Cách trồng nha đam tại nhà đơn giản và hiệu quả

1435 lượt xem

Cách trồng nha đam tại nhà không chỉ đơn giản mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và làm đẹp. Tuy nhiên, để cây phát triển xanh tốt, ít sâu bệnh, bà con cần lưu ý đến điều kiện trồng, đặc biệt là lựa chọn đất trồngphân hữu cơ phù hợp. Cùng SFARM tìm hiểu kỹ hơn về quy trình trồng và chăm sóc nha đam hiệu quả trong bài viết dưới đây.

1. Giới thiệu về cây nha đam và lợi ích khi tự trồng tại nhà

Trồng nha đam tại nhà ngày càng được nhiều người yêu thích vì sự tiện lợi và lợi ích thiết thực. Không chỉ là loại cây cảnh dễ sống, nha đam còn mang lại nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe và sắc đẹp nếu biết cách tận dụng.

1.1. Nha đam là cây gì?

Nha đam (lô hội) là cây mọng nước thuộc họ Xanthorrhoeaceae, có nguồn gốc từ Bắc Phi. Cây có phần bẹ lá dày, mọng nước, bên trong chứa gel trong suốt có tác dụng làm dịu da, kháng viêm và cấp ẩm hiệu quả.

Nha đam (lô hội) là cây mọng nước thuộc họ Xanthorrhoeaceae
Nha đam (lô hội) là cây mọng nước thuộc họ Xanthorrhoeaceae

1.2. Tác dụng của nha đam với sức khỏe và làm đẹp

Nha đam chứa nhiều vitamin A, C, E và khoáng chất như canxi, magie. Gel nha đam giúp làm dịu da, dưỡng ẩm, hỗ trợ chữa lành vết thương, cháy nắng, đồng thời hỗ trợ tiêu hóa, thanh nhiệt, giải độc cơ thể khi sử dụng đúng cách. 

Gel nha đam giúp làm dịu da khi bị cháy nắng
Gel nha đam giúp làm dịu da khi bị cháy nắng

1.3. Vì sao nên trồng nha đam tại nhà?

Tự trồng nha đam tại nhà giúp bạn chủ động trong việc sử dụng nguyên liệu sạch cho nấu ăn, làm đẹp hay sơ cứu da. Ngoài ra, cây còn giúp thanh lọc không khí và trang trí không gian sống thêm xanh mát.

2. Các phương pháp trồng nha đam phổ biến

Tùy theo điều kiện và mục đích, bạn có thể chọn một trong nhiều cách trồng nha đam đơn giản tại nhà. Dưới đây là một số phương pháp trồng phổ biến.

2.1. Cách trồng nha đam từ cây con

  • Chọn cây con khỏe mạnh, cao khoảng 10–15 cm để bắt đầu.
    Đặt cây vào chậu đất đã chuẩn bị sẵn, lấp kín phần rễ.
  • Giữ cây đứng thẳng và nén đất nhẹ xung quanh gốc.
  • Đặt chậu nơi thoáng mát từ 2–3 ngày để cây hồi phục trước khi tiếp xúc với nắng nhẹ.
Cách trồng nha đam từ cây con
Cách trồng nha đam từ cây con

2.2. Cách trồng nha đam từ lá

  • Chọn bẹ lá già, dày, khỏe mạnh và cắt chéo phần gốc.
  • Để lá khô trong 1–2 ngày trước khi trồng để hạn chế thối.
  • Đặt lá nằm ngang trên bề mặt đất trong chậu.
  • Vùi nhẹ một phần lá vào giá thể ẩm để cố định.
  • Sau vài tuần, nếu điều kiện thuận lợi, chồi non sẽ mọc lên từ gốc lá.

2.3. Cách trồng nha đam bằng cành (nhánh tách gốc)

Cách trồng nha đam bằng cành (tách từ gốc cây mẹ) là cách đơn giản và đạt hiệu quả cao, đặc biệt phù hợp với người mới bắt đầu.

  • Chọn cây mẹ khỏe mạnh, có nhiều nhánh con xung quanh gốc.
  • Tách nhẹ các nhánh con có sẵn rễ hoặc phần gốc dễ mọc rễ.
  • Để nhánh vừa tách ở nơi khô thoáng trong 1–2 ngày để khô vết cắt.
  • Trồng vào chậu hoặc đất vườn có giá thể tơi xốp, thoát nước tốt.
  • Đặt nơi mát mẻ 2–3 ngày trước khi chuyển ra nắng nhẹ để cây ổn định.

