Có nên bón Phân trùn quế cho cây ăn quả?

1889 lượt xem

Những năm gần đây, phân bón vô cơ là một vấn đề nhức nhối do quá trình làm giả, kém chất lượng gây ảnh hưởng nhiều đến cây trồng và tiền bạc của người dân trồng cây ăn quả. Hoặc lạm dụng sử dụng phân bón hóa học không đúng cách nên tốn kém chi phí mà không đem lại hiệu quả kinh doanh. Từ những thất bại đó, người dân tìm ra được một sản phẩm hoàn hảo đáp ứng cả về chi phí và chất lượng cho cây ăn quả. Đó là dịch trùn quếphân trùn quế cho cây ăn quả.

Vốn là một quốc gia có nền nông nghiệp phát triển, cây ăn quả được trồng ở rất nhiều nơi trải dài khắp cả nước và mang lại nét đặc trưng cho từng vùng miền như: bưởi da xanh Vĩnh Long, bơ sáp Đaklak, vải thiều Lục Ngạn, … Tuy nhiên, mặt hàng nội địa này dường như bị thất thế so với các mặt hàng nhập khẩu cùng loại khác.

Vấn đề ở đây chính là đất canh tác ngày càng bạc màu, đầu tư chưa hợp lí, hơn cả là phân bón sử dụng kém chất lượng dẫn đến việc cây ăn quả của chúng ta thất thế, khó xuất khẩu vào thị trường nhập khẩu như Mỹ, Nhật, …

Phan-trun-que-cho-cay-an-qua-1

Các dòng sản phẩm về từ trùn quế của công ty Đặng Gia Trang đều mang tính hữu cơ sinh học nhưng hơn hết phân trùn quế cho cây ăn quả có tác dụng tích cực cho cây ăn quả, môi trường đất canh tác và sức khỏe người dân khi sử dụng.

Phân trùn quế cho cây ăn quả là loại phân bón thiên nhiên giàu dinh dưỡng chất giúp kích thích mạnh mẽ sự tăng trưởng cho cây trồng. Công dụng của phân trùn quế trong trồng cây ăn quả là giúp cây kháng bệnh hiệu quả, giữ độ ẩm tốt cho cây.

Phân trùn quế bài tiết ra từ trùn quế được xử lý hoàn hảo bởi các vi khuẩn dưới dạng các nguyên tố và hợp chất, dễ dàng được sử dụng cho cây ăn quả, cung cấp một loại thực phẩm nhiều dưỡng chất cho cây. Và các độc tố khác sẽ được trung hòa bởi vi khuẩn trong ruột trùn, như vậy các loại gây bệnh sẽ biến đổi thành dạng đơn giản hơn. Mối đe dọa sâu bệnh hay nhiễm bệnh ở cây ăn quả sẽ giảm nhờ có phân trùn quế với nguồn vi khuẩn có lợi dồi dào.

Sau quá trình tìm hiểu, nghiên cứu nghiêm khắc về phân trùn quế, chúng tôi nhận thấy được tác dụng của vi khuẩn trong phân trùn quế trồng rau cực tốt. Do đó, các chuyên gia kĩ thuật ở Đặng Gia Trang khuyên bà con trồng trọt cây ăn quả nên sử dụng phân trùn quế cho cây ăn quả để cải tạo đất trồng của mình, các vi khuẩn có lợi trong đó sẽ tiếp tục quá trình khử trùng đất bằng cách tấn công bất kì vi khuẩn gây bệnh nào.

Còn dòng sản phẩm dịch trùn quế là sản phẩm thủy phân từ trùn quế tươi, dịch trùn quế chứa toàn bộ amino acid, vi sinh vật có lợi và các nguyên tố khoáng. Dịch trùn quế cho cây trồng được áp dụng trên đối tượng cây ăn quả cho rất nhiều hiệu quả. Bệnh rệp sáp giảm đáng kể sau khi sử dụng dịch trùn quế cho cây ăn quả. Khi kết hợp phun qua lá và tưới gốc dịch trùn quế hay phân trùn quế cho cây ăn quả với lần phun cách nhau 1 tuần sẽ tăng khả năng đậu trái, màu sắc vỏ quả xanh bóng, năng suất và chất lượng được nâng cao.

Vậy chăm bón phân trùn quế cho cây ăn quả như thế nào để hiệu quả?

Chuẩn bị trồng cây:

Ban đầu trộn đều đất và phân trùn quế từ 3kg – 5 kg/hố/cây và ủ khoảng 3

ngày rồi tiến hành trồng cây bình thường.

Trong quá trình chăm sóc cây:

Tùy vào độ tuổi của cây, điều kiện sinh trưởng và đặc trưng của từng loại cây mà có thề điểu cho phù hợp.

  • Cây 1,2 tuổi: Giai đoạn này cần làm cây sung mãn để cho chất lượng quả được nâng lên

vì một số cây giai đoạn này chưa vào giai đoạn thu hoạch quả. Phân trùn quế cho cây ăn quả cần bón từ 5kg – 7kg/cây/lần.

  • Cây từ 3 đến 4 tuổi: Bón phân trùn quế từ 6kg – 8kg/cây/lần.
  • Cây từ 5 đến 7 tuổi: Bón phân trùn quế từ7kg – 9kg/cây/lần.
  • Cây sau 7 năm: Sức của cây tương đối cứng và đã cho quả mỗi năm, cây cần bổ sung một lượng dinh dưỡng cần thiết. Giai đoạn này bón phân trùn quế từ 10kg/cây/lần.

Tùy vào nhu cầu của cây và cả chi phí đầu tư, bón phân trùn quế vào 3 giai đoạn chính của cây:

Trước ra hoa, đậu quả và sau thu hoạch. Bên cạnh phân trùn quế, sản phẩm dịch trùn quế được sử dụng kèm theo với phân trùn quế. Dịch trùn quế pha loãng từ 1 lítđậm đặc cho 400 lít nước và tiến hành phun lên cây hoặc tưới gốc để bổ sung dinh dưỡng cho cây.

Lưu ý, trong giai đoạn ra hoa không nên tưới dịch trùn quế để đảm bảo hoa đậu thành quả.

Phân trùn quế và dịch trùn quế ngoài những tác dụng trên chúng còn được ghi nhậnlà tăng thêm độ ngọt của cây cam sành, quýt hồng,…

sfarm.vn tổng hợp

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
5/5 - (2 bình chọn)