châu) +10% phân hữu cơ (phân trùn quế Sfarm hoặc phân chuồng hoai mục).
Các loại đất trồng hay thành phần phối trộn đều cần có đặc điểm thoát nước tốt, giữ ẩm và có đủ các dinh dưỡng cho cây sinh trưởng. Có thể tìm mua ở các cửa hàng cung cấp vật liệu trồng cây, trồng rau quả tại nhà.
2.3 Giống
Trên thị trường hiện nay có nhiều giống loại bơ như bơ booth, bơ 034, bơ năm lóng, bơ sáp,… Quả được bán trong các siêu thị, chợ hoặc bạn cũng có thể lấy quả tại vườn nhà, chỉ cần là loại bạn thích và cây mẹ sạch bệnh.
Hạt bơ được tuyển chọn từ những trái già có da căng bóng, thơm và lắc lên có tiếng bộp bộp. Hạt tròn đều, chắc khỏe và không bị sâu bệnh hay héo khô nước.
2.4 Vị trí trồng bơ
Bơ ưa thích ánh sáng nên cần được đặt nơi có nắng, càng nhiều càng tốt. Hạt trồng trong chậu nhỏ, có thể trang trí trong phòng khách, bàn làm việc, cạnh cửa sổ quán cafe,… Nếu có sân vườn thì càng tốt, nên chuyển cây đã lớn ra trồng đất sẽ giúp cây phát triển thoải mái hơn, vừa có bóng mát vừa thu hoạch được trái tại nhà.
3/ Cách trồng bơ
3.1 Trồng bơ bằng cách ươm hạt thủy sinh
3.1.1 Lấy hạt bơ
Sử dụng dao cắt dọc theo quả bơ nhưng đừng cắt quá sâu (1,3cm) sẽ phạm vào hạt, sau đó vặn hai nửa quả ngược chiều nhau để tách ra. Hãy xác định phần đầu (nơi nảy mầm) sẽ gần cuống và đuôi (nơi mọc rễ) sẽ gần chóp của quả, để không làm tổn thương hạt. Khéo léo lấy hạ ra và để sang bên cạnh.
Để không lãng phí, thì phần thịt quả có thể làm sinh tố hoặc chế biến thành nhiều món ngon bổ dưỡng cho cơ thể.
3.1.2 Rửa sạch hạt bơ
Hạt bơ cần được xử lý để làm sạch hết phần thịt quả. Chỉ nên dùng tay hoặc bông rửa hạt với nước sạch. Không nên dùng xà phòng hoặc dụng cụ rửa chà nhám hạt, sẽ làm bốc sướt lớp vỏ lụa mỏng màu nâu xung quanh hạt và khiến hạt khó nảy mầm.
Đặt hạt bơ thẳng đứng với đầu nhọn hướng lên trên, sau đó dùng 4 que tăm xuyên vuông góc vào tâm của hạt bơ với độ sâu 2,5cm, cắm đều các hướng tại vị trí ½-⅔ hạt từ trên xuống. Cách này giúp hạt được giữ thăng bằng ở giữa miệng cốc, hạt không bị rơi hoàn toàn vào trong cốc.
3.1.3 Trồng hạt bơ vào cốc nước
Sau khi chọn được cốc có kích thước vừa phải với hạt bơ, bạn cho nước sạch vào đầy cốc và nên sử dụng nước lọc để hạt không bị thối úng.
Sau đó đặt hạt bơ lên miệng cốc và điều chỉnh sao cho chỉ ngâm ½ hạt trong nước. Chú ý phần đầu nhọn của hạt phải hướng lên trên và đầu tròn chìm trong nước, nếu không hạt sẽ mọc ngược hoặc không nảy mầm được. Lúc này các que tăm cắm vào hạt giống như kiềng bốn chân, chống đỡ cho hạt đứng vững vàng.
Đặt cốc ở gần cửa sổ hay nơi thoáng mát có nhiều ánh sáng và thay nước mỗi ngày, để tránh sự tấn công của nấm mốc và vi khuẩn.
3.1.4 Kích thích hạt bơ nảy mầm
Tùy vào chất lượng hạt và điều kiện môi trường mà hạt bơ có thể nảy mầm sớm 2-4 tuần hoặc phải đợi đến 8 tuần. Phần đầu trên của hạt sẽ khô lại và xuất hiện một vết nứt, lớp vỏ nâu bên ngoài cũng sẽ bong ra.
Theo thời gian, vết nứt chạy dọc xuống phần dưới cùng của hạt và rễ nhỏ sẽ bắt đầu phát triển qua các vết nứt này. Khi rễ đã ổn định thì chồi non sẽ hình thành và phát triển ở phần trên hạt bơ, giai đoạn này nên bổ sung nước liên tục để rễ luôn được ngập trong nước.
3.1.5 Trồng bơ vào chậu
Khi cây bơ đã cứng cáp và mọc được khoảng 15cm, bạn cần chuyển cây ra chậu trồng. Rút que tâm ra nhẹ nhàng và tỉa bỏ lá vàng, rễ hỏng cho gọn gàng.
Dùng xẻng nhỏ đào lỗ to hơn gốc cây non (rễ và hạt cây) một chút rồi cẩn thận đặt cây xuống, sao cho nửa hạt trên không bị lấp đất. Lấp đất và nén nhẹ để cây không bị nghiêng hay đổ ngã. Tưới nước mỗi ngày giữ ẩm cho đất và đặt cây ở nơi có nắng nhẹ, để cây dẫn thích nghi.
