Cây trồng mùa mưa sinh trưởng và phát triển tốt nhất trong năm. Tuy nhiên, mùa mưa cũng là nỗi lo lắng của bao vườn vì dễ ngập úng ngập úng gây chết cây. Hơn hết, đây còn là thời điểm thuận lợi cho sâu bệnh sinh sôi. Cùng Đặng Gia Trang trồng ngay những loại rau này để có vụ mùa bội thu nhé!
1/ Bí đao
Là loại cây thân leo, dễ trồng, dễ chăm sóc & khả năng chống chịu sâu bệnh rất tốt. Do đó, bí đao là loại cây thích hợp trồng vào những ngày mưa. Vì bí đao có bộ rễ lớn, nên chọn chậu trồng đủ lớn cho rễ phát triển. Đất trồng bí đao là đất tơi xốp, thoát nước tốt & pH từ 5.5 – 6.8.
2/ Cải ngọt
Với khả năng chịu mưa tốt, cải ngọt là loại cây trồng mùa mưa thích hợp nhất. Chỉ sau 25-30 ngày trồng, đã có thể thu hoạch. Cải ngọt thích hợp với đất tơi xốp, thoát nước tốt & pH từ 6.5 – 7. Vào mùa mưa, cần che phủ bằng rơm hoặc lá cây khô.
3/ Khổ qua (mướp đắng)
Với tỉ lệ nảy mầm cao, khổ qua được ưa chuộng trồng vào mùa mưa tại nhiều vườn phố. Nên chọn đất trồng giàu dinh dưỡng, tơi xốp, thoáng khí & pH từ 5.5 – 6.8.
4/ Rau muống
Loại rau sinh trưởng & phát triển khỏe mạnh trong mọi điều kiện thời tiết. Chính là rau muống. Rau muống không kén đất trồng. Tốt nhất nên chọn đất giàu mùn, dinh dưỡng & pH từ 5.5-7.
5/ Đậu bắp
Tuy có thể trồng quanh năm, nhưng thời tiết mát mẻ, mưa nhiều sẽ cho quả to, tròn & đẹp hơn. Có thể gieo trồng nhiều giống đậu bắp trong vườn. Trong mùa mưa, cần đảm bảo nơi trồng thoát nước tốt & vườn thông thoáng. Đất trồng cần tơi xốp & pH từ 5.5 – 6.8.
6/ Mướp
Giống như đậu bắp, mướp có thể trồng quanh năm. Nhưng quả mướp mùa mưa sẽ dài, căng mọng & vỏ xanh láng nhất. Chọn đất trồng đầy đủ dinh dưỡng, thoáng khí & pH từ 5.5 – 6.8. Cần dựng giàn thông thoáng để sai quả & hạn chế sâu bệnh.
Mướp trồng mùa mưa
7/ Rau ngót
Mặc dù rau ngót sinh trưởng & phát triển quanh năm. Nhưng vào mùa mưa, rau ngót sẽ có hương vị ngon & nhiều chòi/đọt non nhất. Nên trồng bằng đất giàu mùn, ẩm độ cao & pH từ 5.5 – 7. Vì thế, rau ngót là loại cây trồng mùa mưa nên có trong vườn nhà.
8/ Hoa đậu biếc
Hoa đậu biếc còn gọi là hoa đậu bướm, hoa tím. Cây có tốc độ sinh trưởng, phát triển rất nhanh, thích hợp những nơi có khí hậu nóng ẩm. Đậu biếc có tuổi thọ trung bình, dễ trồng và dễ chăm sóc. Đất trồng hoa đậu biếc cần phải thoát nước tốt, giàu dinh dưỡng, nhất là giàu mùn.
9/ Cây mai chỉ thiên
Loại cây có hoa màu trắng, dáng thẳng vươn lên tỏa phong thái trung trực của đấng nam nhi. Là có tốc độ sinh trưởng rất nhanh. Cây chịu đất ẩm, nhưng không ngập úng. Hơn hết, đất trồng giàu dinh dưỡng lành tính cho cây sinh trưởng.
