Cách trồng hoa Thiên Lý thu hoa quanh năm

1954 lượt xem

Thiên lý là một loại cây có thân mềm hóa gỗ được nhiều người trồng làm cảnh, tạo bóng mát và lấy hoa làm thuốc. Ngày nay, thiên lý ngày càng trở nên có giá trị hơn và được nhiều người trồng tại nhà để làm thực phẩm. Cách trồng hoa Thiên lý vô cùng đơn giản mà ai cũng có thể làm được, cùng Đặng Gia Trang học ngay cách trồng dưới đây.

1/ Điều kiện sinh trưởng

– Thiên lý thích hợp trồng vào mùa Xuân hoặc mùa Thu khoảng tháng 6 – tháng 8 dương lịch.

– Nhiệt độ lý tưởng 20 – 35 độ C.

– Nên trồng thiên lý nơi có nhiều ánh sáng và thoáng gió.

– Ở cả 3 miền Bắc Trung Nam đều có thể trồng hoa thiên lý, tuy nhiên khi Miền Bắc vào mùa lạnh thì sẽ giảm năng suất.

2/ Chuẩn bị vật tư và cách trồng hoa thiên lý

– Đất:

Để trồng hoa thiên lý, bạn nên chọn đất thịt pha cát. Đất phải đảm bảo yêu cầu về độ tơi xốp, khả năng hút ẩm cũng như khả năng thoát nước tốt. Thiên lý không ưa đất úng ngập dễ thối rễ, chết cây.

Trước khi trồng, bạn nên bón lót bằng phân trùn quế, một ít phân NPK và phân lân để cung cấp dinh dưỡng. Đồng thời xới đất cho tơi xốp. Việc này nên được tiến hành trước khi trồng khoảng 10 ngày.

– Chọn giống:

Giống thiên lý được bán khá phổ biến, nên chọn mua ở địa chỉ cửa hàng uy tín. Có 2 loại hom trồng như sau:

+ Dây lươn: Là loại dây mọc gần gốc, khi trồng cây sẽ khỏe mạnh, thời gian sống lâu hơn từ 4 – 5 năm.

+ Dây thân: Là những đoạn dây bánh tẻ (không già quá và cũng không non quá), cây khỏe, nhanh ra hoa nhưng thời gian sống ngắn hơn từ 2 – 3 năm.

Để kích thích hom giống bén rễ, sinh trưởng tốt bà con có thể phun thuốc kích rễ Atonik.

hoa thien ly

Cây thiên lý giống

– Tiến hành trồng:

Lấy bầu cây giống trồng vào chậu, thùng xốp hoặc hố đất. Sau đó lấp đất lên đến gần đốt thân, rồi tưới nước cho cây.

3/ Làm giàn

Thiên lý là cây thân mềm hóa gỗ nên cần phải có giàn để cây leo, đón ánh sáng tốt và để hoa ra nhiều hơn.

Có thể làm giàn thiên lý dạng chữ A, hoặc giàn khung chữ nhật giống giàn bầu.

Khi dây leo lên giàn, bạn cũng cần theo dõi định hướng leo cho mỗi dây, không để leo chồng chéo lên nhau mất thẩm mỹ mà lại cho năng suất kém.

4/ Chăm sóc

Tưới nước

Khi mới trồng tiến hành tưới nước cho cây ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều mát. Đến khi cây lên xanh tốt thì giảm số lần tưới lại còn 2 – 3 ngày/lần.

Đảm bảo đủ nước, không để gốc quá khô nhưng đừng tưới đẫm nước. Đặc biệt là khi cây chớm nụ.

Bón phân

–  Sau khi trồng vào chậu hay trồng ra đất được 2 tuần, bón thúc cho cây bằng phân trùn quế SFARM, liều lượng 0,3 – 0,5kg/gốc, cứ 1 tuần bón 1 lần.

– Ngoài ra còn bổ sung thêm phân NPK để cây phát triển toàn diện, bón 2 – 3 tuần/lần.

– Khi cây bắt đầu ra nụ thì tăng hàm lượng Kali, Lân và giảm đạm để kích thích hoa thiên lý ra to, đều, chất lượng.

– Thỉnh thoảng có thể phun thêm dịch chuối, đạm cá để thay đổi dinh dưỡng cho cây.

Ngoài ra, bà con có thể kết hợp bón bổ sung thêm phân trùn quế kết hợp để tăng năng suất và chất lượng hoa thiên lý, bà con có thể lựa chọn bổ sung thêm phân trùn quế. Trong đó, Phân trùn quế Sfarm là loại phân trùn quế nguyên chất giàu mùn, sạch mầm bệnh, giúp đất trồng tơi xốp và cây rễ ra cực khỏe và mang lại những hiệu quả vượt trội khi xuất hiện trong quy trình canh tác như:

– Tăng đến 20% năng suất, 30% hiệu quả sử dụng phân vô cơ

– Bón ngay không cần ủ, tiết kiệm chi phí nhân công và thời gian

– 100% phân trùn quế nguyên chất “chín” hoàn toàn, sạch mầm bệnh

– Cải tạo đất thoái hoá, bạc màu hiệu quả với hệ VSV có lợi, trùn quế (nở từ trứng)

– Đủ giấy phép, chứng nhận canh tác hữu cơ, VietGAP, GlobalGAP, USDA,…

….

