Nhu cầu dinh dưỡng của lan trong các thời kỳ sinh trưởng

1759 lượt xem

Đối với từng giai đoạn sinh trưởng của lan, cây sẽ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau giữa các chất. Để chăm bón lan một cách tốt nhất, người trồng lan cần nắm rõ nhu cầu của cây ở mỗi thời kỳ. Giai đoạn cây con cần được tập trung bổ sung yếu tố nào? Sau ra hoa phải chăm sao cho cây không mất sức? Hãy cùng SFARM tìm hiểu trong bài viết này nhé!

1/ Nhu cầu của lan đối với các nhóm dinh dưỡng

Lan cũng như nhiều loại cây trồng khác, lan cần được cung cấp đầy đủ các nhóm chất đa, trung và vi lượng. Cụ thể

  • Nhóm đa lượng (N, P, K,…): cần được bổ sung thường xuyên
  • Nhóm trung lượng (Ca, Mg, S,…): dùng thường xuyên nhưng với lượng không quá nhiều
  • Nhóm vi lượng (Bo, Cu, Zn,…): cần dùng rất ít nhưng không thể thiếu cho mỗi quá trình ra hoa, tạo rễ, tạo kie,…

2/ Vai trò của các chất đối với sự sinh trưởng của lan

2.1 Đạm (N)

Đối với lan, đạm đóng vai trò quyết định trong việc hình thành các sắc tố cũng như protein. Tác dụng trực tiếp vào kích thích tăng trưởng sinh khối cho cây, cụ thể là ở các bộ phận như thân, lá. Giúp cây phát triển tốt và tạo điều kiện để hấp thu các chất dinh dưỡng khác như K2O, P2O5

2.2 Lân (P)

Đây là chất dinh dưỡng quan trọng thứ 2, sau đạm. Lân giúp cây tổng hợp tốt Protein, điều hòa các hoạt động sinh lý, kích thích cây phát nảy chồi, tạo rễ và ra hoa.

2.3 Kali (K)

Kali có vai trò thúc đẩy cây hấp thu chất đạm, phát triển chồi mới, tăng cường vận chuyển các chất dinh dưỡng cho cây. Ngoài ra, Kali còn giúp cây tăng cường dự trữ các chất dinh dưỡng trong thời kỳ cây ngủ, tăng sức chống chịu với các điều kiện bất lợi từ thời tiết, sâu bệnh hại.

Đối với chất lượng hoa, kali thúc đẩy hoa phát triển, màu sắc đẹp và tăng độ bền cho hoa.

2.4 Canxi (Ca)

Canxi tham gia trực tiếp vào quá trình hình thành thành tế bào, giúp tế bào hoạt động một cách điều hòa trong quá trình tổng hợp Protein. Đối với lan, canxi giúp cây hấp thụ tốt chất đạm, phát triển hệ rễ và đặc biệt tạo nên sự vững chắc, cứng cáp cho cây.

2.5 Magie (Mg)

Đây là một trong những nguyên tố có tác động lên việc cấu tạo diệp lục của cây, giúp cây phát triển một cách cân đối và hoạt động sinh lý hài hòa.

2.6 Lưu huỳnh (S)

Lưu huỳnh tham gia vào việc cấu tạo nên nguyên sinh chất trong tế bào của lan. Tham gia vào một số quá trình trao đổi chất của cây như: quang hợp, hình thành amino acid,… Đặc biệt, giúp tăng cường hoạt động của các enzym và vitamin.

3.Nhu cầu dinh dưỡng ở các giai đoạn sinh trưởng của lan

3.1 Giai đoạn phát triển thân lá

Đây là giai đoạn chồi non đến khi cây đứng ngọn, cây cần được cung cấp nhiều chất đạm nhưng phải được phân giải từ từ, hạn chế bón nhiều vào một thời điểm sẽ dễ gây cháy rễ, hư chồi.

3.2 Giai đoạn hình thành chồi, chuẩn bị ra hoa

Đây là giai đoạn lan tích trữ dinh dưỡng để có thể nuôi hoa phát triển, nên cây cần các chất dinh dưỡng một cách đa dạng (N-P-K), đặc biệt quan trọng ở P.

3.3 Giai đoạn ra hoa

Để cho ra hoa to, dày cánh và màu sắc hoa đẹp, giai đoạn này cần lưu ý cung cấp đầy đủ Kali cho cây.

Ở các giai đoạn này, các chất đa lượng nêu trên là hoàn toàn cần thiết cho cây. Tuy nhiên, các chất trung và vi lượng cũng cần luôn được bổ sung cho cây phát triển một cách bền và khỏe. Vì vậy, ngoài việc bổ sung các loại phân đơn, ta cũng nên duy trì nguồn phân hữu cơ có đa dạng các chất dinh dưỡng để giúp lan phát triển bền cây và toàn diện nhất.

Sfarm.vn

*Xem thêm:

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
5/5 - (1 bình chọn)