3.2 Trồng bơ từ hạt trực tiếp vào chậu đất
Bạn có thể trồng hạt trực tiếp vào chậu đất. Chuẩn bị các hạt bơ đã được tách ra và rửa sạch, rồi tiến hành ươm hạt trực tiếp vào chậu đất. Trồng hạt thẳng đứng với đầu tròn hướng xuống dưới và đầu nhọn hướng lên trên và nên chừa khoảng 1,5cm hạt nhô lên trên mặt đất. Ấn hạt xuống đất và phủ 1 lớp đất mỏng, tưới giữ ẩm cho đất và đợi cây lên mầm là được.
Nếu có diện tích đất rộng thì bạn có thể trồng 2-3 cây, vì chúng thích mọc cạnh nhau. Cách trồng này sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian và không cần phải thay nước hằng ngày, cây con cũng không bị sốc khi thay đổi môi trường sống. Tuy nhiên, tỷ lệ hạt lên mầm lại không được đảm bảo, bạn có thể phải đợi đến hơn 3 tháng để hạt nảy mầm và khá khó khăn khi trang trí chúng trong nhà.
4.1 Tưới nước
Khi trồng thủy sinh: Nên xịt ẩm nước lên hạt để hạt không bị khô và giữ được màu được lâu. Thay nước và bổ sung nước thường xuyên giúp hạt không bị gián đoạn sinh trưởng hay khiến nước bị lên men gây độc cho hạt.
Hạt trồng vào chậu: Cây bơ cần được tưới 2-3 lần vào mỗi sáng sớm và chiều mát, luôn duy trì lượng nước ổn định 3 tháng đầu. Đến 3 tháng tiếp theo, bạn chỉ cần tưới định kỳ 3 ngày/lần để cây phát triển tốt nhất.
Khi lá bơ chuyển sang màu vàng nhạt là lúc cây bị úng nước, nên ngưng tưới trong vài ngày và cây sẽ bình thường trở lại.
4.2 Cắt tỉa, tạo tán
Khi cây bơ đã phát triển được 30cm, bạn cần bấm bỏ ngọn lần 1 và đến khi các nhánh mới ra dài 15cm thì bấm ngọn lá lần thứ 2. Cách làm này sẽ giúp cây ra thêm nhánh và tạo tán đều hơn. Thường xuyên cắt, tỉa cành lá để phần dinh dưỡng cho thân nhánh phát triển to và chắc khỏe, có sức chống đỡ tốt.
Tuy nhiên, nếu cắt tỉa quá mức cũng sẽ khiến cây không đủ sức phục hồi và trở nên coi cọc, không ra lá mới được. Tỉa gọn gàng những chồi lá ở đầu thân/cành cũng giúp cây phát triển xum xuê và tạo sự thông thoáng, giảm lây lan sâu bệnh.
4.3 Bón phân
Tùy vào giai đoạn phát triển và điều kiện thời tiết, để tiến hành bón phân cho cây bơ theo chu kỳ trong năm.
Năm đầu: Khi trồng cây được 1 tháng thì định kỳ bón phân NPK 20-20-10 (khoảng 100gr/cây) để bón thúc cho cây 3 lần/năm.
Năm thứ 2: Tăng lượng phân bón NPK lên 3 lần (300gr/cây) và chia ra làm 4 lần/năm tiến hành bón cho cây. Không nên tưới hoặc rải phân vào mùa khô vì phân sẽ dễ bị bốc hơi trong điều kiện nắng nóng. Phải tưới ẩm nước trước hoặc sau khi sử dụng phân để cây không bị sốc và phân ngấm vào đất tốt hơn,
Từ năm thứ 3 trở đi: Khi cây đã vào giai đoạn phát triển toàn diện khung tán và lá. Bạn cần tăng lượng phân NPK lên (khoảng 1kg/cây) với 3 lần/năm.
Bên cạnh đó, các loại phân hữu cơ cũng cần được kết hợp để bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu mà cây cần. Một số loại thường được sử dụng như phân trùn quế Sfarm, phân sinh học ủ từ nguyên liệu hữu cơ trong nhà bếp hoặc các loại phân bò, gà, cá,… đã được xử lý hoai mục hoặc ủ vi sinh.
4.4 Phòng trừ sâu bệnh
Nhiều loại bơ có khả năng kháng sâu bệnh tốt, nên ít bị sâu bệnh hại tấn công. Một số loại phổ biến như bọ xít, rệp sáp, nhện ve,… Bệnh thán thư, vàng lá, thối rễ,…
Bạn nên thường xuyên thăm vườn, vệ sinh và cắt tỉa loại bỏ thân cành bị hư hại nặng để tránh lây lan nấm bệnh. Phun phòng sâu bọ và nấm hại định kỳ (đặc biệt vào mùa mưa) bằng dầu neem (1-2ml/l+5ml nước rửa chén) kết hợp với Nano bạc đồng (30ml/16l nước) phun xịt đều lên toàn cây.
5/ Thu hoạch bơ
Cây bơ đến năm thứ 4 sẽ bắt đầu cho trái và bạn có thể thu hoạch vụ đầu tiên, qua nhiều năm sau thì số lượng trái cũng được tặng lên. Những loại bơ ghép có thời gian thu hoạch ngắn hơn khi trồng bằng hạt.
Thu hái bơ thường được tiến hành vào tháng 7-8 dương lịch hoặc trái vụ vào tháng 9-19 hàng năm, nên hái lúc sáng sớm và quan sát màu sắc và độ căng bóng của vỏ trái để thu hoạch. Bơ được bảo quản nơi thoáng mát sau khi thu hái, sẽ giúp giữ được độ tươi ngon lâu hơn.
Để có được một chậu bơ ưng ý tại nhà, bạn hãy thử áp dụng ngay những hướng dẫn trên của Đặng Gia Trang nhé! Chúc bạn thành công! Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline 0902.652.099!
*Xem thêm