Xử lý phụ phẩm nông nghiệp: Sử dụng chế phẩm vi sinh từ phân trùn quế

281 lượt xem

Từ lâu, người ta đã biết đến hệ vi sinh vật đất và tác dụng của chúng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó bao gồm cả những vấn đề liên quan tới môi trường. Hằng ngày lượng phế thải được tạo ra trong các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt của con người là rất lớn. Chúng không chỉ gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, môi trường sinh thái mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, vật nuôi và mỹ quan cuộc sống chúng ta. Trước đây có rất nhiều phương pháp để xử lý rác thải như phương pháp hóa học, lý học, cơ học. Tuy nhiên, các biện pháp trên vẫn chưa chuyên sâu và đem lại kết quả cao nhất. Ngày nay, có phương pháp bằng cách sử dụng chế phẩm vi sinh từ phân trùn quế.

Vơi sự phát triển của công nghệ sinh học, vấn đề về môi trường và hiệu quả ứng dụng của nó ngày càng được mở rộng trên nhiều lĩnh vực. Và người ta bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến khu hệ động vật, vi sinh vật trong đất. Trùn quế Perionyx excavatus được tìm thấy ở các vùng nhiệt đới rộng lớn của châu Á, chúng thường sống trong môi trường có nhiều chất hữu cơ đang phân hủy. Thông qua những nghiên cứu và tìm hiểu của các nhà khoa học trên thế giới về trùn đất, sự phát triển công nghiệp nuôi trùn trên thế giới đã có những bước tiến rất xa.

Phân giun quế

Phân trùn quế

Trong khi đó, ở Việt Nam vẫn chưa có những nghiên cứu sâu rộng về loài động vật vô cùng hữu ích này mà chỉ mở rộng nuôi trùn bằng thức ăn từ phân chuồng với mục đích kinh tế, còn sử dụng chúng để xử lý chất thải thì chưa được quan tâm và sử dụng triệt để. Đây là một sự lãng phí lớn!

Để nuôi trùn hiệu quả để lấy phân trùn quế, cần nắm rõ các yếu tố sinh thái ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển, vòng đời và chất lượng trùn thịt cũng như phân trùn. Trong các yếu tố sinh thái bao gồm nhiệt độ, độ ẩm, độ thoáng khí, độ pH, hàm lượng amoniac… thì nhiệt độ và độ ẩm là hai yếu tố quan trọng hàng đầu. Điều kiện sinh trưởng phát triển tối ưu của trùn là khi nhiệt độ môi trường đạt 25-300C, độ ẩm môi trường đạt 80-90%. Ngoài ra, một yếu tố cũng rất quan trọng trong khi nuôi trùn để xử lý ô nhiễm môi trường: chất thải. Cần phải có những quy trình tiền xử lý nguồn thức ăn đầu vào của hệ thống nuôi trùn, vì chất thải có chứa nhiều loại tạp chất có thể ảnh hưởng đến sự tồn tại hoặc ức chế khả năng sinh trưởng và phát triển của chúng. Trùn nhân nuôi được ta có thể thử nghiệm trên xơ dừa hoặc các rác thải có nguồn gốc từ thực vật đã qua xử lý phơi khô. Trong phân trùn quế có chứa hàng ngàn các vi sinh vật có khả năng tiết ra các enzyme phân hủy các hợp chất hữu cơ phức tạp như cellulose, hemicellulose. Hoạt động của vi sinh vật trong phân trùn cao hơn trong đất 10-20 lần và chúng có khả năng xử lý các chất hữu cơ phức tạp đó. Vậy chúng ta có thể sử dụng một ít lượng phân trùn để đem nuôi cấy ra chế phẩm vi sinh mà cũng có khả năng phân hủy rác thải có nguồn gốc từ thực vật. Để xác định được hoạt tính phân giải của các vi sinh vật trong phân trùn, ta sử dụng vi sinh vật qua nuôi cấy 96 giờ đem ủ với xơ dừa đã qua xử lý chất tannin trong thùng xốp với thời gian 30 ngày. Chúng ta cũng có thể sử dụng với các chất thải thực vật như rau, hoa, cỏ… hoặc vỏ cà phê mà không cần qua xử lý phơi khô.

Sfarm.vn tổng hợp & biên tập

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết