Lan kiếm: Đặc điểm, cách trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật

4214 lượt xem

Trong bài viết này, SFARM xin chia sẻ đến bạn chi tiết về cây lan kiếm từ đặc điểm, các loại lan kiếm phổ biến đến cách trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật với phân hữu cơ như phân trùn quế, phân gà hữu cơ, phân bò ủ vi sinh,…. Xem ngay tại đây!

Giới thiệu chung về cây lan kiếm

Đặc điểm của hoa lan kiếm

Chi Lan kiếm (danh pháp khoa học: Cymbidium), còn gọi là Đoản kiếm, Thanh ngọc, thuộc loại Địa Lan hay Thổ Lan, là một chi thực vật gồm 52 loài thuộc họ Lan. Lan kiếm có nguồn gốc ở vùng Đông Á, chúng thường mọc dạng bụi và phân nhiều nhánh lá.

Thân cây

Lan kiếm có phần thân là những bẹ lá dày, rộng từ 3 – 5cm đến 70cm. Lá lâu năm ít rụng, khá cứng, hình lưỡi kiếm và mọc cong ra phía ngoài. Màu sắc và kích thước lá thay đổi tùy thuộc vào điều kiện môi trường. 

Những nơi nắng nóng, khô hạn lá ngắn lại hơi ngả vàng nhạt màu nắng. Những nơi ẩm, ít ánh sáng lá dài hơn mét, bản to, dày hơn màu xanh đậm và mềm hơn nhưng vẫn khoẻ khoắn.

Phần bẹ lá ôm chặt củ để che chắn bảo vệ tích trữ dinh dưỡng cho bản thân và dành cho thế hệ sau. Củ càng to thì chứa nhiều dinh dưỡng nuôi cây, cây càng nhanh lớn và ra hoa nở đẹp.

Hoa lan kiếm

Các cành hoa lan kiếm mọc từ nách lá, rủ hướng xuống đất. Mỗi cành thường dài khoảng 60 – 90cm và được tạo thành bởi 20 – 50 bông hoa. Hoa lan kiếm khá lớn với kích thước đường kính có thể tới 6cm và có hương thơm dịu nhẹ. Mỗi cây lan kiếm có thể ra hoa 3 lần/năm và thường ra 2 – 3 cành hoa.

Rễ lan kiếm

Rễ to như đầu đũa ăn cơm, mọc chùm quanh gốc củ. Rễ kiếm có thể tách chia thành nhiều rễ con, thích thoáng và bò trên chất trồng. Rễ kiếm cũng có thể chui trong mùn dừa một cách mạnh mẽ do chịu được môi trường ẩm cao.

Ý nghĩa hoa lan kiếm

Hiện nay, hoa lan kiếm được lai tạo nên có rất nhiều giống mới với màu sắc đa dạng, phong phú. Giống với nhiều loài hoa khác, mỗi màu hoa lan kiếm lại chứa đựng một ý nghĩa riêng biệt.

Màu đen: đại diện cho sự trang trọng nhưng thần bí và ấn tượng.

Màu đỏ và hồng: mang vẻ đẹp nồng thắm, lộng lẫy và quyến rũ.

Màu trắng: mang ý nghĩa tượng trưng cho sự tinh khôi, ngây thơ, trong sáng và thanh cao.

Màu trắng ngà: thể hiện sự trang nhã, duyên dáng và nữ tính.

Màu tím: tượng trưng cho sự say đắm, mơ màng và thủy chung.

Màu tía: là biểu tượng cho vẻ đẹp đằm thắm, thu hút và chân thành.

Màu lục: mang ý nghĩa tràn đầy sức sống, mạnh mẽ và sự tinh tế.

Màu vàng: thể hiện sự kiêu sa, sang trọng và đem đến nguồn năng lượng tràn đầy.

Nhiều màu phối với nhau: đây là giống hoa được lai tạo đặc biệt nhất với nhiều màu sắc rực rỡ, chúng thể hiện sự phồn vinh, tráng lệ.

Công dụng của chi lan kiếm

Lan Kiếm dùng để trang trí, những bó hoa xinh đẹp, tươi tốt, được con người sử dụng để tặng quà cho nhau và kèm những lời chúc ý nghĩa với nhau trong những ngày đặc biệt. Hoa lan Kiếm có giá trị rất cao trong việc chữa bệnh. 