2.4. Cách trồng nha đam bằng nước (thủy sinh)

Đối với cách trồng nha đam thuỷ sinh, trước tiên bạn cần rửa sạch rễ cây con, đặt vào bình thủy tinh có nước ngập phần rễ. Sau đó đặt ở nơi có ánh sáng dịu, thay nước 3–5 ngày/lần và bổ sung dưỡng chất để cây phát triển tốt.

Cây nha đam trồng thuỷ sinh
Cây nha đam trồng thuỷ sinh

2.5. So sánh ưu nhược điểm giữa các cách trồng

  • Trồng từ cây con hoặc nhánh tách gốc: Tỷ lệ sống cao, cây phát triển nhanh, thích hợp cho người mới bắt đầu.
  • Trồng từ lá: Cách làm đơn giản, không cần nhiều kỹ thuật nhưng tỉ lệ nảy mầm thấp, cần nhiều thời gian quan sát.
  • Trồng bằng phương pháp thủy sinh: Tiện lợi, thẩm mỹ cao, dễ trang trí trong nhà nhưng cần thay nước thường xuyên và bổ sung dinh dưỡng định kỳ.

3. Hướng dẫn cách trồng nha đam trong chậu tại nhà

Cách trồng nha đam trong chậu sẽ giúp bạn kiểm soát độ ẩm tốt, tiết kiệm diện tích và dễ di chuyển. Bạn chỉ cần chọn chậu, đất trồng phù hợp và chăm sóc đúng kỹ thuật.

3.1. Chọn chậu trồng phù hợp (kích thước, chất liệu, lỗ thoát nước)

Nên dùng chậu nhựa hoặc đất nung có lỗ thoát nước dưới đáy. Kích thước phù hợp là chậu đường kính 25–30 cm, cao 30–40 cm, giúp cây phát triển ổn định.

3.2. Chuẩn bị giá thể/đất trồng nha đam

Để chuẩn bị đất trồng nha đam, bạn có thể phối trộn theo tỷ lệ: 2 phần tro trấu, 1 phần phân bò hoai mục hoặc phân trùn quế, 0,5 phần xơ dừa và 1 phần trấu sống. Sau khi trộn đều, nên ủ hỗn hợp này trong khoảng 15–20 ngày để giúp đất ổn định, tăng độ mùn và hạn chế mầm bệnh.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các loại đất trồng hữu cơ đóng bao sẵn như đất trồng cây của SFARM. Đây là giải pháp tiện lợi cho bạn, không cần phải phối trộn nhiều. 

Đất trồng cây SFARM là giải pháp tiện lợi vì không cần phối trộn nhiều
Đất trồng cây SFARM là giải pháp tiện lợi vì không cần phối trộn nhiều

3.3. Cách đặt cây và nén đất đúng cách

Đặt cây vào giữa chậu, rải đất đều quanh gốc và nén nhẹ để giữ cây đứng thẳng. Không nén quá chặt để rễ dễ hô hấp và phát triển.

3.4. Vị trí đặt chậu nha đam trong nhà hoặc ngoài trời

Nha đam ưa sáng nhưng sợ nắng gắt. Nên đặt chậu ở nơi có nắng nhẹ buổi sáng hoặc bóng râm sáng, tránh gió mạnh và mưa lớn.

4. Kỹ thuật chăm sóc giúp nha đam mau lớn, bẹ to

Chăm sóc nha đam đúng cách sẽ giúp cây phát triển ổn định, bẹ to, mọng nước và ít sâu bệnh. Cần chú ý đến tưới nước, ánh sáng và dinh dưỡng hợp lý.

4.1. Tưới nước đúng cách (theo từng phương pháp trồng)

Chỉ tưới khi đất khô hoàn toàn. Trồng đất tưới 1–2 lần/tuần; thủy sinh thay nước 3–5 ngày/lần. Không tưới trực tiếp vào bẹ lá để tránh thối.

4.2. Cách bón phân cho nha đam nhanh to và tươi tốt

Sử dụng phân trùn quế, phân bò hoai mục hoặc NPK pha loãng để bón gốc mỗi tháng một lần. Không nên bón quá nhiều dễ gây cháy rễ.

4.3. Điều kiện ánh sáng – nhiệt độ – độ ẩm lý tưởng

Cây thích hợp với nhiệt độ 20–35 độ C, độ ẩm trung bình. Cây cần ít nhất 6–8 giờ ánh sáng tự nhiên mỗi ngày để phát triển tốt.

4.4. Kiểm soát cỏ dại, côn trùng và nấm bệnh

Cỏ dại thường cạnh tranh dinh dưỡng và là nơi trú ngụ lý tưởng của sâu bệnh. Vì vậy, bạn nên thường xuyên nhổ sạch cỏ quanh gốc nha đam để giữ cho cây phát triển khỏe mạnh và phòng ngừa sâu hại hiệu quả.

Nếu thấy lá nha đam có dấu hiệu úng, vàng hoặc rễ bị thối, bạn cần giảm tần suất tưới nước và kiểm tra lại giá thể xem có bị giữ nước quá lâu không.

Ngoài ra, có thể dùng vôi bột để xử lý đất hoặc sử dụng chế phẩm sinh học để phòng và trị bệnh nhẹ một cách an toàn.

4.5. Mẹo giúp nha đam mọng nước, bẹ dày

Bạn nên đặt cây nha đam ở nơi có ánh sáng tự nhiên, đất trồng thoáng khí và dễ thoát nước. Việc bón phân hữu cơ định kỳ sẽ giúp cây phát triển khỏe mạnh hơn. Vào những ngày trời âm u, hãy giảm tưới nước để tránh tình trạng úng rễ và giúp bẹ nha đam dày, mọng nước hơn.

5. Thu hoạch và bảo quản nha đam

Để nha đam giữ nguyên dưỡng chất và độ tươi sau khi thu hoạch, bạn cần cắt đúng cách và bảo quản hợp lý.

5.1. Khi nào nên thu hoạch lá nha đam?

Sau 3–5 tháng, khi bẹ nha đam dài trên 30 cm, xanh đậm và mọng nước là thời điểm thu hoạch tốt nhất. Nên thu hoạch vào buổi sáng sớm để giữ độ tươi.

5.2. Cách cắt nha đam không làm hư cây mẹ

Dùng dao sạch, cắt sát gốc lá từ ngoài vào trong, tránh cắt vào phần giữa cây để cây mẹ tiếp tục ra bẹ mới. Không thu hoạch quá 3 bẹ mỗi lần.

5.3. Cách bảo quản nha đam sau khi cắt

Rửa sạch, gọt vỏ, cắt nhỏ rồi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh từ 3–5 ngày. Có thể ép gel thành viên đá để dùng dần cho làm đẹp hoặc giải nhiệt.

6. Giải đáp một số thắc mắc thường gặp

Trong quá trình trồng nha đam tại nhà, chắc hẳn bạn sẽ gặp một số thắc mắc phổ biến. Dưới đây là phần giải đáp chi tiết dành cho bạn.

6.1. Trồng nha đam bằng lá có sống được không?

Có, nhưng cách trồng nha đam bằng lá có tỷ lệ sống thấp hơn so với cách trồng nha đam bằng cây con hoặc cành.

6.2. Bao lâu thì nha đam lớn để thu hoạch?

Thông thường, bạn sẽ cần đợi khoảng 3–5 tháng sau khi trồng để nha đam phát triển đủ lớn và sẵn sàng thu hoạch, tùy thuộc vào phương pháp trồng và điều kiện chăm sóc.

6.3. Cây nha đam bị vàng lá, mềm nhũn là do đâu?

Cây nha đam có thể bị vàng lá, mềm nhũn nếu bạn tưới quá nhiều nước, đặt cây ở nơi thiếu ánh sáng hoặc do rễ bị thối.

Cây nha đam có thể bị vàng lá, mềm nhũn nếu bạn tưới quá nhiều nước
Cây nha đam có thể bị vàng lá, mềm nhũn nếu bạn tưới quá nhiều nước

6.4. Nha đam trồng thủy sinh có cần thay nước không?

Có, bạn nên thay nước khoảng 3–5 ngày/lần để tránh hư gốc.

Hy vọng bài viết từ SFARM đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cách trồng nha đam hiệu quả. Trồng nha đam tại nhà sẽ không còn khó khăn nếu bạn nắm vững kỹ thuật và chọn đúng loại phân hữu cơ phù hợp. Đừng quên theo dõi SFARM Blog để cập nhật thêm nhiều bí quyết trồng cây hay ho khác!

Xem thêm:

SFARM – Đặng Gia Trang vinh hạnh là nhà cung cấp tin cậy các sản phẩm vật tư nông nghiệp theo hướng hữu cơ, sinh học của hơn 1500 đại lý, cửa hàng trên toàn quốc. Mời quý Khách hàng liên hệ thông tin sau để đội ngũ SFARM có thể nhanh chóng hỗ trợ:

Website: https://sfarm.vn/ 

Hotline: 0902652099

Zalo: CSKH SFARM – 0902652099

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết