Địa lan thường được trồng trong chậu dùng để trang trí nội thất ở phòng khách hoặc đại sảnh khách sạn, mang vẻ đẹp sang trọng và quý phái. Nếu bạn là người yêu lan và muốn sở hữu chậu địa lan xum xuê, hoa rực rỡ mà vẫn chưa biết cách trồng và chăm sóc. Hãy đến với Đặng Gia Trang, sẽ hướng dẫn bạn cách trồng địa lan chuẩn xác nhất.
1/ Đặc điểm của địa lan
Rễ địa lan rất phát triển, có hình trụ, mềm và màu tro nhạt, nhưng ít phân nhánh và không đan xen nhau.
Thân địa lan thường ngắn, có hình trứng, hình bầu dục hoặc hình gậy – còn được gọi là các giả hành. Đây là bộ phận dự trữ nước cho cả cây. Do đó, bạn không cần tưới nước quá nhiều trong quá trình sinh trưởng mà cây vẫn sinh trưởng tốt.
Những người chơi địa lan rất quan tâm đến bộ lá của địa lan, tạo nên độ cân đối cũng như tăng giá trị thẩm mỹ chậu lan. Tùy vào từng loài sẽ có chiều dài và độ dày lá khác nhau. Lá địa lan gồm 6 – 8 lá chồng lên nhau, chiều dài dao động 50 – 100cm, độ dày 1,5 – 3,5cm. Màu sắc lá phụ thuộc rất lớn vào độ chiếu sáng, thay đổi từ màu xanh vàng đến xanh đậm.
Hoa địa lan rất đẹp, thuộc loại hoa bướm, số lượng hoa, mùi hương, độ bền thay đổi theo từng loài. Có khoảng 10 hoa/cành, chiều dài cành hoa có thể dài gấp đôi chiều cao cây.
2/ Điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến địa lan
2.1 Ánh sáng
Địa lan thích hợp với lượng ánh sáng trung bình. Nếu ánh sáng không đủ để cây quang hợp, đồng nghĩa với việc không cung cấp đủ năng lượng cho cây. Vào mùa hè nóng bức, cần che chắn tránh ánh sáng quá mạnh làm tổn thương lá, cấp ẩm thêm cho không khí. Khi ánh sáng không đủ, cần bổ sung ánh sáng nhân tạo để cây quang hợp tốt.
2.2 Nhiệt độ
Vùng nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng của địa lan khá rộng. Trồng địa lan ở những vùng có nhiệt độ ban ngày 23 – 29 độ, ban đêm dao động 10 – 15 độ.
2.3 Độ ẩm
Nguồn gốc bản địa của địa lan ở dãy núi Himalaya hùng vĩ nên ưa chuộng khí hậu mưa nhiều, độ ẩm cao. Vào những ngày hanh khô, nên dùng máy phun sương tăng độ ẩm không khí, nhưng không nên quá lạm dụng vì sẽ dễ hình thành nấm bệnh.
3/ Ý nghĩa của địa lan
Hoa địa lan được ví như nữ hoàng của các loài hoa, mang vẻ đẹp kiêu sa, vương giả, nhưng không kém phần thanh lịch.
Tại Việt Nam, địa lan được chọn làm quà tặng cho bạn bè, người thân, đối tác trong công việc tại những sự kiện và dịp lễ đặc biệt. Bạn dễ dàng nhìn thấy hoa địa lan được bày trí trong phòng làm việc, phòng khách gia đình để tăng thêm nhiệt huyết, trách nhiệm trong công việc, cũng như đem lại tài lộc và may mắn cho gia chủ.
4/ Các loại giá thể thích hợp trồng địa lan
Tại mỗi vườn lan, tùy vào từng loại địa lan sẽ có cách trộn giá thể khác nhau. Giá thể trồng lan cần thoát nước tốt và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho cây. Tất cả nguyên liệu phối trộn phải được làm sạch và không chứa mầm bệnh.
– Xơ dừa: Đây được xem là giá thể trồng địa lan tốt nhất bởi vừa giữ ẩm tốt vừa tiết kiệm thời gian và chi phí.
– Vỏ thông: Trong vỏ thông chứa resin – hoạt chất có tính kháng khuẩn, phòng bệnh và lâu mục.
– Dớn: Trồng địa lan thường sử dụng dớn đá, dớn sợi.
– Than củi: Sử dụng lâu dài, bảo vệ bộ rễ địa lan và tránh được một số tác động của côn trùng.
– Vỏ lạc, trấu, mùn cưa, vỏ cà phê: Các nguyên liệu này có thể sử dụng tái chế tại nhà, lưu ý rửa sạch, tiệt trùng sạch sẽ.
5/ Chuẩn bị trồng địa lan
5.1 Dụng cụ trồng
Chậu có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình trồng địa lan, chậu phù hợp giúp rễ lan phát triển tốt, đồng thời tăng tính thẩm mỹ chậu lan lên đáng kể.
Chất liệu chậu khá đa dạng, có thể chọn chậu làm từ gốm, sành hoặc sứ. Tùy vào đặc điểm từng loại lan mà chọn chậu phù hợp, nếu địa lan thấp, lá ngắn chọn chậu dáng thấp. Nếu địa lan nhảy thân nhiều, chọn chậu có đường kính to hơn.
Sau khi mua chậu về, cần rửa sạch sẽ, phơi khô, loại bỏ tạp chất và mầm bệnh.
5.2 Đất trồng
Phối trộn hỗn hợp vỏ thông, than củi, sỏi nhỏ với tỷ lệ đồng đều. Vỏ thông nên được xử lý trước khi dùng vì chứa nhiều mầm bệnh.
5.3 Ánh sáng
Ánh sáng là yếu tố quan trọng trong trồng địa lan, quyết định màu sắc lá và chất lượng hoa. Là loài hoa ưa ánh sáng trung bình, cần tiến hành che chắn khi nắng gắt để không làm cây bị tổn thương và giảm chất lượng hoa.
5.4 Vị trí trồng
Trồng địa lan nơi thông thoáng, râm mát, nhưng vẫn đủ lượng ánh sáng để cây quang hợp.
Địa lan thích hợp đặt bên cửa sổ hoặc dưới bóng cây.
Cách trồng địa lan
6/ Cách trồng địa lan
6.1 Xử lý địa lan giống trước khi trồng
Đây là bước quan trọng quyết định khả năng phòng bệnh và giữ nước của cây.
– Tách lan giống từ chậu có sẵn: Dùng dao sắc hoặc dùng tay để tách cây con, sau đó lấy que sắt khoảng 2mm hơ nóng dí sát vào phần gốc lan, cho đến khi khô thì dừng lại. Quét sơn lên phần gốc và để khô.
Chọn những cây lan nhiều hơn 5 khóm để tách, tách tối thiểu 2 nhánh/ khóm. Loại bỏ các lá già, úa, nhánh bị hư hại.
– Đối với cây mới mua: Tiến hành tương tự như cách xử lý từ chậu cũ. Bạn nên rửa sạch thân cây giống, tránh làm chất bẩn dính vào vết thương, hạn chế tiếp xúc để không làm tổn thương bộ rễ mầm, cây không lớn được.
6.2 Xử lý giá thể
Giá thể trồng lan cần đảm bảo thoát nước tốt và giàu dinh dưỡng. Phối trộn theo tỷ lệ đồng đều giữa vỏ thông, than củi và sỏi nhỏ. Có thể dùng thêm dương xỉ hoặc rêu để giữ ẩm.
6.3 Tiến hành trồng địa lan
Bạn có thể rải lớp sỏi mỏng dưới đáy chậu, giúp ngăn cản rễ địa lan mọc lan ra bên ngoài.
Sắp xếp các khóm lan theo nguyên tắc: Khóm non hướng ra ngoài miệng chậu, ngược lại, khóm già hướng vào tâm chậu. Với cách sắp xếp này, khi cây non nứt ra từ khóm già sẽ lan tỏa ra mép chậu.
Cho giá thể trồng địa lan vào chậu sao cho phủ kín ⅓ thân lan.Dùng tay giữ thân lan trong lúc cho đất, hạn chế rung lắc gây tổn thương.
Ấn nhẹ lớp đất, sau đó cho thêm lớp dương xỉ mỏng để giữ ẩm trong quá trình chăm sóc địa lan.
7/ Cách chăm sóc sau khi trồng địa lan
7.1 Tưới nước
Nước tưới địa lan phải sạch sẽ, không chứa mầm bệnh. Khi tưới lưu ý để nước thấm ướt hết đáy chậu và bề mặt.
Vào những ngày nắng khô, tưới 2 lần/ngày. Ngày mưa độ ẩm không khí cao, không cần tưới. Dùng bình phun sương để tưới hoặc dùng gáo múc nước, tưới nhẹ nhàng tránh làm gãy hoặc gây tổn thương cho chồi non, nụ non.
Không tưới quá nhiều nước, ứ đọng đáy chậu sẽ gây thối rễ chết cây.
7.2 Cắt tỉa cành
Để tạo nên giá trị cho chậu địa lan, ngoài hoa đẹp thì dáng hoa cũng quan trọng không kém. Phải thường xuyên cắt tỉa, uốn cành để dáng hoa đẹp.
Ngoài ra, tỉa cành còn giúp hạn chế sâu bệnh hại, bỏ những cành hư hại, hoa héo hoặc lá già.
7.3 Bón phân
Trong suốt vòng đời, địa lan cần nhiều dinh dưỡng ở giai đoạn phát triển và ra hoa, cần bổ sung nhiều dinh dưỡng trong giai đoạn này, đặc biệt là phân đạm.
Sử dụng phân cá hoặc phân trùn quế viên nén chậm tan dành riêng cho lan tại website Sfarm.vn để bón cho cây. Pha 15g phân cá/ 10 lít nước tưới cho lan, định kỳ bón hàng tuần. Hoặc đặt viên phân nén lên bề mặt giá thể, tưới nước giữ ẩm thường xuyên, tùy vào kích thước chậu lan mà quyết định số lượng viên phân nén.
Không sử dụng phân bón lá trong thời gian phát triển chồi hoa. Kết hợp sử dụng phân hữu cơ và phân vô cơ trong mùa đông, góp phần tạo độ ẩm và giúp rễ không bị lạnh.
7.4 Phòng trừ sâu bệnh
Địa lan ít bị nhiễm bệnh hơn các loại hoa khác, nhưng nếu chăm sóc không hợp lí có thể bị nhiễm các bệnh như: Thối rễ, cháy lá,…
Nếu sử dụng các loại thuốc sinh học không hiệu quả, chuyển sang dùng thuốc hóa học đặc trị cho từng loại bệnh. Phun đều khắp các mặt lan, hơn thế nữa bạn phải phun phòng cho cả vườn lan.
8/ Những lưu ý khi trồng địa lan
Loại bỏ tất cả các lá úa, hoa tàn vì đây có thể là nơi hình thành nấm bệnh, bên cạnh đó còn tăng tính thẩm mỹ cho chậu địa lan.
Cố gắng giữ nhiều rễ nhất có thể khi tách cây.
Sau khi trồng địa lan, đem chậu để nơi mát mẻ khoảng 1 tuần, kế tiếp đặt chậu nơi 50% ánh sáng, cây sẽ mọc nhánh mới sau 1 tháng.
Nên thay giá thể trồng địa lan sau vài năm khi giá thể hết chất dinh dưỡng, bỏ bớt rễ phụ và thay chậu tăng không gian cho rễ chính phát triển.
Như vậy Đặng Gia Trang đã hướng dẫn cách trồng địa lan chuẩn xác nhất rồi. Chúng tôi hy vọng những thông tin trên thật sự giúp ích cho bạn và giúp bạn trồng được chậu địa lan như ý. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ Hotline 0902.652.099 bạn nhé!
*Xem thêm:
- Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hoàng thảo tam bảo sắc
- Cách trồng cải cầu vồng siêu dinh dưỡng tại nhà
- Cách trồng & chăm sóc cây nguyệt quế xanh tốt quanh năm
- Cách trồng và chăm sóc lan hạc vỹ cực chuẩn cho người bắt đầu