Hoa hồng là loài hoa cần nhiều dinh dưỡng cũng như kỹ thuật chăm sóc kỹ lưỡng. Để cây được phát triển tốt thì cần cung cấp cho hoa hồng nguồn dinh dưỡng phù hợp. Vậy phân bón cho hoa hồng thì nên dùng loại nào, kỹ thuật bón phân hoa nở đẹp, cùng Sfarm Đặng Gia Trang tìm hiểu ngay nhé.
Dinh dưỡng mà hoa hồng cần
Các chất dinh dưỡng chính (dinh dưỡng đa lượng) mà tất cả cây trồng cần (bao hồm cả các loại hoa hồng) là nitơ (N), phốt pho (P) và kali (K).
- Nitơ khuyến khích sự phát triển của lá khỏe mạnh và đầy sức sống: vì khả năng tạo hoa của hoa hồng nằm trong lá của nó, nên những tán lá khỏe mạnh sẽ cho ra nhiều hoa hơn. Quá nhiều nitơ sẽ dẫn đến quá nhiều lá và ít hoa nở hơn, trong khi không đủ nitơ sẽ dẫn đến lá vàng, cây phát triển còi cọc và nở hoa nhỏ hơn.
- Phốt pho thúc đẩy sự phát triển rễ khỏe mạnh và sản xuất hoa phong phú. Nếu thiếu phốt pho có thể dẫn đến rụng lá, cành hoa yếu và nụ không mở được.
- Kali: còn được gọi là bồ tạt, giúp hoa hồng phục hồi khi bị căng thẳng do côn trùng và bệnh hại, hoặc do điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Thiếu kali có thể bị vàng mép lá, thân hoa yếu, chồi kém phát triển.
- Các chất dinh dưỡng khác: để phát triển tốt, hoa hồng cũng cần các vi chất dinh dưỡng bao gồm canxi, magiê, lưu huỳnh, bo, đồng, sắt, mangan và kẽm.
Phân bón cho hoa hồng theo từng giai đoạn
Giai đoạn hoa hồng con mới trồng
- Cải thiện hố trồng bằng đất hay giá thể giàu chất hữu cơ.
- Sử dụng phân bón tan chậm cho cây phát triển bộ rễ khỏe mạnh.
Hoa hồng non, mới trồng có thể rất nhạy cảm với phân bón. Sau 3-4 tuần tiếp tục bón phân 1 lần với phân hữu cơ. Tránh sử dụng các loại phân bón cho hoa hồng hóa học, với các các công thức tác dụng nhanh, nhiều nitơ có thể làm cháy rễ và lá hoa hồng, ngay cả trên những hoa hồng loại già dặn, cứng cáp.
Để cho đam mê trồng hoa hồng được dễ dàng, nhanh chóng và chuẩn hơn thì hiện nay có rất nhiều thương hiệu sản xuất đất/giá thể chuyên biệt cho hoa hồng. Tuy nhiên, ở giai đoạn trồng cây con thì bạn nên dùng các loại đất/giá thể hữu cơ cho hoa hồng nhé. Như giá thể trồng hoa hồng cao cấp Sfarm hoàn toàn là giá thể hữu cơ và tạo nên từ những thành phần rất cao cấo (ví dụ như peatmoss – rêu than bùn, phân trùn quế hữu cơ, đá perlite,…).
Phân trùn quế rất tốt để sử dụng như một loại phân bón tan chậm cho cây con. Và như Sfarm có nói đến ở trên, ưu tiên và nên dùng phân hữu cơ cho hoa hồng ở giai đoạn cây con nhé. Xem thêm thông tin về phân trùn quế cao cấp Sfarm TẠI ĐÂY.
Giai đoạn hồng trưởng thành
- Đầu đến giữa mùa xuân: bắt đầu bón phân khi lá mới nhú. Sử dụng phân bón có hàm lượng nitơ cao hoặc bón lót cho lần bón đầu tiên để bắt đầu phát triển lá. Nên sử dụng thêm phân bón tan chậm khi chồi dài từ 8-10cm.
- Trong suốt mùa vụ: tiếp tục bó phân 2 đến 4 tuần một lần trong suốt mùa sinh trưởng tùy thuộc vào loại phân bón được sử dụng.
- Cuối mùa hè đến đầu mùa thu: bón một loại phân bón tan chậm có hàm lượng nitơ thấp để thúc đẩy sự phát triển của rễ và sự ra hoa trong năm tới. Ngừng bón phân từ 6 đến 8 tuần trước ngày sương giá để ngăn chặn sự phát triển mới khỏi bị hư hại do sương giá.
Giai đoạn bật chồi
Khi chồi hoa hồng phát triển, trọng tâm thay đổi từ thân và lá thành chồi và nụ hoa. Để kích thích các chồi, nụ thì cần tăng chất dinh dưỡng khuyến khích rễ, hoa phát triển và sức khỏe toàn diện cho cây hoa hồng.
Một loại phân bón cho hoa hồng cân đối, đầy đủ NPK sẽ là tỷ lệ cần thiết trong giai đoạn này. Nitơ cho sự phát triển xanh, phốt pho cho rễ và hoa, và kali cho sức khỏe tổng thể. Sau đó, nên bổ sung một lượng magie cần thiết cho cây. Phun lên hoa, tán lá, toàn bộ thân nhằm giúp cây hoa hồng đâm nhiều chồi và nhánh, ra nhiều hoa hơn, hoa to hơn, lá cây xanh mướt. Nên phun vào sáng sớm nhé.
Giai đoạn nở hoa
Giữ hoa hồng tiếp sức cho những bông hoa lộng lẫy bằng phân bón tăng cường nở hoa, có hàm lượng phốt pho cao.
Nên bón phân hữu cơ hay phân hóa học
Cả phân bón hữu cơ và hóa học đều cung cấp lượng dinh dưỡng cần thiết cho cây. Tuy nhiên, vì khác nhau về tính chất nên hai loại phân này sẽ có những tác động tương đối khác nhau với hoa hồng. Với phân bón hữu cơ luôn được khuyên dùng bởi phân hữu cơ có các vi sinh vật giúp hoa hồng hấp thụ các chất dinh dưỡng trong đất làm thức ăn. Nhờ đó mà giúp tăng màu sắc của hoa, giảm nguy cơ cháy lá và rễ.
Trong trồng hoa hồng, việc sử dụng kết hợp cả hai loại phân bón cho hoa hồng này rất phổ biến. Hoa hồng là loài hoa cần nhiều dinh dưỡng và chúng dựa vào phân hữu cơ để cung cấp chất dinh dưỡng ổn định trong suốt mùa sinh trưởng. Trong thời kỳ ra hoa, phân vô cơ lại rất quan trọng trong việc cung cấp các chất dinh dưỡng tức thì đảm bảo vẻ đẹp lâu bền của hoa.
Ở hoa hồng, sự thiếu hụt các yếu tố NPK có thể thấy được qua quan sát, nhất là qua lá. Lá vàng bất thường có thể là thiếu nitơ, lá xanh xám có thể là thiếu phốt pho, thiếu kali thì mép lá chuyển qua màu xám nâu. Khi quan sát thấy những triệu chứng này thì nên bón phân theo hướng dẫn của loại phân mà bạn sử dụng.
Lưu ý về phân bón cho hoa hồng
- Kiểm tra đất xác định các chất dinh dưỡng có trong đất cũng như độ pH của nó. Hoa hồng phát triển tốt nhất trong đất có độ pH từ 6-6,5. Đây là loại cây ưa tính axit hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý là bón phân có thể làm tăng độ chua của đất và nếu đất quá chua, cây có thể phát triển còi cọc và có thể khó hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết.
- Đối với cây trồng trong chậu: vì các chất dinh dưỡng bị thoát ra ngoài nhanh hơn do tưới nước thường xuyên hơn, nên hoa hồng trồng trong chậu có thể cần bón phân thường xuyên hơn so với hoa hồng trồng dưới đất.
Hy vọng bài viết của Sfarm sẽ giúp biết về phân bón vô cơ là gì, so sánh phân bón hữu cơ và phân bón hóa học, cũng như ưu và nhược điểm của hai loại nhé. Đừng quên để lại comment nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về bài viết cũng như các loại vật tư nông nghiệp và cây trồng khác nhé.