Rễ cây dùng để chữa trị chứng ho, rất bổ cho phổi. Lá cây uống vào rất mát và được sử dụng làm thuốc lợi tiểu, là thành phần trong nước rửa mắt vì chúng chứa chất tốt cho mắt.

Giới thiệu chung về cây lan kiếm
Giới thiệu chung về cây lan kiếm

Các loại lan kiếm

Các nhà khoa học đã phát hiện hơn 60 loài hoa lan kiếm, từ những loài phổ biến đến các loài quý hiếm. Tại Việt Nam, có 4 loài lan kiếm phổ biến là: Lan kiếm lô hội (Cymbidium aloifolium), lan kiếm tiên vũ (Cymbidium finlaysonianum), lan kiếm dừa (Cymbidium atropurpureum), và lan kiếm hai màu (Cymbidium bicolor).

Lan kiếm lô hội (Cymbidium aloifolium)

Là một loài lan có nguồn gốc từ Đông Ấn Độ và bán đảo Đông Dương. Tại Việt Nam, loài lan này phân bố chủ yếu ở vùng núi phía Bắc và một số tỉnh phía Nam.

Hình thái: Lan kiếm lô hội có lá nhỏ, dày, rộng khoảng 3cm, dài từ 60–70 cm, cứng và hơi cong. Củ lan nhỏ, kích thước từ 2–3 cm.

Điều kiện sống

 Đây là giống lan dễ trồng, không đòi hỏi nhiều công chăm sóc, chỉ cần môi trường thông thoáng, độ ẩm phù hợp, ánh sáng nhẹ, và nhiệt độ ổn định để cây phát triển tốt.

Thời gian ra hoa

Lan kiếm lô hội nở hoa từ tháng 1 đến tháng 4 hàng năm. Chùm hoa dài tới 60 cm với hơn 40 bông hoa nhỏ, đường kính khoảng 2–4 cm. Hoa có mùi thơm dịu nhẹ, cánh hoa nâu đỏ viền vàng sáng, và đặc trưng với 3 thùy: 2 thùy nhỏ hai bên, thùy chính hình bầu dục màu đỏ thắm.

Một số loại lan kiếm lô hội trên thế giới

  • Cymbidium crassifolium
  • Cymbidium erectum
  • Cymbidium intermedium
  • Cymbidium pendulum
  • Cymbidium simulans

Kiếm tiên vũ

Là một loại lan thuộc dòng lan bán sơn địa, phổ biến tại Việt Nam nhờ đặc tính dễ trồng, dễ chăm sóc, và khả năng sinh trưởng mạnh mẽ.

Đặc điểm

Đây là loài lan có kích thước lớn nhất trong dòng kiếm, với lá dày, cứng, rộng khoảng 5–7cm, dài hơn 1m, màu xanh bóng loáng.

Dài từ 50cm đến hơn 1m, với số lượng hoa thưa, chỉ khoảng 20–30 bông. Mỗi bông hoa có kích thước khoảng 4cm, màu sắc bắt mắt. Hoa có cánh vàng xen tím, lưỡi hoa màu vàng tím pha trắng, đôi khi xuất hiện các dạng đột biến với màu vàng đỏ hoặc xanh tuyền.

Điều kiện sống

Kiếm tiên vũ thích hợp với môi trường độ ẩm 70%–80%, thông thoáng, và ánh sáng nhẹ khoảng 3 giờ mỗi ngày với cường độ từ 30%–50%. Cây chịu hạn khá tốt, có thể sống mà không cần tưới nước trong tối đa 7 ngày.

Thời gian ra hoa

Lan kiếm tiên vũ nở hoa vào cuối hè và đầu thu. Hoa có mùi thơm nhẹ, thường kéo dài từ 3–4 ngày.

Một số loại lan tiên vũ trên thế giới

  • Cymbidium pendulum
  • Cymbidium tricolor
  • Cymbidium wallichii

Lan kiếm hai màu (Cymbidium Bicolor)

Là loài lan phổ biến ở khu vực Tây Nguyên, Việt Nam. Đây là loại lan dễ trồng, không yêu cầu quá nhiều công chăm sóc, chỉ cần môi trường phù hợp để cây phát triển tốt.

Đặc điểm

  • Lá: Lá dày, đanh cứng, dài khoảng 70cm, rộng 3cm
  • Giả hành: Nhỏ, có hình giọt lệ hoặc hình tròn
  • Sự phân bố: Chủ yếu xuất hiện tại vùng Tây Nguyên, nơi có điều kiện tự nhiên lý tưởng cho loài lan này

Thời gian và đặc điểm ra hoa

  • Lan kiếm hai màu thường nở hoa vào mùa xuân
  • Chùm hoa dài khoảng 70cm, mỗi chùm có 30 bông hoa, đường kính mỗi bông khoảng 4 cm
  • Hoa có hai màu nổi bật, thường là viền vàng kết hợp với nâu đỏ
  • Cột phấn lộ rõ, lưỡi khảm không kẻ như loại lô hội
  • Đồng danh của lan kiếm hai màu

Loài này còn được biết đến với nhiều tên gọi khoa học khác như:

  • Cymbidium aloifolium var. pubescens
  • Cymbidium bicolor subsp. pubescens
  • Cymbidium flaccidum Schltr. 1913
  • Cymbidium celibicum (Schlechter)

Kiếm dừa (Cymbidium Atropurpureum)

Thường được gọi là hoa lan kiếm treo, nổi bật với vẻ đẹp thanh thoát và hương thơm ngọt ngào như kẹo dừa.

Đặc điểm

  • Lá: Dày, cứng, có thể dài tới 1m trong điều kiện tốt. Bản lá hẹp, chỉ rộng khoảng 1.5–2cm
  • Sự phân bố: Loài lan này được tìm thấy nhiều trong tự nhiên và dễ chăm sóc, thích hợp với khí hậu Việt Nam

Thời gian và đặc điểm ra hoa

  • Thời gian nở: Hoa thường nở vào mùa xuân khi cây được chăm sóc trong điều kiện sinh trưởng tốt
  • Cành hoa: Chùm hoa ngắn, chỉ khoảng 40cm, với 10–20 bông hoa có đường kính khoảng 5cm
  • Hương thơm: Hoa tỏa ra mùi hương đặc trưng ngọt ngào, giống mùi kẹo dừa, đây có thể là lý do loài lan này được gọi là “lan kiếm dừa”
  • Thời gian nở: Hoa thường nở trong khoảng 5 ngày

Một số loại lan kiếm dừa trên thế giới

  • Cymbidium atropurpureum var. olivaceum
  • Cymbidium finlaysonianum var. atropurpureum
  • Cymbidium pendulum var. atropurpureum
  • Cymbidium pendulum var. purpureum

Các loài lan kiếm khác

Bên cạnh các loài lan kiếm tự nhiên, còn có nhiều loại lan được lai tạo với sự đa dạng về màu sắc và hình dáng:

Theo màu sắc tự nhiên: Trắng, vàng, xanh, nâu, đỏ, tím.

Từ đột biến và lai tạo: Bích ngọc, đoán kiếm, trường kiếm, xích ngọc, lá cứng, hồng hoàng, bạch ngọc.

Phân biệt các loại lan kiếm quý

Thông thường, để nhận dạng các loại lan kiếm sẽ căn cứ vào hoa và màu sắc của chúng. Ngoài ra khi không có hoa thì phân biệt bằng các đặc điểm sau:

  • Kiếm Treo (Kiếm dừa): Cánh hoa vàng, củ và lá nhỏ dài
  • Kiếm Vàng ( Kiếm Tiên vũ): Lá bản dày lớn, củ to, cánh hoa màu tím lớn

Hai loài còn lại rất khó phân biệt khi không có hoa, ngay cả khi có hoa cũng rất dễ lầm lẫn.

Hoa của Kiếm Lô hội sọc nâu có rất nhiều, kể cả trên cánh môi, cánh môi không có xu hướng cong đầu cánh về phía sau như Kiếm hai màu. Ở Kiếm hai màu, thường chỉ có 1 sọc nâu trên cánh và rất lớn.

Phân biệt các loại lan kiếm quý
Phân biệt các loại lan kiếm quý

Các loại lan kiếm quý hiếm ở Việt Nam

Lan kiếm vàng Củ Chi

Hình thái của phong lan kiếm vàng Củ Chi được mệnh danh là cây kiếm “Trấn Môn”, bởi nó khởi nguồn từ Củ Chi – vùng đất thép thành đồng ở cửa ngõ tây bắc Sài Gòn. Đặc điểm của loại lan này là hoa mùi thơm dịu nhẹ. 

Khi nở có cánh hoa hơi nhọn bung thẳng căng, đượm một màu vàng dịu rực rỡ không tì vết. Lưỡi to hình trái tim không hề bị cụp. Màu trắng pha sắc hồng, có ánh vàng ở giữa lan lên toàn trụ nhụy. Cần hoa dài, dày hoa, hoa phân thành từng chùm một rất đẹp mắt.

Lan kiếm Mai Tiên Vũ

Lan Kiếm rừng Mai Hoa Tiên Vũ là loại có thân thủ phi phàm đứng top đầu trong làng mắm Việt. Cây có sức sống mạnh mẽ, nhanh lên mầm ấm chậu. Củ nở vạm vỡ, cổ lá mở. Lá ngắn, thường hơi vặn vỏ đỗ. Bản lá bóng láng, dày dặn, vươn thẳng, to đến 6-7 cm. 

Mai Hoa Tiên Vũ khi lên chậu đủ lực nhìn không hề kém cạnh so với Phan Trí – Hoàng Long. Ngoài ra đây là cây lan kiếm có mặt hoa dạng cánh bầu đẹp nhất hiện nay.

Lan kiếm Hoàng Long

Còn được biết đến với mệnh danh là quân vương trong số các loài lan còn lại. Lan kiếm hoàng Long có hoa màu vàng bắt mắt mang dáng vẻ sang trọng thanh tao, mùi thơm khá đậm. Cánh hoa bầu xếp khít lại cân đối với nhau. 

Cần hoa kiếm hoàng long có màu xanh, lưỡi trắng ánh hồng nhẹ tạo điểm nhấn khiến hoa càng thêm quyến rũ. Hoa trổ vào lúc 8 – 12 giờ là đẹp nhất. Loài cây này thường ít thấy hơn những loài phổ biến trên.

Lan kiếm Vị Hoàng

Đối với những người chơi lan kiếm thì đây là loại lan không thể thiếu trong mỗi vườn trồng. Dù là người mới chơi lan hay những nghệ nhân đã chơi lan lâu năm thì đểu sở hữu cho mình một cây lan kiếm Vị Hoàng. 

Chính vì vậy, loại lan kiếm này được mệnh danh là cây kiếm “Quốc Dân”. Đặc điểm của loại lan này là có 2 thùy đầu lá xanh sạch. Bẹ lá nhiều gân, bản lá vừa phải (5cm đổ lại) không dày nhưng khá cứng, vươn không oằn èo. 

Khi nở, hoa có mùi thơm dịu nhẹ. Ba cánh đài của hoa lan kiếm Vị Hoàng sạch sẽ. Hai cánh tràng còn vương vấn chút hơi đồng nơi gốc và chót cánh. Thùy giữa của lưỡi vươn ra có viền trắng và các chấm hoa văn đa dạng sắc thái. Hai thùy bên của lưỡi đượm màu mắm làm bệ đỡ cho trụ nhụy vàng óng. 

Chính cái trụ nhụy sạch, vàng rực rỡ là điểm nhấn làm nên tên tuổi của Vị Hoàng Kiếm. Cần hoa xanh, thẳng với sự phân hoa đều nhau trên cần. Hoa văn của lưỡi mỗi lần đơm hoa có thể biến thiên ít nhiều. Đầu trụ nhụy (mũi) sạch hoàn toàn, nhưng cuống trụ nhụy một số bông có thể biến thiên, lem chút màu sẫm.

Lan kiếm rừng xanh Huế

Loại lan này như đúng với tên gọi, hoa có màu vàng pha xanh. Bộ lá giương cao thẳng tắp, bản lá rộng chắc tầm 6 cm. Hoa khi nở có máu khá đẹp, hoa 5 cánh với màu xanh ngọc, có người gọi là xanh cốm. 

Nơi cuống lưỡi màu trắng có điểm thêm vệt xanh ngọc lan lên toàn trụ nhụy. Bông hoa khi nở mang màu sáng, vẻ đẹp không lần vào đâu được, long lanh dưới ánh nắng nhìn rất thích mắt.

Chuẩn bị trồng lan kiếm

Thời gian trồng

Thời vụ thích hợp để tách nhánh và trồng lan kiếm là vụ xuân, vào khoảng tháng 3. Lúc này khí hậu ấm áp, cây lan đã phát triển hoàn thiện nên thời gian nhân giống sẽ nhanh. Lưu ý không nên thực hiện tách nhánh khi nhiệt độ dưới 15 độ.

Một số loại giá thể trồng và cách xử lý giá thể trồng lan kiếm

Giá thể trồng lan kiếm vô cùng đa dạng, chúng chỉ cần đảm bảo những yêu cầu về độ thoáng khí, thoát nước và giữ ẩm tốt là lan kiếm có thể thích nghi được. Một số loại giá thể thích hợp trồng lan kiếm phổ biến nhất như:

  • Xơ dừa: thường ở dạng miếng xơ dừa cắt nhỏ hoặc mùn dừa, có khả năng giữ ẩm tốt;
  • Trấu hun, vỏ lạc hun: giữ ẩm tốt, nhanh mục và giá rẻ;
  • Than củi: ưu điểm là thoát nước, giữ ẩm tốt và sạch bệnh nhưng nhược điểm là rất hút muối;
  • Xỉ than: thoáng khí và dễ kiếm;
  • Dớn: giữ ẩm tốt nhưng không thoáng khí;
  • Đất nung: giữ ẩm tốt, thoáng khí, không bị mục nhưng giá thành cao;
  • Vỏ thông: thoát nước tốt, khả năng giữ ẩm trung bình, bền và sạch.

Ngoài ra, để trồng lan kiếm còn có thể sử dụng nhiều loại giá thể khác như: đá bọt, đá núi lửa, đá Nhật, đá trầm vàng, bã cà phê, bã chè, vỏ cây, viên sỏi nhẹ, vỏ lạc, gỗ băm nhỏ,…

Tùy vào kích thước và sự trưởng thành của cây lan kiếm để lựa chọn giá thể lớn hay nhỏ sao cho phù hợp. Trước khi trồng, bạn phải xử lý giá thể sạch sẽ, không chứa mầm bệnh gây hại cho lan kiếm.

Để tối ưu được môi trường sống tốt nhất cho lan kiếm, bạn nên kết hợp các loại giá thể tạo thành 1 hỗn hợp. Có thể trộn theo nhiều cách khác nhau như: 60% đá nhật hoặc đá núi lửa + 30% vỏ thông + 10% phân trùn quế; 60% viên đất nung + 20% xơ dừa hoặc vỏ lạc hun + 20% vỏ thông; 40% than củi + 40% dớn + 20% xơ dừa; 60% xỉ than + 20% xơ dừa + 20% trấu hun;…

Giá thể trồng lan kiếm phải sạch, khả năng giữ ẩm tốt và giàu dinh dưỡng. Do đó, bạn cần phải rửa giá thể trồng bằng nước sạch và ngâm trong nước vôi loãng khoảng 12 giờ để xử lý mầm bệnh.

Đồng thời, bạn nên sử dụng phân bón lót để cung cấp thêm dưỡng chất cho cây. Phân trùn quế viên nén SFARM là loại phân rất lý tưởng cho lan, chúng cung cấp đầy đủ các yếu tố đa – trung – vi lượng, không có mầm bệnh và chứa nhiều vi sinh vật có lợi, an toàn cho cây.

Xử lý giống trồng

Hiện nay, hoa lan kiếm có thể được nhân giống bằng nhiều phương pháp như nuôi cấy mô, bằng hạt và tách bụi. Nếu lan kiếm được nhân giống từ hạt hay nuôi cấy mô thì chỉ cần tách cây khỏi bầu và tiến hành trồng cây. Nhưng nếu tách bụi, bạn cần xử lý cây giống cẩn thận theo hướng dẫn.

Trước tiên, bạn chọn cây mẹ trên 3 năm tuổi, đạt tiêu chuẩn chất lượng và không bị sâu bệnh rồi tách từ 2 – 3 nhánh khỏe mạnh. Dùng kéo sắc cắt trụi các phần rễ già, khô mục, bị thối và loại bỏ lá vàng úa. Tiến hành sát trùng vết cắt bằng cách dùng que sắt nung nóng rồi quét sơn lên vết cắt để qua đêm cho khô. 

Nếu không, bạn có thể ngâm cây vào dung dịch nano bạc hoặc nano kito liều 1 cc 1 lít nước, sau 5 phút thì vớt ra để khô ráo.

Chậu trồng

Không giống như nhiều loài lan khác, hoa lan kiếm rừng thích hợp trồng trong chậu hơn ghép vào giá thể. Chậu trồng lan kiếm có thể là chậu xi măng, chậu sứ, chậu đất hoặc chậu nhựa đảm bảo có lỗ thoát nước ở phần đáy. 

Vì lan kiếm có tốc độ sinh trưởng nhanh nên cần chọn loại chậu có độ sâu vừa phải, miệng loe rộng để có đủ không gian cho rễ phát triển mà không bị kín khí.

Vị trí trồng

Vị trí trồng phong lan kiếm cần đảm bảo được các yếu tố ngoại cảnh phù hợp với chúng. Bạn có thể đặt chậu lan kiếm ở bất cứ đâu trong nhà, chỉ cần là nơi có ánh sáng. Lan kiếm sinh trưởng bình thường dù được trồng trong nhà hay ngoài ban công, sân thượng, sân vườn,…

Cách trồng và chăm sóc lan kiếm

Tiến hành trồng

Trước tiên, bạn cho hỗn hợp giá thể đã chuẩn bị vào 3/4 chậu theo thứ tự từ kích thước to xuống dưới cùng như mút xốp rồi than củi to hoặc xỉ than còn giá thể nhỏ lên trên. Lưu ý rải giá thể sao cho chậu thoáng khí, dễ thoát nước.

Sau đó, đặt cây lan kiếm thẳng đứng vào giữa chậu rồi rải thêm lớp giá thể nhẹ phủ quanh rễ cây. Khi trồng thì chú ý tránh làm lay gốc cây, có thể cố định lá vào móc treo chậu hoặc buộc vào cọc tre cắm sâu xuống chậu. Trồng xong thì bạn tưới đẫm nước cho cây và đặt chậu vào nơi thoáng mát và bảo vệ cây khỏi mưa nắng trực tiếp.

Chăm sóc

Nước

Khi tưới cho làn kiếm thì cần quan sát nếu giá thể đã khô thì mới được bổ sung nước, và phải tưới đẫm để giá thể ngấm đủ nước. Không nên tưới khi giá thể còn ẩm, điều này sẽ khiến lá và củ bị nhắn, cây dễ bị nhiễm bệnh.

Giá thể trồng lan kiếm có độ thoát nước nhanh, bạn nên tưới 2 lần, mỗi lần cách nhau 10 – 15 phút. Làm vậy để nước ngấm dần vào giá thể, rồi lần tiếp tới khi thấy nước chảy ra nhiều từ đáy chậu trồng.

Nước tưới cho lan kiếm phải là nước sạch, không nhiễm phèn, nhiễm mặn. Nếu sử dụng nước ao hồ thì phải loại bỏ các tạp chất và rêu. Nếu dùng nước máy thì bạn phải bơm nước ra, đợi đến khi bay hết mùi clo thì mới đem đi tưới cho lan.

Nhiệt độ

Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng của lan kiếm. Loài hoa này phát triển tốt nhất trong điều kiện nhiệt độ lý tưởng là khoảng 20 – 30 độ C. Lưu ý rằng, lan kiếm có thể chịu được nhiệt độ tối đa là 35 độ C và tối thiểu là 15 độ C. 

Nhưng ở thời kỳ ra hoa, mức chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm phải là khoảng 10 độ C, phù hợp nhất là khi nhiệt độ ban ngày từ 18 – 22 độ C và ban đêm từ 7 – 10 độ C.

Ánh sáng

Với yêu cầu ánh sáng khoảng 60 – 70%, nên cho chậu lan kiếm hứng ánh nắng buổi sáng trong khoảng thời gian từ 7 giờ đến 9 giờ. Khi ánh nắng gay gắt thì phải đưa chậu cây vào nơi râm mát hoặc trong giàn che bằng lưới. 

