Thật ra, hiện trạng suy thoái đã được cảnh báo từ rất lâu trước đó, nhưng chúng ta đã không dành đủ sự quan tâm cho nó. Dẫn đến tình trạng hiện nay như một hậu quả tất yếu của việc lạm dụng các chất hóa học trong canh tác. Shimpei Murakami, tác giả cuốn “Những bài học từ thiên nhiên” là một trong những nhà tiền phong trong việc kêu gọi người dân chuyển hướng từ canh tác hóa học sang canh tác theo hướng nông nghiệp sinh thái thuận tự nhiên.
Ông đã quan sát và thực hành tại nhiều vùng đất nhiệt đới như Nhật Bản, Bangladesh… để đúc kết những kinh nghiệm quý giá về nông nghiệp sinh thái, giúp cho nhà nông có hướng canh tác phù hợp nhất với thiên nhiên, từ đó đạt được hiệu quả cao trong trồng trọt và gìn giữ được sự màu mỡ của đất đai.
Hiện nay đề tài “nóng” của nông nghiệp Việt Nam nói riêng và các vùng nông nghiệp nhiệt đới nói chung chính là sự suy thoái nghiêm trọng đất đai do sử dụng chất hóa học bừa bãi.
Đề tài này đã được nhắc đến liên tục bởi vấn đề cần tìm ra giải pháp ngày một cấp bách.
Đất được xem là tài sản quý nhất của người nông dân, đất đai suy kiệt sẽ dẫn đến những hệ lụy khó lường cho chính người nông dân và cả nền kinh tế của đất nước.
Trại trùn quế SFARM xin trích đăng lời của tác giả Shimpei Murakami để độc giả hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của nông nghiệp sinh thái, một hướng canh tác bền vững nên được duy trì và phát triển tại Việt Nam:“Những bài học từ thiên nhiên” được xuất bản từ năm 1991, trải qua 13 năm nhưng vẫn có giá trị áp dụng cho nền nông nghiệp nhiệt đới hiện nay.
Khi tôi thấy được rằng bản than nông nghiệp có thể có tính tàn phá đối với thiên nhiên, nền tảng cho mọi sinh vật, quan điểm của tôi đối với nông nghiệp hoàn toàn thay đổi.
Đó là vào nămg 1982 khi tôi ở Bihar, Ấn Độ – kinh nghiệm đầu tiên của tôi đối với nông nghiệp ở khí hậu nhiệt đới.
Từ lúc đó sự quan tâm của tôi là làm sao đạt được sản lượng cao nhất với các phương pháp hữu cơ.
Tôi là một nông gia và đã làm việc ở trang trại của cha tôi, ở đó đã thực hiện canh tác hữu cơ không dung hóa học nông nghiệp trong 20 năm.
Từ đó, sự quan tâm của tôi đã chuyển sang vấn đề kiểu nông nghiệp nào là thích hợp hơn đối với thiên nhiên và tối ưu đối với sản lượng lương thực.
Năm 1985 tôi đến Băng la đét và làm việc cho Shapla Neer, một tổ chức phi chính phủ (NGO) Nhật hoặt động trong lĩnh vực phát triển cộng đồng nông thôn.
Tôi quan sát điều kiện của nông dân bao gồm cả lối làm ăn về nông nghiệp và đời sống của dân làng trong thời gian đó.
Đến tháng 4 – 1988 tôi hợp tác với Proshika – Muk là một trong số ít NGO Bănglađét có quan tâm đến các mặt môi trường của sự phát triển nông thôn và đã thử đưa các phương án nông nghiệp vào nước này.
Từ đó tôi đã bị lôi cuống vào sự thực hiện nông nghiệp sinh thái tại trại thí điểm của Proshika và phụ trách đào tạo các môn đó cho các công nhân mở rộng nông nghiệp.
Qua ba năm thực hành thí nghiệm và sáu năm quan sát nông nghiệp nhiệt đới, tôi nhận thức được một yếu tố mới, rất lý thú và rất quan trọng.
Đó là nếu các lối canh tác theo đúng được các nguyên tắc của thiên nhiên thì sẽ phục hồi được độ phì của đất và sự cân bằng sinh thái nhanh chóng và như vậy sẽ đem lại kết quả là năng suất tăng và lâu bền.
Trái lại, lối canh tác phản tự nhiên (nông nghiệp hóa học) sẽ làm đất thoái hóa và mất cân bằng sinh thái nhanh chóng, làm cho sản lượng giảm sút.
So sánh với vùng ôn đới thì ở vùng nhiệt đới cả việc phục hồi và việc thoái hóa đều xảy ra rất nhanh chóng.
Nông dân bắt đầu dùng hóa học nông nghiệp các cây khoảng 50 năm tại Nhật và một số vùng ôn đới khác.
Sau 30 năm thực hiện điều đó, các phản ứng bất lợi và các vấn đề nghiêm trọng lien quan đến các chất hóa học nông nghiệp đó bắt đầu xuất hiện.
Tại Bangladesh, nằm trong vùng nhiệt đới, chỉ cần 10 – 15 năm thì các phản ứng bất lợi và các vấn đề đã xuất hiện. một số người Bangladesh đã cho biết rằng ở vùng đất cao, nơi không có nước lụt, các vấn đề đó nhanh chóng xuất hiện sau 5 – 7 năm.
Vì lẽ đó chính tại các vùng nhiệt đới lại càng cần thực hiện nông nghiệp sinh thái. Nói cách khác,hệ sinh thái nhiệt đới cân bằng một cách mỏng manh có thể bị phá hủy hoàn toàn bởi canh tác phản tự nhiên.
Quyển sách “Những bài học từ thiên nhiên” (Lessons from Nature) do tôi (Shimpei Murakami) viết nhằm hai mục đích: giúp cho dân chúng hiểu nông nghiệp là thế nào theo quan điểm tự nhiên, và chia sẻ kinh nghiệm của tôi trong thực hành nông nghiệp sinh thái tại vùng Bangladesh.
Nông nghiệp không chỉ thu hẹp vào việc sủ dụng một tỷ lệ đúng đắn phân hóa học và một liều lượng đúng các chất hóa học trừ sâu bệnh.
Chính thực hành phức tạp hơn thế nhiều và đa dạng hơn. Không thể có câu trả lời làm sẵn.
Sự mềm dẻo và trí tưởng tượng căn cứ trên ý niệm cơ bản là cần thiết cho sự phát triển nông nghiệp đích thực.
Có hai người đã gợi ý cho tôi hoạt động về nông nghiệp sinh thái. Một người là cha tôi, ông đã thực hiện canh tác hữu cơ ở Nhật từ 1971.
Tôi có xu hướng về nông nghiệp sinh thái bởi ý kiến đơn giản nhưng mạnh mẽ của ông là nông nghiệp có nhiệm vụ sản xuất lương thực phục vụ sức khỏe của nhân dân chứ không phải sản xuất lương thực nhiễm độc hóa học để đem lại lợi nhuận cho nông dân.
Ông đã cho tôi thấy bằng chứng bằng việc làm của ông rằng mọi loại hoa mầu đều có sinh trưởng tốt mà không cần dung hóa chất nông nghiệp, như vậy không có vấn đề “tránh” sử dụng chúng trong canh tác.
Ông Masonobu Fukuoka, tác giả quyển “Một cuộc cách mạng về rơm” và là một nông gia thiên nhiên, là ông thầy của tôi về nông nghiệp. Ông nói rằng thiên nhiên là hoàn hảo. Chính con người đã làm đảo lộn thiên nhiên và tạo ra các vấn đề và các vấn đề trở nên xấu hơn.
Đất trong rừng tự nhiên không bao giờ được cầy xới và bón phân nhưn nó vẫn nhẹ và giầu dinh dưỡng. Đất nông nghiệp được nông dân cầy và bón phân theo từng vụ nhưng đất đó vẫn cứng và ít chất dinh dưỡng. vì sao vậy? Đó là vì con người không hiểu về thiên nhiên.
Hiện nay những vấn đề môi trường (suy thoái sinh thái) đã trở nên rất nghiêm trọng trên toàn cầu và từng vùng. Những vấn đề đó được phân thành 2 loại chính.
Một loại gây ra bởi sự công nghiệp hóa và cái gọi là kỹ thuật hiện đại, những việc như: phá vỡi tầng ozon, hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm hóa học và hạch tâm… loại thứ hai gây ra bởi lối canh tác phản tự nhiên: phá rừng, xói mòn đất, lụt, hạn, sa mạc hóa…
Điểm chung giữa hai loại đó là nó đã không diễn ra theo tự nhiên. Con người đã tạo ra nó.
Vì vậy chỉ cần biến đổi kỹ thuật từ phản tự nhiên thành tự nhiên là đủ. Biến đổi thái độ của chúng ta từ “thiên nhiên vì con người” thành “con người vì thiên nhiên” là chủ yếu. trong khuôn khổ đó, nông nghiệp sinh thái là một trong những tiếp cận chủ yếu để hành động nhằm đi đến một giải pháp thường trực cho các vấn đề môi trường cũng như các vấn đề công nghiệp cả về mặt kỹ thuật lẫn quan niệm.
Tôi tin rằng điều quan trọng nhất đối với chúng ta là tìm lại được ý thức học hỏi thiên nhiên, được cảm thấy hạnh phcus được sống trong thiên nhiên và phát triển ý thức đó qua hành động.
“Chúng ta hãy học những bài học từ thiên nhiên”.
Shimpei Murakami (Sfarm.vn tổng hợp)