Chắc hẳn đối với những người chơi lan, không ai còn lạ gì với loài lan hoàng thảo kèn. Không chỉ đẹp, thơm mà loại lan này còn nổi tiếng với độ khó thuần của nó. Tuy vậy, trồng và chăm sóc hoàng thảo kèn thực tế lại không khó như bạn nghĩ. Hãy cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu về đặc điểm, cách trồng và chăm sóc hoàng thảo kèn chuẩn nhất qua bài viết này nhé!
1/ Đặc điểm của hoàng thảo kèn
1.1 Nguồn gốc, phân bố
Hoàng thảo kèn là một giống lan thuộc chi hoàng thảo, có tên khoa học là Dendrobium Lituiflorum.
Hoàng thảo kèn có nguồn gốc từ các tỉnh miền nam Trung Quốc (Quảng Tây, Vân Nam), dãy Himalaya và miền bắc các nước Đông Nam Á (Việt Nam, Myanmar, Lào, Thái Lan).
Ở Việt Nam, hoa thảo kèn phân bố ở các khu rừng nguyên sinh có độ cao 300-1500m. Cây được tìm thấy nhiều ở các tỉnh Sơn La, Lai Châu và KonTum.
1.2 Đặc điểm hình thái
Hoàng thảo kèn có cây mọc thành cụm, dài 30-80cm, thân mập và phủ xuống. Trên thân có từ 11-15 đốt, được bao bọc bởi các lớp lá và khi lá rụng, thân có một lớp mỏng màu bạc bọc quanh.
Lá có màu xanh tươi, có dạng thuôn dài và nhọn ở đỉnh. Mỗi lá dài trung bình từ 8-13cm, các lá mọc so le nhau trên các đốt thân. Lá thường rụng vào cuối mùa thu và đầu mùa đông.
Hoa mọc ra từ đốt thân, mọc thành cụm 2-3 hoa. Hoa có màu tím rực, to khoảng 6-10cm, thơm và lâu tàn. Cánh hoa với màu sắc biến thiên và cánh môi có dạng chiếc kèn, màu tím đậm đã làm nên nét đặc sắc của hoa.
1.3 Điều kiện ngoại cảnh
Hoàng thảo kèn phân bố ở dưới tán các khu rừng nguyên sinh. Nơi có cường độ ánh sáng tương đối lớn khoảng 30.000-45.000 lux. Nhiệt độ trung bình dao động từ 26-30oC vào ban ngày và 15-20oC vào ban đêm. Ẩm độ thích hợp cho cây nằm vào khoảng 75-80%.
2/ Hoàng thảo kèn có mấy loại
Hoàng thảo kèn là loại lan quý hiếm và do bị khai thác quá nhiều nên loài này đang đứng trước mối đe dọa tuyệt chủng. Hoa có 2 loại chính: Hoàng thảo kèn trắng và hoàng thảo kèn tím.
– Hoa trắng với sắc trắng tinh khôi và hương thơm hấp dẫn, là loài không còn nhiều ngoài tự nhiên.
– Hoa tím, mang sắc tím cổ điển và cành hoa rũ xuống đầy thiết tha, là loài này luôn thu hút ánh nhìn của nhiều người.
3/ Chuẩn bị trồng hoàng thảo kèn
3.1 Thời gian trồng
Nhìn chung, bạn có thể trồng hoàng thảo kèn vào bất cứ thời điểm nào trong năm (trừ mùa đông), khi thời tiết ấm áp và êm dịu. Đặc biệt, bạn nên ưu tiên trồng cây vào mùa xuân, khoảng vào các tháng 3-4. Lúc này, cây đã qua giai đoạn nghỉ và bắt đầu đâm chồi mạnh.
3.2 Chậu trồng
Bạn có thể trồng hoàng thảo kèn bằng gỗ lũa hay bằng chậu. Đối với chậu, bạn nên chọn các loại chậu được làm từ đất nung, có màu sáng, nhiều lỗ thông thoáng. Về kích thước chậu, bạn nên dựa vào kích thước cây để có lựa chọn phù hợp.
3.3 Cách chọn cây giống
Khi chọn mua các cây lan hoàng thảo từ rừng, bạn nên chọn các cây thân trần. Thân cây mập, đốt to và rõ và đặc biệt không có các đốm đen ở thân hay ở lá. Đối với nhu cầu chơi hoa dịp tết, bạn nên chọn những cây đã ra sẵn nụ. Nụ hoa trổ đều, đẹp và cây có sức sống tốt.
3.4 Xử lý giống trước trồng
Tiến hành cắt bỏ các rễ già, các rễ bị dập do quá trình vận chuyển. Ngâm cây vào nước vôi trong trong vòng 5 phút, rồi treo ngược cây ở vị trí thoáng mát trong 3-5 ngày.
Đối với việc xử lý cây khi tách chậu, bạn nên tước đẫm liên tục cho cây. Sau 30 phút, bạn tiến hành cắt bỏ những đoạn đập, thối bằng dao sắc đã được khử trùng.
Hoa lan hoàng thảo kèn
4/ Cách trồng hoàng thảo kèn
4.1 Trồng hoàng thảo kèn bằng lũa gỗ
Có thể dùng lũa của của cây vú sữa, mận hay nhãn đều được. Phủ một lớp rêu mỏng lên lũa và thực hiện ghép cây.
Đặt cây vào vị trí cần ghép, sao cho hướng cây lên trên và gốc cây dính sát vào giá thể. Tiến hành dùng dây thít để cố định cây.
Trường hợp cây đang quá trình ra nụ, bạn không nên ghép cây ngay. Tiến hành treo ngược cây ở nơi râm mát 2-3 ngày. Sau đó tiến hành cắt tỉa rễ cho cây, chỉ để lại 1-2cm rễ kể từ gốc rồi mới tiến hành ghép cây.
4.2 Trồng hoàng thảo kèn bằng chậu
Ta sử dụng giá thể bằng than củi, xơ dừa và rêu.
Bước 1: Xử lý vật liệu: Ngâm chậu và giá thể trong nước khoảng 2-3 giờ.
Bước 2: Cho than củi vào 1/3 chậu, rồi cho cho cây vào chính giữa chậu.
Bước 3: Dùng xơ dừa cố định cây và phủ một ít xơ dừa cho đến khi cách mép chậu 2-3 cm.
Bước 4: Phủ một lớp rêu mỏng lên mặt chậu.
Bước 5: Phun sương mỏng cho cây và đặt chậu ở nơi thoáng mát để chăm sóc.
5/ Cách chăm sóc
5.1 Tưới nước
Hoàng thảo kèn tương đối thích ẩm, vậy bạn nên tưới sương cho cây 3-4 lần/ ngày để duy trì ẩm độ vào khoảng 75-80%. Một ngày bạn nên tưới 2 lần cho cây, vào lúc sáng sớm và chiều muộn với lượng nước vừa đủ.
Thời điểm tốt nhất để tưới cây là vào khoảng 6-8 giờ sáng và 4-6 giờ chiều, khi ánh dịu nhẹ. Không nên tưới cây vào khoảng từ 11 giờ trưa đến 3 giờ chiều hay vào buổi tối vì sẽ có hại cho cây. Vào thời điểm mùa mưa, nên tiến hành che chắn và ngưng tưới cây.
5.2 Bón phân
Cần tiến hành bón phân theo định kỳ để giúp cây phát triển tốt. Thời điểm tối ưu để bón phân là sau mỗi mùa hoa, khi cây chuẩn bị ra chồi mới. Ưu tiên bón các loại phân hữu cơ tan chậm như phân trùn quế, với lượng 20-30g/chậu.
Ngoài ra, bạn có thể bón NPK pha loãng 6:30:30 để kích cây ra hoa.
Định kì 2-3 tháng ta nên bón cho cây 1 lần.
5.3 Phòng trừ sâu bệnh
– Cần liên tục kiểm tra tình trạng cây để phát hiện sớm nhất dấu hiệu bệnh.
– Tiến hành làm cỏ và vệ sinh vườn định kỳ mỗi tháng để tạo môi trường thông thoáng cho cây.
– Khi phát hiện dấu hiệu của bệnh: Vàng lá, thắt gốc, đốm lá, thối nhũn. Cần tiến hành cách ly các cây bệnh, dùng dao cắt bỏ các bộ phận nhiễm bệnh và phun thuốc trừ nấm như Antracol 70Wp, phun định kỳ 3 ngày/lần.
Hoàng thảo kèn không chỉ quý hiếm mà còn mang vẻ đẹp mỹ miều. Trồng và chăm sóc hoa thảo kèn rừng thực sự không hề khó như bạn nghĩ. Đơn giản chỉ cần một chút lưu ý bạn sẽ có cho mình một chậu hoàng thảo kèn rực rỡ. Hãy liên hệ ngay đến Hotline 0902.652.099 để được giải đáp tất cả thắc mắc nhé!
*Xem thêm
- Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc lan hương duyên chuẩn nhất
- Lan trinh bạch là gì? Cách trồng và chăm sóc chuẩn nhất
- Những điều cần biết về lan trầm trắng không thể bỏ qua
- Học ngay cách trồng lan móng rùa chuẩn chuyên gia