Tại Việt Nam, mắc ca được gọi là cây trồng tỉ đô, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với các cây trồng cùng vùng khí hậu và điều kiện chăm sóc như cà phê, cacao, tiêu. Việc mở rộng diện tích cây mắc ca đang có xu hướng tăng mạnh những năm gần đây. Tuy nhiên, làm sao để chọn được cây giống mắc ca có đặc tính tốt, phù hợp với thổ nhưỡng và đáp ứng kỹ thuật trồng cây mắc ca hiệu quả với khí hậu của địa phương. Hãy cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu ngay sau đây nhé!
1/ Giống cây mắc ca 900
Đặc điểm: Tán hình dù, tròn đều, kích thước tán lớn, đạt 5-7m, chiều cao cây đạt 7-8 m. Phân cành dày và cành chắc khỏe. Phiến lá dài, mép lá gợn sóng, số lượng gai trên mép nhiều; lá non thường có màu tía.
Chùm hoa cây giống mắc ca 900 dài 20-25cm và có màu hồng đậm, cụm hoa dày. Quả hình bầu dục, kích thước quả lớn, vỏ quả màu xanh đậm và hơi sần sui. Đầu quả có mũi to, lệch trục so với cuống quả. Hạt có hình bầu dục, màu nâu vàng, kích thước từ trung bình đến lớn. Vỏ hạt hơi bóng, lồi lõm nhẹ. Nhân hình cầu, có mũi nhọn, màu sắc nhân là trắng ngà.
Cây giống mắc ca 900 có ưu điểm là sinh trưởng rất mạnh, khả năng chống chịu sâu bệnh, gió bão cao, và là giống có kích thước quả lớn nhất trong các loại cây giống mắc ca hiện nay và có thể dùng phân trùn quế để bón rất tốt.
Hiện tại, Phân trùn quế SFARM của Đặng Gia Trang gồm 4 dòng: Pb00 (phân thô), Pb02 (đã giảm ẩm), Pb01 (giảm ẩm sâu, sàn lọc và rây mịn) và phân trùn quế viên nén. Bà con có nhu cầu có thể liên hệ qua Hotline 0902.652.099 để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết nhé!
Phù hợp trồng ở các tỉnh thành sau: Đắk Lắk, Đắk Nông, Điện Biên, Gia Lai, Hà Nội, Hòa Bình, Lai Châu, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Trị, Sơn La, Thanh Hoá, Yên Bái, Bắc Kạn, Cao Bằng.
2/ Giống mắc ca 800
Đặc điểm: Cây có tán tròn và kích thước tán lớn, chiều rộng tán 5-7m, chiều cao cây trung bình 7-8m. Khả năng phân cành rất mạnh, tuy nhiên cành rất giòn, yếu; cành có xu hướng mọc hướng xuống đất. Lá dài, độ rộng bản lá vừa phải, mép lá gợn sóng.
Chùm hoa cây giống mắc ca 800 ngắn dưới 15cm và có cụm hoa dày; hóa có màu vàng nhạt cho tới trắng ngà. Quả hình bầu dục, kích thước quả lớn, vỏ màu xanh đậm, trơn láng. Cuống quả ngắn và dày. Hạt có hình bầu dục, màu vàng nâu, kích thước hạt từ trung bình đến lớn.
Cây giống mắc ca 800 phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng ở những tỉnh thành sau đây: Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum, Hòa Bình, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Phú Thọ, Quảng Trị, Sơn La, Thái Nguyên, Thanh Hoá, Tuyên Quang, Yên Bái, Điện Biên.
3/ Giống mắc ca QN1
Đặc điểm: Cây có bộ tán cân đối, phân cành nhiều. Tán thẳng, rộng 4-5m, sau trồng 10 năm có thể cao 10m. Lá hình bầu dục và có màu xanh nhạt, đầu lá nhọn, mép lá có răng cưa.
Hoa cây giống mắc ca QN1 có màu trắng ngà, chùm hoa dài trên 20cm, cụm hoa dày. Quả có hình ô van, kích thước quả lớn; vỏ quả màu xanh đậm, hơi sần sùi; đầu quả có mũi nhọn, hơi lệch so với trục cuống quả. Hạt hình cầu, to trung bình; hạt có màu nâu, rốn hạt to và phẳng, vỏ hạt bóng và có nhiều vết lõm nhẹ. Nhân hình cầu, màu trắng ngà và có mũi nhọn, kích thước hạt trung bình 18-22mm.
Ưu điểm của cây giống mắc ca QN1 là cây sinh trưởng khỏe, ít bị sâu bệnh hại, chịu hạn tốt và đặc biệt là tỉ lệ đậu quả cao. Giống mắc ca QN1 cho quả sau trồng 4-5 năm, năng suất trung bình gần 6 tấn/ha, tỷ lệ nhân trung bình đạt 35-37%.