Hiện tại, Phân trùn quế SFARM của Đặng Gia Trang gồm 4 dòng: Pb00 (phân thô), Pb02 (đã giảm ẩm), Pb01 (giảm ẩm sâu, sàn lọc và rây mịn) và phân trùn quế viên nén. Bà con có nhu cầu có thể liên hệ qua Hotline 0902.652.099  để được tư vấn lượng bón cụ thể và nhận hỗ trợ kỹ thuật chi tiết!

Sâu bệnh

Thiên lý ít khi bị sâu bệnh tấn công nhưng bạn cũng nên nắm những nguyên tắc phòng chống sâu bệnh hại cây sau đây:

+ Mùa mưa

Nước mua đọng lại ở gốc cây, không thoát kịp sẽ dễ gây phát sinh nấm bệnh. Do đó phải luôn đảm bảo đất trồng thoát nước tốt, cành lá cây thông thoáng, thường xuyên tỉa cành lá tránh để cành lá um tùm.

Nếu không xử lý thủ công được thì bạn có thể dùng thuốc trừ nấm như Aliettel, Benlat C, Ridomil,… để phun lên lá và tưới vào những gốc bị bệnh hại.

+ Vào mùa nắng

Khô hạn, thiếu nước sẽ làm phát sinh rầy rệp, rầy mềm, rập sáp hay bọ trĩ …

Xử lý thủ công bằng cách bắt giết hoặc phun baking soda. Nếu không được nữa thì hãy dùng thuốc Supracide để phun lên cây.

5/ Thu hoạch

Sau khoảng 3 tháng là bạn đã thu hoạch được những chùm hoa đầu tiên, nên tiến hành thu hoạch vào buổi sáng để hoa tươi ngon nhất.

Trong quá trình thu hoạch, bạn nên kết hợp việc tỉa bỏ những chùm hoa già, lá già hay ngọn già của cây để cây tập trung dinh dưỡng nuôi hoa.

Sau mỗi đợt thu hoạch, để hồi sức cho cây bạn nên xới xáo, bón phân NPK, phân trùn quế, đạm cá.. cho cây. Đồng thời mỗi năm bạn nên cắt bỏ tất cả nhánh phụ, cành lá phụ của cây chỉ để nhánh chính để cây lâu bị cỗi dẫn đến khả năng cho hoa kém.

6/ Công dụng của hoa thiên lý

– Phòng rôm sảy ngày hè: Hằng ngày nấu canh hoa thiên lý ăn. Với trẻ có thể nghiền lá và hoa thiên lý ra nấu lẫn với bột khi cho ăn dặm.

– Trị giun kim: Lấy lá thiên lý non nấu canh cho trẻ ăn liền từ 7 – 10 ngày sẽ hiệu quả.

– Chữa lòi dom, dạ con: Lấy 1 nắm lá thiên lý rửa sạch, giã nát cho vào 5% muối ăn, vắt lấy nước cốt tẩm vào bông rịt vào hậu môn, hay âm hộ ngày thay 1 – 2 lần, sử dụng liền 5 – 7 ngày sẽ có tác dụng co dần phần dom hay dạ con lòi ra.

– Làm giảm đau mình mẩy, nhức xương cốt: Hằng ngày lấy hoa thiên lý xào với thịt bò hoặc chấm với muối vừng ăn sẽ tác dụng.

– Làm thư giãn sau các buổi làm việc căng thẳng, người khoan khoái, ngủ dễ ngon giấc, đỡ mệt mỏi, giảm tiểu đêm: Hằng ngày lấy hoa thiên lý nấu canh ăn.

– Chữa đinh nhọt: Lấy lá cây thiên lý 30 – 50g giã nhỏ đắp vào chỗ mụn nhọt, ngày thay 1 lần, vài 3 ngày sẽ khỏi.

– Chữa đái buốt, đái ra máu, đái dắt, cặn trắng: Lấy rễ cây thiên lý từ 10 – 20g, sắc lấy nước uống 2 – 3 lần trong ngày.

Chú ý: Không ăn chung hoặc xào nấu thiên lý với các thức ăn giàu chất sắt như gan, tiết, rau muống v.v. vì chất sắt (Fe) có trong các loại thực phẩm này sẽ đẩy kẽm (Zn) ra khỏi hoa thiên lý.

Vậy là Đặng Gia Trang đã trình bày tất cả những thông tin hữu ích về cách trồng hoa thiên lý. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bà con đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0902.652.099 để được hỗ trợ sớm nhất!

Sfarm.vn

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết