ĐỂ MẮC CA CÓ THỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

179 lượt xem

Hiện đang có những suy nghĩ, tính toán rằng đầu tư phát triển mắc ca là việc cần làm, và hơn thế nên tạo dựng một “Thủ đô mắc ca bền vững” ở Tây Nguyên. Tôi chưa có được đầy đủ thong tin và hiểu nhiều trên thực tế về cây mắc ca, và do vậy, bài viết mới chỉ là những nhìn nhận sơ bộ.

mac-ca-phat-trien-ben-vung-trun-que-sfarm

Thế giới đang thay đổi nhận thức sâu sắc về vai trò và khả năng tạo giá trị gia tăng của nông nghiệp cũng như về đời sống nông thôn. Việt Nam cũng đang nhận diện lại lợi thế to lớn của nông nghiệp Việt Nam và nỗ lực bước vào tái cấu trúc sản xuất nông nghiệp vì mục tiêu phát triển hiệu quả, bền vững và đem lại lợi ích cao hơn, thiết thực hơn cho người nông dân. Trong vài ba năm trở lại đây, nhiều doanh nghiệp, kể cả những công ty lớn, các định chế tài chính, không chỉ ngân hang mà cả các quỹ đầu tư, đã và đang chuyển dịch vốn, đầu tư, kinh doanh sang khu vực nông nghiệp. trong bối cảnh và xu thế đó, phỉa nói rằng trăn trở (dựa trên những căn cứ khoa học nhất định) về việc đầu tư vào và kinh doanh gắn với cây mắc ca là rất đáng trân trọng và khích lệ.

Trên thực tế, cây mắc ca bền vững cũng đã được trồng ở một số vùng ở Việt Nam. Thành công có, khó khăn cũng còn, nhưng nhìn chung kết quả mang lại ít nhiều tín hiệu khả quan, hứa hẹn, nhất là đối với Tây Nguyên. Tuy nhiên, chúng ta nên có những phân tích, đánh giá thật thấu đáo hơn để đảm bảo sự phát triển bền vững cả về kinh tế, xã hội, môi trường trong đầu tư kinh doanh gắn với cây mắc ca. những phân tích, đánh giá như vậy phải tính đến hiệu quả đầu tư, kinh doanh, gắn liền với mô hình mới trong sản xuất nông nghiệp, cách thức hỗ trợ thích hợp, và đằng sau đó là lợi ích của các bên liên quan.

Đánh giá hiệu quả đầu tư, kinh doanh và tác động?

Một số tài liệu đã chứng minh những ưu thế nhất định trong đầu tư vào cây mắc ca. đặc điểm thổ nhưỡng ở Tây Nguyên, tạo điềm kiện cây mắc ca sinh trưởng, phát triển tốt, hiệu quả đầu tư trồng, khai thác được đánh giá cao hơn so với cây cà phê; nhu cầu thị trường rất cao (sản lượng thế giới mới đáp ứng được 25%) và khá đa dạng: vừa là thực phẩm, dược phẩm, vừa có thể dung chế biến mỹ phẩm. Những vấn đề được xem là nổi cồm, bao gồm: nhận thức (chưa xem là cây chiến lược, quy hoạch, kỹ thuật canh tác của nông dân, vốn cho đầu tư ban đầu (cần khoảng 5 – 6 năm để có thể thu hoạch).

Dẫu vậy, vẫn còn một số câu hỏi cần trả lời cụ thể hơn. Trước hết là vấn đề lien quan đến quy hoạch. Đã có quy hoạch cho cây cà phê. Vậy tốt hơn là trồng xen hay dành vùng trồng riêng cây mắc ca, hay kết hợp cả hai. Dù thế nào cũng cần đủ quy mô kinh tế (tác động mới thật có nghĩa) và nếu quy hoạch lại cây cà phế thì phí tổn điều chỉnh (ít ra trong ngắn hạn và trung hạn) sẽ ra sao?

Tiếp đó là câu chuyện về khả năng thay thế sản phẩm (hiện tại và tiềm năng; xét cả về thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm) của cây mắc ca. với công nghệ và nhu cầu thị hiếu hiện đai, nói chung đây là vấn đề cần nghiên cứu rất kỹ lưỡng để giảm thiểu rủi ro đầu tư.

Tác động môi trường cũng cần làm sang tỏ. có lẽ nước và nguồn nước là vấn đề lo ngại ở Tây Nguyên. Nhu cầu nước của mắc ca như thế nào? Bên cạnh đó, tài liệu tôi được biết hiện nay chưa nêu đủ rõ về thu nhập, lợi ích của người nông dân (trong so sánh với trồng cây cà phê).

Xây dựng mô hình mới trong sản xuất nông nghiệp?

Như đã nêu, Việt Nam đang nỗ lực tái cấu trúc nông nghiệp và một trong những hướng quan trọng là tạo dựng những mô hình sản xuất mới, hiệu quả, “xanh” và thân thiện với môi trường, và thực sự đem lại lợi ích công bằng cho người nông dân.

Dù có thể đa dạng về hình thái, song theo tôi, các mô hình đó phải đáp ứng được ba yêu cầu cơ bản. Một là, chúng phải có được lợi thế nhờ quy mô, nhờ đó tạo khả năng tốt hơn trong hấp thụ vốn và công nghệ. Hai là, chúng (dần) phải gắn với chuỗi giá trị, từ R&D, tạo giống, trồng trọt, thu hoạch, sơ chế/tinh chế, đến phân phối, tiêu thụ ở trong nước và ngoài nước. Có thể không phải mọi công đoạn sẽ được thiết lập đầy đủ ngay, so bài toán chuỗi giá trị phải được tính toán ngay từ đầu nhăm kết nối các bên lien quan (nông dân, doanh nghiệp sản xuất, nhà phân phối, nhà khoa học, các tổ chức tài chính) và dần tạo ra giá trị gia tăng cao hơn. Bà là, chúng phải gắn bó về mặt kinh tế – xã hội với cuộc sốn của người nông dân, tính đến đặc thù vùng miền, dân tộc và đảm bảo khả năng “mặc cả” của người nông dân trong chuỗi.

Ít nhiều trên thực tế, theo sự vận động của thị trường và được nhà nước “thể chế hóa” thêm, đã xuất hiện các mô hình sản xuất nông nghiệp khác nhau. Đó là mô hình trang trại, mô hình công ty theo hợp đồng (huấn luyện, đào tạo để nông dân trồng trọt đảm bảo đầu vào theo hợp đồng, phần còn lại doanh nghiệp lo), mô hình công ty nông dân góp cổ phần, hợp tác xã (kiểm mới),… mô hình nào cũng có những ưu và nhược nhất định.

Vậy, với cây mắc ca bền vững, có nên đặt vấn đề xây dựng một mô hình mới đáp ứng đầy đủ cả ba yêu cầu trên không?

Hoạch định chính sách hỗ trợ?

Sự “chen chân” của Nhà nước có thể là cần thiết. đó là việc nghiên cứu đánh giá bài bản tính khả thi của việc đầu tư, kinh doanh cây mắc ca (tại Tây Nguyên). Dĩ nhiên ở đây rất cần sự tham gia phối hợp của doanh nghiệp và các chuyên gia. Trong đó, không thể không thực sự chú trọng đến những xem xét về quy hoạch. Đơn giản, thiếu quy hoạch thì không thể có sự quan tâm đầu tư đủ tạo lợi thế nhờ quy mô.

Tiếp sau là việc xây dựng mô hình sản xuất mới (như một trường hợp nghiên cứu bài bản). Rõ rang, một khi mô hình đó không chỉ là về chuỗi giá trị đơn thuần, mà còn tính đến cả các khía cạnh xã hội, vản hóa, chính trị, và cả đào tạo, thì việc xem xét dưới nhiều khía cạnh cần những quyết sách có tính thể chế và sự hỗ trợ nhất định của Nhà nước.

Với tất cả sự đan xen các vấn đề nêu trên, có lẽ thích hợp hơn trước mắt là thí điểm xây dựng mô hình mới trong đầu tư, kinh doanh vào cây mắc ca. tuy là thí điểm, song quy mô phải đủ lớn về đầu tư, sản xuất. Và dưới góc độ kinh doanh, sự hỗ trợ của Nhà nước về cơ bản không “phản thị trường”.

Thứ nhất, đầu tư kinh doanh vào cây mắc ca được xem là khả thi theo cung cầu thị trường. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp có nhiều rủi ro bất định, nhất là khi mới “thử nghiệm” với loài cây giống mới, thì có thể cũng cần có những hỗ trợ nhất định về tín dụng, đất đai. Song hỗ trợ này phải được xem là sự chia sẻ rủi ro trong trường hợp không thành công, trái lại phải được bồi hoàn sau đó.

Thứ hai, đây cũng là dịp tiếp tục xây dựng và thực thi có thế bảo hiểm sản xuất nông nghiệp. Việt Nam đã có không ít thí điểm, song còn quý nhiều bất cập để tạo ra một cơ chế thích hợp. Dịp này có thể đóng góp tốt hơn cho quá trình hoàn thiện cơ chế bảo hiểm sản xuất nông nghiệp.

Đầu tư vào cây mắc ca không đơn thuần chỉ là tính toán lỗ lãi kinh doanh, mà đó có thể còn là câu chuyện về tái cấu trúc nền nông nghiệp Việt Nam và phát triển vùng đất Tây Nguyên. Ý tưởng phát triển cây mắc ca là rất đáng trân trọng, và chính vì vậy, cần có những nghiên cứu sâu sắc hơn để rồi có những nỗ lực thực thi trên thực thế thực sự quyết liệt, bài bản và hiệu quả.

Sfarm.vn tổng hợp

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết