Cách trồng cây đu đủ trong chậu ngon ngọt, trĩu quả

1779 lượt xem

Đu đủ chứa nhiều chất dinh dưỡng, là loại trái cây ưa thích của nhiều người. Ngoài ra, đu đủ còn có giá trị tinh thần vô cùng tốt đẹp, tượng trưng cho sự sung túc và trọn vẹn. Chính vì thế ngày nay nhiều người đã trồng đu đủ vào chậu để trang trí trong nhà với mong muốn đem lại sự may mắn cho gia đình. Bạn đã biết cách trồng cây đu đủ trong chậu chuẩn nhất chưa, hãy cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu ngay bên dưới.

1/ Chuẩn bị trước khi trồng đu đủ trong chậu

1.1 Thời vụ trồng đu đủ trong chậu

Cây đu đủ dễ trồng và cho trái quanh năm. Bạn có thể trồng vào bất cứ thời điểm nào nhưng trồng đúng vụ cây sinh trưởng tốt và cho trái nhanh hơn. Tùy vào khí hậu từng vùng mà có thời vụ khác nhau như:

Miền Bắc thích hợp trồng ở vụ xuân (Từ tháng 2 đến tháng 4) và cuối vụ thu (Từ tháng 9 đến tháng 10).

Miền Trung trồng vụ xuân (Từ tháng 12 đến tháng 1) và vụ hè thu (Từ tháng 5 đến tháng 6).

Miền Nam trồng đầu mùa mưa (Kéo dài từ tháng 4 đến tháng 5) là thích hợp nhất, tận dụng lượng nước mưa tưới cây, đỡ tốn công chăm sóc. Nếu bạn có đủ khả năng tưới tiêu, có thể trồng cuối mùa mưa (Kéo dài từ tháng 10 đến tháng 11), lúc này tận dụng những cơn mưa cuối mùa kích thích cây con bám rễ.

1.2 Chuẩn bị giống đu đủ

Giống đu đủ trồng làm cảnh thường là giống đu đủ lùn. Cây giống đu đủ trồng chậu phải được gieo ươm sẵn trong bầu. Nếu bạn có sẵn hạt giống có thể tiến hành gieo ươm tại nhà. Ngoài ra bạn có thể mua cây giống tại các cửa hàng hoặc chợ nông sản.

Tiêu chuẩn của cây giống đu đủ khỏe là thân to mập, xanh tốt, không bị bệnh, có khoảng 4 – 5 cặp lá, chiều cao cây khoảng 10 – 15cm.

1.3 Chuẩn bị chậu trồng cây đu đủ

Đu đủ là cây ăn quả có bộ rễ lớn, cây to. Do đó bạn nên chọn những chậu có kích thước lớn. Thường người ta sẽ chọn chậu làm bằng sứ hoặc xi măng, có độ bền cao và đẹp mắt. Lưu ý dưới đáy chậu phải có lỗ thoát nước.

1.4 Đất trồng

Đất trồng là yếu tố quan trọng quyết định khả năng sinh trưởng của đu đủ lùn trồng chậu. Theo kinh nghiệm của các nhà chơi đu đủ trồng cảnh lâu năm, hỗn hợp đất thịt cùng với xỉ than theo tỷ lệ 3:1 mang lại hiệu quả tốt nhất. Ủ kỹ hỗn hợp đất trồng trong 12 – 15 ngày. Đất thịt phải là loại đất mới, chưa qua canh tác.

Nếu các bạn ở đô thị và có nhu cầu trồng đu đủ thì sao? Các bạn có thể dùng các loại đất trộn sẵn để thay thế, chẳng hạn đất phối trộn dành riêng cho cây ăn quả của SFARM, thích hợp với nhu cầu dinh dưỡng của mọi loại cây ăn quả, vô cùng tiện ích.

2/ Cách trồng đu đủ trong chậu

Khi đã chọn được cây giống ưng ý, bạn không nên trồng ngay vào chậu, đặt bầu cây ở vị trí khô ráo, thoáng mát trước. Cung cấp nước hàng ngày cho cây, thường xuyên phun thuốc trừ bọ trĩ, nhện đỏ, giữ cho cây khoẻ mạnh nhất, bộ lá đẹp nhất. Sau khoảng 15 ngày, rễ cây đã phát triển ổn định thì đem trồng vào chậu.

du du trong chauCây đu đủ trong chậu

Cho hỗn hợp đất trồng đã chuẩn bị sẵn vào chậu trồng, bên dưới đáy lót lớp phân bò ủ hoai hỗ trợ thoát nước tốt hơn. Dùng dao rạch nhẹ bầu nilon để vẽ hướng phát triển của rễ. Đặt bầu còn lớp nilon bên ngoài vào chậu, lấp đất và ấn nhẹ quanh gốc để cây đứng thẳng. Lúc này rễ sẽ phát triển theo đường đã định hướng vì đã bị hạn chế bớt bởi lớp nilon bên ngoài.

3/ Kỹ thuật chăm sóc cây đu đủ trong chậu

Tưới nước: Tùy vào tình hình thời tiết mà tưới 1 – 2 lần/ngày. Bên cạnh đó dùng rơm rạ che phủ gốc giúp hạn chế thoát hơi nước, đặc biệt thời kỳ cây con.

Bón phân: Sau trồng khoảng 15 ngày, bắt đầu bón thúc đợt đầu tiên bằng phân chuồng, phân bò hoặc phân trùn quế. Cách 15 ngày lại bón 1 lần.

4/ Cách ngăn chặn sâu bệnh cho cây đu đủ

Dù trồng ngoài đồng ruộng hay trồng trong chậu, đu đủ vẫn bị rệp sáp, nhện đỏ hoặc các bệnh khảm virus tấn công.

Đối với nhện đỏ, rệp sáp dùng các loại thuốc chuyên đặc trị. Nhện đỏ dùng Danitol 10EC hoặc Nitac 5EC. Rệp sáp có thể tham khảo Suprathion, Applaud.

Các bệnh do virus hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị, chỉ có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa như chọn giống tốt, giống kháng bệnh, bón vôi, trị dứt điểm rệp sáp vì đây là môi giới truyền bệnh khảm.

5/ Thu hoạch và bảo quản đu đủ trồng trong chậu

Thu hoạch là giai đoạn ngọt ngào nhất đối với người trồng cây.

Đu đủ trồng 7 tháng là có thể thu hoạch xanh, dùng để bóp gỏi hoặc ăn sống. Đến 9 tháng là đu đủ chín, ăn tươi.

Khi thu hoạch ăn tươi, bạn nên đợi đến khi quả có đốm hoặc sọc vàng, đây là dấu hiệu quả đã chín sinh lý, hái vào khoảng 1 – 2 ngày là chính hoàn toàn, ăn rất ngon. Nếu thu sớm, quả chưa già hẳn, vị quả sẽ nhạt, không đạt chất lượng tốt nhất.

Cây đu đủ trồng chậu vừa để trang trí vừa cho thu hoạch quả tốt, quá tuyệt vời đúng không nào? Bạn đã thử cách trồng đu đủ trong chậu này chưa, hãy làm nhé. Nhớ cho chúng tôi biết kết quả bằng cách liên hệ Hotline 0902.652.099 bạn nhé! Chúc bạn may mắn.

Sfarm.vn

*Xem thêm

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết