Bạc hà là loại thảo mộc với hương thơm thanh mát vô cùng có lợi cho sức khỏe. Bạc hà có nhiều loại, đều dễ trồng và thu hoạch nhiều lần liên tục. Chẳng lý do gì mà thiếu vắng bạc hà trong vườn nhà. Vậy thì, cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu cách trồng và chăm sóc bạc hà tại nhà chuẩn chuyên gia nhé!
1/ Giới thiệu sơ lược về cây bạc hà
Có lẽ các bạn đã nghe nhiều về bạc hà thông qua các sản phẩm của nó như kem đánh răng, kẹo cao su, kẹo ngậm và cả nhiều loại thuốc.
Bạc hà là một loại thực vật thân thảo sống lâu năm, có xuất xứ từ Châu Âu và hiện nay đã có mặt hầu khắp trên thế giới.
Thân bạc hà có hình vuông dài từ 30-50 cm, mọc đứng hoặc mọc bò.
Lá bạc hà mọc đối, có dạng hình trứng, có lông ở hai mặt, mép lá có hình răng cưa.
Hoa nhỏ màu trắng, hồng hay tím nhạt mọc ở mép lá.
Toàn thân của rau bạc hà có chứa một loại tinh dầu được gọi là Menthol, có nhiều tác dụng trong y học và thực phẩm. Bạn có thể sử dụng rau bạc hà để ăn sống, hoặc dùng theo trong đông y để trị ho, cảm, đau đầu và tăng hệ miễn dịch.
2/ Trồng bạc hà bằng nước
Ngoài cách trồng bạc hà bằng đất như truyền thống, bạn cũng có thể thử trồng loại cây này bằng nước. Cách trồng này không chỉ đơn giản mà còn cho giá trị thẩm mĩ cao.
Quy trình trồng bạc hà bằng nước sẽ được Đặng Gia Trang tóm gọn bằng các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị một vài thân cây khỏe mạnh, nhiều đốt, tiến hành rửa sạch và ngắt bớt lá.
Bước 2: Chuẩn bị nước, nước tốt nhất là nước tự nhiên, nước giếng. Nếu là nước máy bạn hãy đặt riêng ra nơi bóng mát 1 đến 2 ngày rồi mới dùng để trồng.
Bước 3: Giâm cành vào nước sao cho nước ngập vừa hết các mắt đã được ngắt lá, bạn có thể dùng chai thủy tinh, nhựa hay bình hoa để giâm.
Bước 4: Đưa cây ra chỗ râm mát, thỉnh thoảng nên phun nước cho lá cây.
Sau 3-4 ngày những thân bạc hà của bạn sẽ bắt đầu ra rễ.
Cách trồng cây bạc hà tại nhà bằng nước
3/ Trồng bạc hà bằng đất
3.1 Vị trí trồng bạc hà
Bạn hoàn toàn có thể trồng bạc hà ở ban công, tầng thượng hay ngay trong khu vườn của nhà bạn.
Lưu ý: Nơi đặt cây phải là vị trí thông thoáng, có ánh sáng vừa đủ, không quá tối cũng không quá mạnh đặc biệt tránh nơi ẩm thấp và nhiều sâu bệnh.
3.2 Chậu trồng bạc hà
Tốt nhất thì bạn nên mua các loại khay chuyên dùng để trồng rau trên thị trường, hoặc nếu bạn muốn tận dụng những món đồ trong nhà mình thì đừng lo, bạn hoàn toàn có thể dùng thùng xốp, chậu, thậm chí là bao xi măng để trồng rau bạc hà. Nhưng lưu ý, bạn nên đục lỗ ở đáy chậu, thùng xốp hay bao để giúp thoát nước cho cây trước khi tiến hành trồng.
3.3 Đất trồng bạc hà
Bạn nên ưu tiên sử dụng các loại đất sạch và chuyên dụng như Đất trồng rau ăn lá. Đây là các loại đất có độ dinh dưỡng phù hợp cho rau, có PH ổn định, tơi xốp, thoáng khí và không có mầm bệnh.
Nếu không bạn có thể dùng đất thịt ở vườn nhà trộn với phân hữu cơ đã hoai mục và trấu hoặc xơ dừa theo tỉ lệ 3:1:1.
Lưu ý: Đối với đất cũ bạn nên bón vôi và phơi ải trong 1 tuần để diệt hết mầm bệnh, không được bón lót bằng phân tươi hay phân hữu cơ chưa hoai.
3.4 Các giống bạc hà
Hiện nay trên thị trường có lưu hành nhiều giống bạc hà với các xuất xứ và đặc điểm khác nhau như: Bạc hà Âu, bạc hà Pháp, Bạc hà Nam, Bạc hà chanh,… Vậy tùy vào sở thích và điều kiện của bạn mà lựa chọn giống rau phù hợp.
3.5 Tiến hành trồng bạc hà
Bạn hoàn toàn có thể trồng rau Bạc hà bằng hạt hoặc bằng thân:
+ Nếu bạn trồng Bạc hà bằng hạt, hãy mua hạt giống ở các cơ sở chuyên trách về nông nghiệp có uy tín. Hãy gieo hạt cách đều nhau theo hàng, mỗi hàng cách nhau 10-15cm, rồi rải một lớp đất mỏng lên bề mặt.
Lưu ý: Không gieo nhiều hạt vào cùng một vị trí.
+ Nếu bạn trồng Bạc hà bằng thân, hãy cắt những đoạn thân dài 10-15 cm, có từ 3 – 4 mắt là được. Tiến hành cắm hom xuống luống, mỗi luống cách nhau 15 cm, cắm sâu xuống 8 – 10cm rồi nén chặt gốc.
Tiến hành tưới nước cho cây sau khi trồng. Sau 2-3 ngày hạt sẽ nảy mầm, 5-7 ngày hom sẽ ra rễ và chồi sẽ nhô lên mặt đất.
4/ Chăm sóc cây bạc hà
4.1 Phân bón
Sau 20 ngày trồng thì bạn nên tiến hành bón lót lần đầu cho cây bằng Phân trùn quế, hoặc phân hữu cơ với khối lượng từ 3-4kg.
Sau đó cứ khoảng 25-30 ngày tiến hành bón thêm một lần cho cây. Nhưng lưu ý, không nên thu hoạch rau để ăn sau khi bón phân trong vòng 15 ngày để tránh bị ngộ độc.
4.2 Cắt tỉa cây
Khi cây đã sinh trưởng ổn định và phát triển thân bò, bạn nên tiến hành cắt tỉa cây để tránh cây bò ra ngoài. Mặt khác, tỉa cành giúp rau mọc thêm chồi phụ và phát triển nhanh và nhiều cành lá hơn.
Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể sử dụng những cành bị cắt để tiến hành trồng thêm vào chậu mới.
4.3 Phòng trừ sâu bệnh
Bạc hà là loài cây có chứa nhiều tinh dầu nên hầu hết các loại côn trùng đều sẽ tránh xa. Tuy nhiên, nếu quá trình chăm sóc không cẩn thận thì cây rau của bạn vẫn có khả năng bị nhiễm bệnh và bị côn trùng tấn công. Vậy bạn hãy:
– Xới đất và phá váng cho cây thường xuyên.
– Đem cây ra đặt ở nơi có nhiều ánh sáng.
– Bón tro bếp cho cây để giúp cây tăng khả năng chống chịu.
– Nhổ cỏ và bắt sâu cho cây thường xuyên.
Khi cây rau bạc hà của bạn có dấu hiệu nhiễm bệnh hãy ưu tiên sử dụng các loại chế phẩm sinh học hữu cơ thay vì thuốc hóa học để bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình.
5/ Thu hoạch
Sau khi trồng 1 tháng thì bạn có thể thu hoạch. Bạn nên chọn thời điểm thu hoạch vào ngày nắng ráo, vào lúc sáng sớm, bạn nên dùng dao cắt các đoạn cành có lá và bảo quản nơi thoáng mát. Sau hơn nửa tháng cây sẽ mọc rậm trở lại và bạn có thể thu hoạch tiếp, bạn nên thu hoạch thường xuyên để cây rau bạc hà của bạn có không gian phát triển tốt.
Với cách trồng bạc hà đơn giản như trên. Chắc chắn rằng, giờ đây bạn sẽ có ngay vườn bạc hà mini tại nhà. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ đến Hotline 0902.652.099 nhé!
Sfarm.vn
*Xem thêm
- Cách trồng húng chanh trong thùng xốp đơn giản tại nhà
- Cách trồng rau cần tây đơn giản nhất tại nhà
- Trồng rau gì nhanh được ăn, ngon, bỗ dưỡng
- Cách trồng rau xà lách tại nhà cực đơn giản