Nét độc đáo của hoa lan cẩm báo làm người nhìn phải say đắm. Những bông hoa đầy sức sống, mạnh mẽ vươn lên trong môi trường khắc nghiệt, nên rất được ưa chuộng và được sưu tầm trồng tại nhà. Tuy nhiên bạn cần nắm rõ kỹ thuật để cây phát triển thuận lợi nhất, Đặng Gia Trang sẽ giới thiệu cách trồng và chăm sóc lan cẩm báo đầy đủ nhất để các bạn tham khảo nhé!
1/ Nguồn gốc & đặc điểm lan cẩm báo
1.1 Nguồn gốc
Hoa lan cẩm báo có nguồn gốc từ Myanmar. Sau đó, nó được tìm thấy ở nhiều nơi khác trên thế giới như: Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam và các nước Châu Á. Ở Việt Nam chúng được tìm thấy nhiều ở các tỉnh như Hà Giang, Cao Bằng, Hòa Bình, Phú Thọ, Sơn La và các tỉnh Tây Nguyên,….
1.2 Đặc điểm của hoa lan cẩm báo
Phong lan cẩm báo thuộc họ Orchidaceae, trên thế giới còn gọi là Vandopsis, Vanda parishii, Hygrochilus parishii… Có nguồn gốc từ Myanmar và phân bố nhiều nơi ở Việt Nam như Lâm Đồng, Hà Giang, Phú Thọ,…
Lan cẩm báo sống phụ sinh có thân đơn, dẹt thẳng và chỉ cao 20-30cm. Lá thuôn trái xoan có bẹ ôm sát thân, đỉnh chia 2 thùy không đều và dài 15-25cm. Rễ cây trắng sẫm mọc từ nách lá giữa thân, rễ mới mọc có màu xanh trắng/tím phía đầu rễ. Đặc điểm cánh hoa dày và điểm nhiều đốm đỏ cam như đốm trên da loài báo gấm, môi hoa nhỏ và thùy giữa có màu đỏ ở mép trắng với các vạch màu vàng cam. hoa còn tỏa mùi thơm ngọt ngào bay xa.
Loại lan cẩm báo dễ tìm nhất là lan cẩm báo nhung và với sự đa dạng chủng loại sẽ kèm theo những màu hoa khác nhau, tử vàng chanh có đốm đỏ hạt hồng tím đến toàn tím.
Hoa cẩm báo
2/ Cách trồng lan cẩm báo
2.1 Cách lựa chọn lan giống
Lựa chọn lan giống cần chú ý các đặc điểm như cây lan khô ráo nhưng không bị héo, không dập gãy và nhiễm nấm bệnh.
Cần xử lý gốc mới bằng dung dịch Physan, ngâm khoảng 15-20 phút và treo vào nơi thoáng mát. Sau đó tiếp tục ngâm gốc lan 20 phút trong dung dịch B1 (40ml/16l nước) để kích thích rễ mới, rồi treo ngược cây lên phơi khô lá, ở nơi thoáng gió dưới bóng râm và tránh nắng, mưa trực tiếp.
2.2 Giá thể trồng
Bạn có thể trồng lan cẩm báo vào chậu hoặc ghép gốc gỗ. Vậy nên có nhiều sự lựa chọn giá thể như: Gỗ lũa hoặc chậu trồng, dớn, than, xơ dừa, viên đất nung SFARM,…
Gỗ lũa/vú sữa/nhãn: Kiểu dáng đẹp mắt và không bị mối mọt, nấm mốc tấn công, cần chà rửa rồi ngâm nước vôi 24 tiếng hoặc luộc lên.
Chậu trồng: Chậu đất nung, chậu gỗ hoặc nhựa, lựa chọn kích thước hậu vừa với độ dài lá, bền nhẹ và có lỗ thoát nước tốt.
Dớn, xơ dừa: Dễ tìm, giá thành thấp và giữ ẩm tốt, nên ngâm rửa nhiều lần cho hết chát rồi mới sử dụng.
Than, viên đất nung SFARM: Độ bền cao, giúp thoát nước tốt và cung cấp dinh dưỡng cho lan.
2.3 Cách trồng lan cẩm báo vào chậu
Sau khi chọn được chậu phù hợp với gốc lan cẩm báo, thì trải dưới đáy chậu viên đất nung SFARM hoặc than củi. Sau đó cố định chắc chắn gốc lan bằng dây rút nhựa hoặc dây thép bọc nhựa. Tiếp theo rải thêm một ít dớn hoặc xơ dừa và viên đất nung lên trên mặt chậu giúp cây giữ ẩm. Thực hiện xong thì treo chậu chỗ thoáng mát và có ánh sáng nhẹ. Đến khi vết cắt trên gốc lan lành hẳn rồi tưới nước, để tránh nhiễm nấm bệnh.
2.4 Cách ghép lan cẩm báo vào gỗ
Tiến hành lấy một lớp dớn mỏng phủ lên gốc gỗ. Rồi sử dụng dây rút hay dây thép bọc nhựa để ghép gốc, bằng cách cố định rễ lan quấn vào lớp dớn đã trải. Tiếp đó đặt thêm một lớp dớn khác để che phủ phần rễ đã được ghép, sau đó duy trì tưới đều nước hằng ngày và theo dõi cây phát triển. Hạn chế sử dụng vật liệu kim loại để ghép lan, phải loại bỏ ngay khi rễ mới đã bám chắc giá thể, vì kim loại sẽ gây độc cho lan khi bị rỉ sét.
3/ Cách chăm sóc lan cẩm báo
3.1 Ánh sáng và nhiệt độ
Lan cẩm báo ưa sáng và sinh trưởng tốt ở cường độ 60% và ở nhiệt độ từ 25-30oC thì phát triển tốt nhất. Tuy nhiên lan cẩm báo sẽ bị cháy lá nếu để trực tiếp dưới nắng gay gắt, vậy nên phải có mái lưới che chuyên dụng cho lan. Điều kiện ánh sáng và nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến sự ra hoa của lan cẩm báo, nếu điều kiện thuận lợi thì cây sẽ cho hoa đúng tết và to đẹp hơn.
3.2 Thời điểm bón phân
Sử dụng các loại phân kích thích sinh trưởng tan chậm hoặc dạng bón lá cho cây từ khi mới trồng đến lúc ra rễ. Có thể tưới phân hóa học NPK 3-10-10, 2 ngày/lần với liều lượng 1 muỗng cà phê pha 4l nước, hoặc viên nén phân trùn quế SFARM, phân chuồng hoai mục,… 1 tháng/lần khi cây đã ổn định
3.3 Tưới nước
Cần đều đặn tưới hằng ngày nước để tránh lan cẩm báo bị khô và rụng lá, nên sử dụng chế độ phun sương để cấp ẩm tốt cho cây. Tùy vào thời tiết để điều tiết tưới nước, ít nhất tưới 1 ngày/lần, trời nắng nóng tưới khoảng 3 lần/tuần và nếu cây gặp mưa thì phải tưới nước nhiều hơn 3 để rửa axit do nước mưa.
3.4 Phòng trừ sâu bệnh
Vì lá lan cẩm báo khá to nên dễ bị tấn công bởi rệp màu vàng hay các bệnh thối đọt, thán thư, đốm lá,…. Để tránh cho lan cẩm báo bị hư hại do sâu bệnh hại, bạn nên thường xuyên quan sát để phát hiện sớm và chửa trị sớm. Dùng kéo, dao sắt (đã diệt khuẩn) cắt bỏ phần tổn thương do sâu bệnh, rồi bôi vôi bột và sát khuẩn toàn bộ cây để không lây nhiễm qua cây khác. Định kỳ hàng tháng phun các loại thuốc ngừa nấm như Benomyl nồng độ 1/400 hoặc Nano bạc theo các Giai đoạn phòng bệnh (dùng 20ml/3l nước) 1-2 lần/tuần, giai đoạn trị bệnh (dùng 30ml/1l nước), 2-3 lần/tuần. Nên phun thuốc khi sáng mát hoặc chiều để cây không bị sốc.
Với những kỹ thuật trồng và chăm sóc lan cẩm báo được tổng hợp và giới thiệu chi tiết trong bài, hy vọng sẽ hữu ích giúp bạn thành công trồng được một chậu lan cẩm báo đẹp và khỏe mạnh nhé! Mọi chi tiết thắc mắc xin liên hệ Hotline 0902.652.099!
*Xem thêm
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa Lan Kim Điệp Xuân
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc lan hoàng thảo nghệ tâm
- Cách trồng và chăm sóc lan hoàng thảo vôi đầy đủ nhất
- Cách trồng và chăm sóc Địa Lan Sato đầy đủ nhất