Hiện nay, vấn đề an toàn thực phẩm luôn được quan tâm, đặc biệt là khi các vụ việc do thực phẩm bẩn gây nên ngày càng tăng. Vì thế, nhằm nâng cao mức độ an toàn và năng suất sản xuất của rau xanh, nhiều người đã ứng dụng mô hình trồng rau trong nhà kính. Vậy nhà kính là gì? Cách làm nhà lưới trồng rau sạch? Các bạn hãy cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu nhé!
1/ Nhà kính là gì?
Nhà kính hay còn gọi là nhà lưới, nhà màn,… là công trình có mái che được làm bằng kính hoặc các vật liệu tương tự nhằm tránh các tác hại từ thời tiết, tạo một lớp chắn cho cây trồng khỏi sâu bệnh, tia cực tím hoặc các chất độc hại giúp cây có môi trường sinh sống thuận lợi. Vì vậy, trồng cây trong nhà kính sẽ giúp gia tăng năng suất hơn.
2/ Ưu điểm của nhà kính trong nông nghiệp
- Điều hoà nhiệt độ: Nhà kính giúp duy trì sự bình ổn về nhiệt độ bên trong nhà màn khi khí hậu thay đổi. Ví dụ như vào mùa hè, rau sẽ không bị ảnh hưởng bởi khí hậu nóng nực và những trận mưa lớn hạn chế được việc rau bị dập nát. Còn mùa đông hệ thống nhà kính sẽ che cho rau khi sương xuống. Do đó, bạn hoàn toàn có thể chủ động trong việc chăm sóc cũng như trồng trọt.
- Giữ ẩm cây trồng: Nhà lưới giúp tiết kiệm nước nhờ việc giữ hơi nước hiệu quả, qua đó giúp môi trường luôn ẩm ướt thuận lợi cho cây trồng phát triển.
- Hạn chế sâu bệnh: Nhà màn như một màng ngăn ngừa mầm bệnh phát tán trong không khí, côn trùng, sâu bọ phá hoại lá cây, các loại mối, mọt, ruồi,… phá hoại mùa màng. Việc này giúp bạn hạn chế tối đa thuốc trừ sâu cho rau. Sản phẩm thu được cũng sẽ chất lượng, sạch sẽ và an toàn hơn.
- Hạn chế ảnh hưởng của thời tiết: Các tác động của môi trường bên ngoài như gió, mưa, nắng lên cây trồng được hạn chế, do đó cây trường được phát triển tối ưu nhất có thể.
- Chống tia UV: Hạn chế tia cực tím chiếu trực tiếp vào cây trồng, giúp cây trồng có màu sắc đẹp hơn và phát triển tốt hơn. Đặc biệt với thiết kế theo vòm sẽ giúp cây rau có đủ ánh sáng hơn.
Như vậy, khi trồng rau trong nhà lưới sẽ giúp sản phẩm thu được vừa an toàn vừa tiết kiệm chi phí thuốc BVTV mà vẫn đảm bảo quá trình phát triển của rau.
3/ Nhược điểm của nhà kính trong nông nghiệp
Xây dựng nhà kính thường tốn khá nhiều chi phí, nhất là các chi tiết nhỏ như tấm kính khung sắt, lắp đặt hệ thống tưới tiêu,…. Vì thế đầu tư vào hệ thống nhà lưới cần có nguồn vốn lớn. Ngoài ra, khi xây dựng nhà màn, bạn cần phải tính toán thật kỹ lựa chọn các vật liệu sao cho sử dụng trong khoảng thời gian dài nhất để tiết kiệm chi phí sửa chữa.
Nhà kính trồng cây
4/ Cây trồng trong nhà kính khác gì cây trồng ngoài tự nhiên
Mô hình nhà kính không chỉ có tác dụng giúp tiết kiệm lượng nước nhờ việc giữ lại hơi nước ở bên trong nhà màn mà còn giúp môi trường luôn có đủ độ ẩm cần thiết. Nông sản thu hoạch từ cây trồng trong nhà kính tươi ngon và an toàn, bởi mô hình nhà lưới giúp hạn chế được lượng phân bón và thuốc trừ sâu sử dụng cho cây. Cây trồng trong nhà lưới sẽ không phải chịu ánh nắng gay gắt hay những trận mưa to gió lớn, vì vậy, rau quả và hoa được tươi tốt và phát triển mạnh hơn, từ đó cho năng suất cao hơn.
5/ Chuẩn bị vật tư làm nhà kính trồng rau
5.1 Lựa chọn khu vực
Bạn nên chọn nơi bằng phẳng, thoáng mát, tránh trực tiếp hướng gió và mặt trời. Đồng thời chọn nên có diện tích rộng và đất giàu dinh dưỡng sẽ là một lợi thế.
5.2 Mô hình nhà kính
Dựa nhu cầu thực tế mà bạn thiết kế nhà kính có kích thước, vật liệu khác nhau. Nhìn chung, nhà lưới có 2 dạng thiết kế để bạn lựa chọn: Nhà kính chữ A và nhà kính trồng rau mái vòm.
- Nhà kính mái hình chữ A có hình dạng khá giống một ngôi nhà mái lợp chữ A thông thường, khác biệt ở đây là khung nhà thường là kim loại như nhôm và tường được phủ kính.
- Nhà kính mái vòm được đánh giá là dễ thi công và thực hiện, đồng thời loại mái này cũng hạn chế việc ngưng đọng hơi nước bên trong ngôi nhà.
Với từng mẫu thiết kế, bạn cần chú ý tính toán kỹ càng các kích thước như chiều cao, chiều rộng, diện tích mái,… để đảm bảo không gian, diện tích cho việc trồng cây sau này.
5.3 Hệ thống làm mát và cung cấp nước tưới
Phải đảm bảo hệ thống tưới phun, tưới nhỏ giọt.
5.4 Hệ thống chiếu sáng
Bạn có thể sử dụng bóng điện để đảm bảo độ sáng cho cây trồng trong nhà kính, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của rau.
5.5 Vật liệu làm màng nhà kính
Kính
Đây là loại vật liệu truyền thống trong việc xây dựng cũng như thiết kế nhà kính trồng rau. Loại vật liệu này có khả năng hạn chế được tác động của tia cực tím, giữ nhiệt tốt vào ban đêm, đồng thời giúp cho nhiệt độ trong nhà màn ổn định hơn. Bên cạnh đó, mức độ truyền tải ánh sáng trong các bức xạ ánh sáng cực tốt, kính có độ bền cao mà chi phí bảo trì cũng khá thấp.
Tấm nhựa
Tấm nhựa được sử dụng để thiết kế nhà lưới trồng rau và cây trồng ngày càng phổ biến. Không chỉ bởi khả năng giữ nhiệt tốt mà còn có khả năng hạn chế được tác động ảnh của tia cực tím trong ánh sáng mặt trời. 3 nguyên liệu chính được dùng nhiều đó là là nhựa polycarbonate, Sợi thủy tinh, acrylic (metyl metacrylat).
Màng nhà màn nhựa (plastic film)
Đây là loại vật liệu làm nhà màn trồng rau được ưa chuộng nhất hiện nay, không chỉ bởi tính linh hoạt cùng hiệu suất cực cao mà còn có chi phí rẻ nhất trong số các vật liệu nhà màn. Tương tự như kính hay tấm nhựa, màng nhà kính nhựa có khả năng giữ nhiệt tốt, có thể truyền bước sóng đặc biệt của ánh sáng mặt trời. Hơn thế nữa, vật liệu này có độ bền cao. Các loại được sử dụng nhiều đó là EVA (etyl vinyl axetat), PVC (poli vinyl clorua), polietilen (PE)
6/ Thi công nhà lưới
Bước 1: Chuẩn bị nền móng lắp đặt
Để nhà lưới được bền vững lâu dài, bạn cần đặt nhà kính trên nền đất cần thực hiện làm móng cho vững chắc. Một lưu ý cho bạn là không chọn khu đất có đường ống nước hay dây điện tránh ảnh hưởng, tuy nhiên cần đặt nơi gần nguồn nước.
Bước 2: Dựng nhà kính
Lắp đặt nhà với tường, cửa và mái theo bản thiết kế đã chuẩn bị sẵn, đồng thời bạn cần chú ý đến điều kiện sử dụng thực tế. Bạn cần cố định tất cả các yếu tố liên quan cho chắc chắn và đẹp mắt.
Bước 3: Lắp đặt các hệ thống khác
Sau khi đã dựng nhà lưới xong, bạn cần lắp đặt những hệ thống khác như hệ thống thông gió, đèn, nước,… Trong đó, hệ thống thông gió cần có thêm lưới chắn để tránh xâm nhập từ ngoài cũng như đảm bảo độ ẩm và nhiệt độ bên trong nhà kính.
7/ Hoàn thiện nhà kính trồng rau
Sau khi thực hiện xong các bước xây dựng nhà kính, bạn cần kiểm tra lại một lần nữa để đảm bảo và hoàn thiện nhà màn. Vậy là bạn đã có thể tiến hành trồng rau trong nhà lưới được rồi.
Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về nhà lưới cũng như các thiết kế nhà kính. Đặng Gia Trang mong rằng qua bài viết này sẽ giúp bạn thiết kế được một nhà màn hiệu quả cho vườn rau của bạn. Vì thế, nếu có những thắc mắc, các bạn đừng ngại liên hệ qua Hotline 0902.652.099 nhé!
Sfarm.vn
*Xem thêm
- Cách trồng dưa lưới trong thùng xốp chuẩn chuyên gia
- Cách trồng rau húng quế tại nhà siêu đơn giản
- Cách trồng dưa leo thủy canh cho quả lúc lỉu