Theo QĐ 761/QĐ-BNN-TCLN ngày 06/03/2019, đây là giống được Bộ NN-PTNT công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật ở vùng Tây Nguyên và những nơi có điều kiện sinh thái tương tự.
4/ Giống mắc ca A16
Đặc điểm: Cây có tán hình trụ, cân đối, đường kính tán rộng 4-6m. Lá hình bầu dục, bản lá hẹp, màu xanh đậm, đầu và gốc lá nhọn, mép lá gợn sóng.
Hoa cây giống mắc ca A16 có màu trắng ngà, chùm hoa dài trung bình 30cm. Quả hình oval, kích thước quả lớn, màu xanh đậm, hơi xù xì. Trọng lượng nhân đạt 3-3.5g, tỉ lệ nhân đạt 30-35%, tỉ lệ nhân cấp 1 đạt 95%.
Ưu điểm của cây giống mắc ca A16 là sinh trưởng khỏe và ít bị sâu bệnh hại, đồng thời có tỉ lệ đậu quả cao. Ở vùng sinh thái của các tỉnh Tây Nguyên, cây giống mắc ca A16 cho quả sau khi trồng 4-5 năm, năng suất trung bình đạt 8-12kg/cây.
Đây cũng là cây giống mắc ca được Bộ NN-PTNT công nhận là giống tiến bộ kĩ thuật ở vùng Tây Nguyên và những nơi có điều kiện sinh thái tương tự.
5/ Giống mắc ca A38
Đặc điểm: Có bộ tán cân đối, tán rộng 4-5m, chiều cao cây đạt 10-11m sau trồng 10 năm. Phân cành dày. Lá hình bầu dục, màu xanh đậm, đầu lá hơi vặn xoắn, mép lá có gợn sóng.
Cây Giống mắc ca A38 có ưu điểm là ít bị sâu bệnh hại, chịu hạn tốt. Đây là giống cho quả khá sớm, sau 4-5 năm trồng. Quả có kích thước trung bình, vỏ quả xanh đậm, hơi sần sùi. Trọng lượng hạt đạt 8g. Tỷ lệ nhân đạt 33%. Năng suất trung bình 10-15kg/cây ở cây 10 năm tuổi.
Cây giống mắc ca A38 được công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật ở vùng Tây Nguyên, Lai Châu và những nơi khác có điều kiện sinh thái tương tự.
Các giống mắc ca nên trồng khác
Giống cây mắc ca H2
Đặc điểm: Tán thẳng, cành dài, mập, khả năng phân cành thấp nên vườn rất thông thoáng. Lá rộng, đuôi hơi gợn sóng và mép lá không có răng cưa. Trọng lượng hạt cây giống mắc ca H2 trung bình đạt 7.05g, nhân 2.33g, tỷ lệ khoảng 33%, nhân cấp 1 đạt 87%.
Cây giống mắc ca này thích nghi tốt với những vùng có khí hậu lạnh như vùng Tây Nguyên nước ta. Tại Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), cây mắc ca giống H2 cho năng suất 8-10kg/cây khi cây được 7 tuổi. Tuy không chịu được gió bão nhưng thường được trồng làm gốc ghép cho những giống khác vì cây giống mắc ca H2 rất khỏe.
Giống cây mắc ca OC (Own Choice)
Đặc điểm: Tán cây thấp, cành nhỏ, khả năng phân cành mạnh, cành dẻo dai. Giống OC có hạt khá to, trọng lượng trung bình đạt 7.75g, trọng lượng nhân 2.7g, tỷ lệ nhân 37%, tỷ lệ nhân cấp 1 trên 95%, phẩm chất nhân tốt. Cây giống mắc ca OC phù hợp trồng ở những nơi có gió lớn, hay chịu gió bão.
Cây giống mắc ca OC rất phù hợp với điều kiện sinh thái của Tây Nguyên. Tại Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), giống mắc ca OC đã cho 8-12 kg/cây/năm khi cây 7 tuổi. Tại Kroong Năng (Đắk Lắk), khi trồng xen với cây chè, cây có thể cho 7.1kg/cây sau 5 năm trồng.
Giống mắc ca A4
Đặc điểm: Cây cho trái rất sớm, giai đoạn 4 tuổi cây cho năng suất 0.85kg/cây, giai đoạn 12 tuổi cây cho năng suất 23.5kg/cây. Trọng lượng hạt đạt 3.6-3.8g, nhân to với tỷ lệ nhân đạt 43-47%.
Ưu điểm: của cây giống mắc ca A4 là có khả năng chống chọi tốt với sâu bênh, chịu được gió lớn. Thời gian thu hoạch mắc ca giống này cũng sớm hơn những giống khác.
Nhược điểm: không thể tự thụ phấn, vì vậy cần trồng xen với các giống khác để quá trình thụ phấn chéo diễn ra tốt hơn. Vỏ quả mỏng nên dễ bị sóc, chuột gặm nhấm.
Giống mắc ca A268
Đặc điểm: Là cây giống mắc ca mới xuất hiện ở thị trường Việt Nam, trước kia cây chỉ được trồng phổ biến tại Úc. Giống A268 cho thu hoạch sớm, trọng lượng hạt có thể đến 8.2g, trọng lượng nhân 3.4g và tỷ lệ nhân là 37-38%, tỉ lệ nhân cấp 1 96%.
Giống A246 (Keauhou)
Đặc điểm: Thân thẳng, tán cây tròn và đường kính tán lớn, phân cành nhiều. Cành có kích thước nhỏ, thường có cong hướng xuống đất. Phiến lá lớn, đuôi lá ít nhọn nhưng hơi cong hướng lên trên.
Năng suất trung bình khi trồng tại Đắk Lắk của cây giống mắc ca sau 6 năm trồng đạt 7kg/cây/năm. Ưu điểm của giống A246 là sản lượng tương đối cao, tuy nhiên sản lượng giữa các cây không đồng đều. Giống macca A246 cũng chống chịu kém với gió mạnh, không thích hợp trồng ở những vùng thường xuyên có gió lớn.
Giống mắc ca 344 (Kau)
Đặc điểm: Cây có tán rất thẳng, cành mọc to, tuy nhiên tỉ lệ phân cành thấp. Phiến lá dài, mép lá hình răng cưa. Kích thước hạt ở mức trung bình, trọng lượng hạt đạt 7.6g. Trọng lượng nhân đạt 2.9g, tỷ lệ nhân 38%, nhân cấp 1 98%, phẩm chất nhân rất cao.
Ưu điểm của cây giống mắc ca 344 là chống chịu tốt với sâu bệnh và điều kiện thời tiết bất lợi.
Giống 508
Đặc điểm: Cây có chiều cao trung bình lớn, rất ít cành. Trọng lượng quả trung bình đạt 7g, trọng lượng nhân 2.5g. Tỷ lệ nhân 36%, nhân cấp 1 90%. Giống 508 có ưu điểm là cho năng suất cao ở những vùng có khí hậu mát mẻ như ở các tỉnh Tây Nguyên, Tây Bắc.
Giống mắc ca 660 (Keaau)
Đặc điểm: Dáng thân thẳng đứng, nhiều cành. Lá có màu xanh đậm, viền lá uốn lượn hình răng cưa. Trái màu nâu, trọng lượng trung bình của hạt là 5.7g và nhân là 2.5g, tỉ lệ nhân khoảng 44%, nhân cấp 1 khoảng 97%. Cây có ưu điểm là chống chịu tốt với sâu bệnh và cho thu hoạch rất sớm.
Giống mắc ca 695 (Beaumont)
Đặc điểm: Là cây giống mắc ca được lai tạo từ nhiều dòng khác nhau, thích nghi tốt với điều kiện khí hậu nước ta. Năng suất có thể đạt 10 tấn/1ha nếu chăm sóc tốt. Tỷ lệ nhân khoảng 39%, nhân cấp 1 trên 95%. Ưu điểm là cây có năng suất cao, chống chọi sâu bệnh tốt; nhược điểm: vỏ mỏng nên rất dễ bị sóc, chuột ăn hạt.
Như vậy, bà con đã cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu xong 15 loại cây giống mắc ca siêu năng suất và được trồng phổ biến hiện nay. Để biết thêm thông tin về kỹ thuật trồng cây mắc ca và chăm sóc, bà con đừng ngần ngại liên hệ liên hệ cho Đặng Gia Trang qua Hotline 0902.652.099 để được hỗ trợ nhé!
Nấm đối kháng Trichoderma Plus Humic SFARM được nghiên cứu bởi Viện Ứng dụng Công nghệ, mật độ 10^6 CFU/g phòng ngừa hiệu quả nấm bệnh gây hại tồn tại trong đất, ngăn ngừa tuyến trùng hại rễ.
Dòng phân trùn quế Sfarm Pb02 là phân trùn quế thô được lấy trực tiếp từ trang trại nhưng đã được phơi giảm ẩm.
Sfarm Pb01 là dòng phân trùn quế cao cấp đã được giảm ẩm qua hệ thống nhà màng 1 cách tự nhiên nhất, sau đó sàng lọc và rây mịn bằng hệ thống máy xử lý chuyên nghiệp.
Dòng phân trùn quế Sfarm Pb00 là phân trùn quế thô, được lấy trực tiếp từ trang trại, chưa qua giảm ẩm, xay mịn.
Xem thêm:
- Khoảng cách và kỹ thuật trồng cây mắc ca cho năng suất cao
- Trọn bộ kỹ thuật thu hoạch mắc ca và bảo quản
- Thuận lợi và khó khăn khi trồng mắc ca tại Lâm Đồng
- Cần chú ý sản xuất và chế biến mắc ca theo tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam