Với sắc đỏ may mắn, hình dạng tròn đầy đặn, chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Củ cải đỏ vừa là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, vừa là “cây kiểng” độc lạ được nhiều vườn nhà ưa chuộng. Đặc biệt là các vườn phố, không có quá nhiều diện tích trồng.
Vậy cách trồng củ cải đỏ như thế nào? Tác dụng củ cải đỏ ra sao? Cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu trong bài viết này nhé!
1/ Đặc điểm củ cải đỏ
Củ cải đỏ là giống họ Thập tự như củ cải trắng. Hình dạng tròn và màu đỏ đặc trưng. Độ to của củ tùy thuộc vào giống và cách chăm sóc. Củ cải đỏ còn được gọi là củ cải may mắn, hay củ cải đường.
Củ cải đường sinh trưởng trong điều kiện khí hậu mát ở khoảng 15 đến 28 độ C, tốt nhất từ 17 đến 18 độ C. Giai đoạn hình thành củ cần nhiệt độ hơi thấp, ngày ấm đêm mát. Lúc ra hoa, kết quả chịu ẩm, nhưng không chịu được nóng trên 32 độ C trong giai đoạn này.
2/ Dinh dưỡng trong củ cải đỏ
Củ cải đỏ chứa rất nhiều sắt, magie, acid folic, vitamin A, vitamin C và cacbohidrat… Theo kết quả nghiên cứu y học, củ cải đường chứa hàm lượng chất protein thô, đường hòa tan, chất béo, chất xơ và vitamin C rất dồi dào.
Ngoài ta, còn chứa các dinh dưỡng kali, natri, photpho, magie, canxi, kẽm, mangan, đồng và các khoáng chất cần thiết khác.
3/ Tác dụng và tác hại của củ cải đỏ
Tác dụng
Củ cải đỏ chứa nhiều dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Khi được sử dụng đúng cách sẽ là “thuốc bổ” cho sức khỏe. Cụ thể:
– Các vitamin, chất khoáng giúp cơ thể tăng thêm năng lượng và sức đề kháng.
– Cung cấp chất anthocyanin giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.
– Chất kali trong củ cải đỏ giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả và lưu lượng máu. Còn có khả năng làm mát máu.
– Vitamin C của củ cải đường khá cao, giúp tăng cường hệ miễn dịch và tiêu diệt các gốc tự do có hại cho sức khỏe.
– Tiền tố betanin là nguyên liệu tạo ra serotonin, giúp gia tăng sự hưng phấn. Do đó, ăn nhiều củ cải đường khiến bạn thoải mái và dễ chịu hơn.
– Củ cải đường chứa nhiều chất oxy hóa mạnh như beta carotene, betacyanin,… giúp tiêu diệt các gốc tự do có hại cho cơ thể. Từ đó, giúp ngăn ngừa bệnh ung thư và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư.
– Hàm lượng xơ cao và dồi dào vitamin, giúp điều trị chứng táo bón hiệu quả.
– Betacyanin có trong củ cải góp phần giải độc cho cơ thể thần kì.
– Hàm lượng vitamin C, E cao giúp sản sinh collagen tốt cho làn da. Ngoài ra, hàm lượng folate cao giúp ngăn ngừa lão hóa.
Tác hại
Bên cạnh những tác dụng tuyệt vời dành cho sức khỏe. Nếu sử dụng củ cải đỏ hoặc nước ép quá nhiều, sẽ gây ra những tác hại sau:
– Đối với người thiếu sắt sẽ gây ra tình trạng nước tiểu đỏ.
– Gây ra hiện tượng đầy bụng, buồn nôn hoặc tiêu chảy nếu uống nước ép củ cải quá nhiều.
– Có thể gây ra tình trạng phát ban toàn thân và sốt.
– Gia tăng lượng đường trong cơ thể một cách dễ dàng vì có chỉ số glycerin khá cao.
– Không tốt cho gan, thận nếu dùng quá nhiều vì củ cải chứa nhiều oxalat, đồng, sắt, magie và nhiều kim loại khác.
3/ Cách trồng củ cải đỏ tại nhà
Chuẩn bị
– Đất trồng: Tuy là loại rau củ dễ sinh trưởng và phát triển. Nhưng đất trồng cần đảm bảo tơi xốp, thoáng khí và thoát nước tốt. Cần loại bỏ sỏi đá trong đất để gia tăng độ thoát nước. Hiện nay, có loại đất trồng được phối trộn sẵn các thành phần hữu cơ và đầy đủ dinh dưỡng cho suốt quá trình sinh trưởng của củ cải. Đó chính là đất sạch hữu cơ SFARM, loại chuyên dùng cho rau củ quả.
– Hạt giống: lựa chọn hạt giống có thương hiệu và xuất xứ rõ ràng để đảm bảo tỉ lệ nảy mầm cao nhất.
– Chậu trồng: Củ cải đường vừa là thực phẩm, vừa dùng để trang trí vô cùng bắt mắt. Do đó, nên chọn chậu trồng màu trắng và có lỗ thoát nước.
– Nơi trồng: Đầy đủ ánh sáng để cây sinh trưởng tốt.
Trồng củ cải đỏ đơn giản tại nhà
Thời vụ trồng
Có thể trồng củ cải quanh năm. Tuy nhiên, cây ưa điều kiện thời tiết mát mẻ. Do đó, nên bắt đầu trồng từ tháng 8 đến tháng 3 năm sau.
Xử lý hạt trước trồng
Để đảm bảo tỉ lệ nảy mầm đạt cao nhất cần xử lý hạt trước khi trồng. Ngâm hạt trong nước 2 sôi : 3 lạnh khoảng 4-5 tiếng. Sau đó, vớt ra và ủ tiếp trong khăn (vải hay giấy…) trong khoảng 2-3 ngày. Đến khi hạt nứt nanh (vỏ) và nảy mầm trắng thì mang đi trồng.
Cách trồng củ cải đỏ cho mọi không gian
Trồng những hạt đã nảy mầm xuống đất đã chuẩn bị. Sau đó, phủ lớp đất dày khoảng 1cm. Tùy vào mục đích, khoảng cách gieo trồng có thể khác nhau. Chẳng hạn:
– Nhanh chóng thu hoạch thì khoảng cách giữa các hạt từ 8-10 cm.
– Trồng để trang trí nên trồng riêng trồng từng chậu để tiện chăm sóc.
– Nếu trồng trong khay thì khoảng cách tối thiểu từ 15-20 cm.
Sau khoảng 1 tháng trồng, có thể thu hoạch củ cải đỏ. Nếu củ cải quá già thì lúc đó hàm lượng xơ rất nhiều và ảnh hưởng đến hương vị.
Ngoài ra, có thể gieo hạt củ cải trong khay ươm. Sau 7-8 ngày, hạt phát triển thành cây con có 2 lá mầm thì bứng mang đi trồng. Cách này giúp cây phát triển đồng đều hơn.
4/ Cách chăm sóc củ cải đỏ
– Tưới nước: Là cây ưa ẩm, nên tưới nước 1-2 lần/ngày. Tưới đủ ẩm không quá ướt, tránh tình trạng ngập úng cho cây.
– Ánh sáng: Là cây ưa sáng nhưng không chịu được nhiệt độ quá cao (trên 33 độ C). Đối với cây trồng chậu, nên đặt ngoài sáng 1-2 giờ/ngày sau đó mang vào nơi mát. Đến khi cây lớn thì gia tăng thời gian ngoài sáng cho cây. Đối với cây trồng trong vườn, cần che chắn để giảm nhiệt độ vào buổi trưa nắng gắt.
– Bón phân: Là loại cây ăn củ, do đó cần ít đạm và nhiều lân, kali để phát triển. Có thể sử dụng phân trùn quế với đầy đủ đa – trung – vi lượng, acid amin và VSV giúp củ cải phát triển khỏe mạnh.
5/ Phòng trừ sâu bệnh hại cho củ cải đỏ
Các loại rệp, bọ nhảy rất ưa củ cải đỏ. Cần thường xuyên kiểm tra để phát hiện sớm, phòng trừ kịp thời.
Có thể phòng trừ các loại côn trùng gây hại bằng các thảo mộc tự nhiên hoặc GE tỏi – ớt – gừng….
6/ Cách tỉa củ cải đỏ
Sau khoảng 20 ngày trồng, có thể tiến hành tỉa bớt những cây mọc ốm yếu, phát triển còi cọc. Để các cây còn lại thêm dinh dưỡng và diện tích để sinh trưởng. Tuyệt đối không trồng lại những cây đã nhổ ra, vì khi đó cây không phình củ tiếp được.
Vì sao nên trồng bằng đất sạch hữu cơ SFARM?
Đất sạch hữu cơ SFARM là loại đất có 1-0-2 trên thị trường với hàng loạt ưu điểm:
– Thế hệ đất ủ đầu tiên, trải qua thời gian ủ giúp gia tăng mật độ vi sinh vật có ích và phân giải các chất dinh dưỡng thành dạng dễ hấp thụ.
– Phối trộn đầy đủ các thành phần hữu cơ như mùn hữu cơ, phân trùn, phân gà, neem, vôi bột, vi sinh vật bản địa, mụn dừa, trấu hun…
– Có những loại chuyên biệt cho từng nhóm cây trồng: rau ăn lá, rau ăn củ quả, cây ăn trái và hoa – kiểng.
Trồng ngay củ cải may mắn tại nhà, vừa mang đến điều tốt lành, vừa là nguồn “thuốc bổ” cho cả gia đình. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Hotline 0902.652.099 bạn nhé!
*Xem thêm
- Cách trồng đậu cove cực sai quả tại nhà chuẩn chuyên gia
- Cải bó xôi là gì? Tác dụng và cách trồng cải bó xôi
- Cách trồng rau mầm cải củ “siêu sinh dưỡng” bằng mụn dừa
- Cách trồng sen trong chậu tại nhà cực dễ