Hơn nữa, cần quan sát đặc điểm của cây để biết điều chỉnh chế độ ánh sáng phù hợp, không làm ảnh hưởng đến khả năng ra hoa của cây.

Phân bón

Trong quá trình chăm sóc lan kiếm, bạn nên sử dụng phân bón hữu cơ và vô cơ cho cây đúng liều lượng và đúng thời điểm. Phân hữu cơ thì nên sử dụng phân trùn quế viên nén trong túi lưới phân tan chậm. Đặt các túi với trọng lượng từ 10 – 20g lên bề mặt giá thể và tưới nước thường xuyên để giữ ẩm. Mỗi lần bón từ 20 – 30g tùy thuộc vào kích thước chậu lan.

Ngoài ra, bạn có thể dùng phân bón NPK giàu đạm khi lan kiếm ở giai đoạn sinh trưởng mạnh. Trước thời kỳ lan kiếm ra hoa thì sử dụng phân bón giàu kali, photpho để chất lượng hoa tốt hơn.

Phòng trừ sâu bệnh hại cho lan kiếm

Để phòng ngừa mối nguy cơ sâu bệnh hại, khi nhân giống là xử lý giá thể phải triệt để tiêu diệt mầm bệnh, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng trước khi trồng. Khi chăm sóc lan kiếm, phải luôn cải thiện môi trường, giữ vệ sinh và điều chỉnh chế độ ánh sáng, điều kiện nhiệt độ, nước cho phù hợp. Nhanh chóng cắt tỉa những lá bị khô già, sâu bệnh để tránh lây lan. 

Cách trồng lan kiếm nên lấy phòng làm chính, nếu phát hiện sâu bệnh thì không nên lạm dụng thuốc hóa học, chỉ dùng thuốc khi bất khả kháng. Nếu phải dùng thuốc hóa học để trừ sâu bệnh hại thì chọn những loại ít độc hại, tồn dư thấp nhưng hiệu quả cao và lâu dài.

Khi phát hiện cây lan kiếm rừng bị bệnh phải tìm hiểu rõ nguyên nhân trước khi dùng thuốc. Chẳng hạn, lan kiếm có thể bị xoăn lá, sinh trưởng chậm khi thiếu đạm; hay cánh hoa xuất hiện những vết màu đỏ là do nhiệt độ thấp; bị thối rữa do vi khuẩn xâm nhập;… 

Nếu là những bệnh do điều kiện ngoại cảnh thì bạn cần điều chỉnh lượng nước tưới, nhiệt độ, ánh sáng, giá thể và phân bón. Trong trường hợp bệnh nặng thì cần phải phun thuốc phòng trừ.

Phòng trừ sâu bệnh hại cho lan kiếm
Phòng trừ sâu bệnh hại cho lan kiếm

Giá lan kiếm hiện nay

Giá lan kiếm hiện nay rất đa dạng, tùy thuộc vào loại, kích thước và độ quý hiếm. Các dòng phổ biến như Kiếm Phan Trí, Kiếm Xanh Huế có giá từ vài chục nghìn đến hàng trăm triệu đồng. 

Đặc biệt, những loại lan kiếm đột biến hoặc quý hiếm có thể lên đến hàng triệu đồng mỗi tép. Nếu bạn quan tâm, hãy tìm mua tại các cửa hàng uy tín để đảm bảo chất lượng cây trồng.

SFARM đã chia sẻ đến bạn chi tiết về cây lan kiếm. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong suốt quá trình trồng và chăm sóc cây để cây phát triển tốt. Để biết thêm nhiều mẹo hay về trồng cây, hãy theo dõi SFARM Blog ngay nhé!

Xem thêm:

SFARM – Đặng Gia Trang vinh hạnh là nhà cung cấp tin cậy các sản phẩm vật tư nông nghiệp theo hướng hữu cơ, sinh học của hơn 1500 đại lý, cửa hàng trên toàn quốc. Mời quý Khách hàng liên hệ thông tin sau để đội ngũ SFARM có thể nhanh chóng hỗ trợ:

Website: https://sfarm.vn/

Hotline: 0902652099

Zalo: CSKH SFARM – 0902652099

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
5/5 - (6 bình chọn)