Ở rất nhiều nước, người ta đã dùng trùn quế giảm ô nhiễm môi trường. Một số trường học để ở Australia, học sinh phải bỏ giấy loại và các loại vỏ quả vào một thùng đựng rác riêng. Trong thùng có giun đất. Họ tưới ẩm và che kín bề mặt bằng một tấm phủ. Giun sẽ ăn hết các loại rác đó,…
Ở Việt Nam, môi trường sống đặc biệt là ở khu vực nông thôn đã bị ô nhiễm nặng. Chúng tôi đã có mặt ở hầu hết các tỉnh trong cả nước. Đâu đâu cũng thấy nên dùng trùn quế giảm ô nhiễm môi trường.
Vì nhiều lý do cho nên ở nông thôn, khu vực chăn nuôi thường nằm sát với khu người ở. Tại các tỉnh miền núi, còn tồn tại cảnh người ngủ bên trên, bên dưới là trâu, bò nằm. Phân gia súc, gia cầm gây ô nhiễm nặng nề.
Chúng ta có thể sử dụng biện pháp nuôi trùn quế để giảm bớt ô nhiễm cho khu vực này. Toàn bộ phân, rác thải được thường xuyên đưa vào luống nuôi giun. Phía trên có một tấm phủ ẩm che đậy. Giun ăn phân và thải phân giun lên trên mặt. Lớp phân giun tạo thành một giải ngăn cách, giảm bớt mùi hôi thối. Mặt khác bản thân tấm phủ ẩm ướt cũng hạn chế được mùi hôi bốc ra. Động tác thu gom phân hàng ngày và cho vào một chỗ để nuôi giun cũng góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường.
Ở thành phố có nhiều hộ gia đình nuôi gà công nghiệp ngay trong căn hộ tập thể. Phân gà công nghiệp hôi như phân bắc. Nhưng nếu bố trí một thùng nuôi giun tại đó thì rất tốt. Phân gà thường xuyên được hót cho vào thùng. Trung thùng giun sẽ ăn phân và làm mất hết mùi hôi.
Giun thu sẽ được cung cấp cho gà, còn phân giun sẽ dùng để bón cho cây hoa, cây cảnh của gia đình. Phân giun không còn mùi hôi thối. Đây là một việc làm rất nên khuyến khích tại khu dân cư.
Có thể nói, nếu ta suy nghĩ sử dụng giun đất vào việc làm sạch môi trường chắc chắn sẽ có nhiều hướng hay. Con trùn quế có thể là người bạn tốt của chúng ta trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Theo chuyên gia Nguyễn Lân Hùng (Sách “Kỹ thuật nuôi trùn đất”) Sfarm.vn tổng hợp