10/ Lưu ý khi trồng rau mùa mưa
Đất trồng
Sau những cơn mưa nặng hạt, kéo dài, nước thoát không kịp dễ dẫn đến việc ứ đọng nước. Nếu khi đó đất trồng quá mịn thì rễ cây dễ bị ngộp và khó hấp thụ dinh dưỡng. Làm cây bị ngập úng, thối rễ, làm chết cây và giảm năng suất cuối vụ.
Vì vậy, đất trồng rau mùa mưa cần đảm bảo các yếu tố:
– Thoát nước tốt
– Độ thông thoáng cao
– Giàu mùn và dinh dưỡng đầy đủ
Có thể tự phối trộn đất trồng mùa mưa theo tỷ lệ 3 đất : 2 mụn dừa : 2 trấu hun : 3 phân trùn quế. Hoặc có thể sử dụng các loại đất sạch chuyên cho trồng rau trên thị trường hiện nay. Trong đó, đất sạch hữu cơ SFARM được nhiều nhà vườn tin tưởng sử dụng. Bởi hàng loạt ưu điểm:
– Phối trộn tiện lợi theo công thức chuẩn chuyên gia
– Dinh dưỡng đầy đủ cho suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của rau
– Hệ VSV dồi dào, VSV phân giải, VSV đối kháng… giúp tăng sức đề kháng cho rễ
– Chuyên biệt với 4 loại đất dùng cho từng loại cây trồng: rau ăn lá, rau ăn củ – quả, hoa – kiểng và cây ăn quả.
Che phủ cho đất trồng và làm giàn
Đất trồng thường bị văng tung tóe, xói mòn sau những cơn mưa dù lớn hay nhỏ. Để khắc phục tình trạng này nên che phủ cho đất bằng những vật liệu có sẵn, dễ tìm như: cỏ khô, rơm rạ, viên đất nung… Hơn hết, cách làm này còn giúp giữ ẩm cho đất, tiết kiệm phân bón và hạn chế cỏ dại. Ngoài ra, còn tăng thêm tính thẩm mỹ cho vườn nhà.
Trong cơn mưa thường kèm theo gió lốc gây dập nát lá, đỗ ngã rau. Đối với những loại rau ăn lá, cần dựng giàn che chắn những lúc mưa về. Đối với rau ăn củ – quả cần dựng giàn kiên cố hơn mùa nắng. Dựng giàn còn giúp rau quang hợp, sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
Bón phân
Vào mùa mưa, hạn chế bón bổ sung phân chứa nhiều đạm cho cây. Rau thừa đạm dễ bị đỗ ngã và là môi trường lý tưởng cho sâu bệnh tấn công. Đồng thời, để kiệm phân bón, tránh lãng phí vào mùa mưa nên bón vùi vào trong đất.
Các loại phân hữu cơ sẽ là lựa chọn lý tưởng cho mùa mưa này. Trong đó, nên sử dụng phân trùn quế SFARM. Bởi những đặc tính nổi trội giúp làm tăng sức đề kháng cho rau:
– Hàm lượng đạm trong phân cân đối.
– Hàm lượng đa – trung – vi lượng đầy đủ, cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho rau.
– Kết hợp với Acid humic, Acid Fulvic hỗ trợ tạo độ mùn cho đất trồng.
– Hệ VSV có ích, phân giải các chất dinh dưỡng khó tan trong đất và tăng sức chống chịu của rễ với các tác nhân gây hại mùa mưa.
Bổ sung ngay những loại rau này vào vườn nhà cho kịp mùa mưa nhé. Mọi chi tiết thắc mắc vui lòng liên hệ Hotline 0902.652.099 nhé!
*Xem thêm:
- Cách trồng mướp thùng xốp trĩu quả
- Kỹ thuật trồng hoa đậu biếc tại nhà & cách sử dụng an toàn nhất
- Cách trồng cải bẹ xanh tại nhà vô cùng đơn giản
- Kỹ thuật trồng đậu bắp tại nhà trĩu quả